Bài đăng nổi bật

Hoa cúc nhiệt đới - Quà tặng của sự yêu thương, bền vững Tên gọi của loài hoa dễ thương này là Snowy.  Snowy flower là một loại cúc đã đư...

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Người tình Sputnik - Haruki Murakhmi




Giới thiệu


HARUKI MURAKAMI
"Không chỉ là nhà văn lớn của Nhật Bản
mà còn là một nhà văn lớn của thời đại."
- Los Angeles Times
NGƯỜI TÌNH SPUTNIK
"Huyền ảo và hấp dẫn... Murakami là một thiên tài."- Chicago Tribune
"Người tình Sputnik đã khiến tôi xúc động và đẩy trí tưởng tượng của tôi đi xa hơn bất cứ cuốn sách nào tôi từng đọc suốt một quãng thời gian dài."- Guardian
"Murakami có một tài năng không ai sánh kịp trong việc biến các ẩn dụ triết học thành những câu chuyện bí hiểm."- The New York Times
"Một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, nhẹ tựa lông hồng nhưng cũng buồn đến nao lòng."- Sunday Herald
"Siết chặt trái tim bạn ngay từ những dòng đầu tiên."
- Los Angeles Magazine
Mùa xuân năm hai mươi hai tuổi, Sumire yêu lần đầu tiên trong đời.
Một tình yêu mãnh liệt, một cơn lốc xoáy thực sự quét qua các bình nguyên - san phẳng tất cả những gì nó gặp trên đường, tung mọi thứ lên trời, xé chúng ra từng mảnh, nghiền nát thành từng miếng. Cơn lốc không hề giảm cường độ khi băng qua đại dương, biến Ăngko Vat thành đồng hoang tàn, thiêu cháy rừng già Ấn Độ với hổ báo và muôn loài, rồi biến thành cơn bão cát sa mạc vùng vịnh Ba Tư, chôn vùi cả một thành phố pháo đài kỳ lạ dưới biển cát. Tóm lại, đó là một tình yêu thực sự vĩ đại. Người Sumire đem lòng si mê hoá ra lớn hơn cô mười bảy tuổi. Đã có gia đình. Và, phải nói thêm, là phụ nữ. Đây là nơi tất cả bắt đầu, và là nơi tất cả kết thúc. Gần như tất cả.
"Xót xa...vừa bí ẩn vừa lãng mạn... một câu chuyện thấm thía về tình yêu không được đền đáp... Nếu thích Rừng Na-uy, chắc chắn bạn cũng sẽ thích cuốn tiểu thuyết này."
- AsianWeek
Ngày 4 tháng Mười năm 1957, Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, Sputnik I, từ Trung Tâm Vũ Trụ Baikonor thuộc nước cộng hòa Kazakhstan. Sputnik có đường kính 58cm, nặng 83,6 kg và bay vòng quanh Trái đất 96 phút 12 giây.
Ngày 3 tháng Mười một cùng năm, Sputnik II được phóng thành công, mang theo chú chó Laika. Laika trở thành sinh vật sống đầu tiên rời khí quyển Trái đất, nhưng vệ tinh này không bao giờ trở về, và Laika đã hiến thân cho mục đích nghiên cứu sinh học trong không gian.
Theo Tổng tập biên niên lịch sử thế giới.

Chương 1
Mùa xuân năm hai mươi hai tuổi, Sumire yêu lần đầu tiên trong đời. Một tình yêu mãnh liệt, một cơn lốc xoáy thực sựquét qua các bình nguyên - san phẳng tất cảnhững gì nó gặp trên đường, tung mọi thứlên trời, xé chúng ra từng mảnh, nghiền nát thành từng miếng. Cơn lốc không hềgiảm cường độkhi băng qua đại dương, biến Ăngko Vat thành đống hoang tàn, thiêu cháy rừng già Ấn Độ với hổ báo và muôn loài, rồi biến thành cơn bão cát sa mạc vùng vịnh Ba Tư, chôn vùi cả một thành phố pháo đài kỳ lạ dưới biển cát. Tóm lại, đó là một tình yêu thực sự vĩ đại. Người Sumire đem lòng si mê hóa ra lớn hơn cô mười bảy tuổi. Đã có gia đình. Và, tôi phải nói thêm, là phụ nữ. Đây là nơi tất cả bắt đầu, và là nơi tất cả kết thúc. Gần như tất cả.
Hồi ấy, Sumire - tiếng Nhật nghĩa là "Hoa violet" - đang phấn đấu thành nhà văn. Dù cuộc sống có thể mang đến cho cô bao nhiêu lựa chọn đi nữa thì nó vẫn là hoặc thành nhà tiểu thuyết hoặc không gì cả. Quyết tâm của cô vững như bàn thạch. Không gì có thể xen vào giữa cô và lòng trung thành đối với văn chương của cô.
Sau khi tốt nghiệp trung học tại trường công lập tỉnh Kanagawa, cô thi vào ban khoa học xã hội của một trường tư thục nhỏ thoải mái ở Tokyo. Cô nhận thấy ngôi trường này hoàn toàn lạc lõng, một nơi dửng dưng, chán nản, và cô căm ghét nó - thấy đám bạn sinh viên ( tôi e trong đó có cả mình ) toàn một lũ hạng hai, đần độn vô phương cứu chữa. Cho nên không có gì ngạc nhiên là ngay trước khi bước sang năm cuối, cô tỉnh ngộvà bỏhọc. Cô kết luận cóởlại thì cũng chỉlãng phí thời gian. Tôi nghĩ đi là đúng, nhưng nếu tôi được phép suy rộng theo cái lối suy nghĩ tầm thường thì phỏng trong cái thếgiới còn-lâu-mới-hoàn-hảo này có gì là không vô nghĩa? Cứloại bỏmọi điều vô nghĩa ra khỏi cuốc sống không hoàn hảo đi, và thậm chí nó sẽmất luôn cảsựkhông hoàn hảo của mình.
Sumire là người lãng mạn đến vô phương cứu chữa, tính tình có phần bảo thủ- mù tịt vềsựđời nên không biết cách xửsựcho đúng đắn. Hễđã nói chuyện là cô nói liên hồi, nhưng nếu côởcùng ai đó mình không thích - nói cách khác là hầu hết mọi người trên đời - thì hiếm khi cô mởmiệng. Cô hút thuốc rất nhiều và bạn có thểtin chắc là lần nào đi tàu cô cũng làm mất vé. Đôi khi cô mải mê suy nghĩ đến nỗi quên cảăn, và cô gầy nhưđứa trẻmồcôi thời chiến trong một bộphim cũ của Ý - giống nhưmột cây sào có mắt. Tôi rất muốn đưa cho bạn xem một tấmảnh của cô nhưng lại không có cái nào. Cô ghét chụpảnh - không muốn đểlại cho hậu thếChân dung một nữnghệsĩ thời trẻ. Nếu có một tấmảnh chụp Sumire hồiấy thì tôi biết nó sẽlà tưliệu giá trịcho thấy một sốngười có thểtrởnên đặc biệt nhưthếnào.
Tôi đã kểlộn xộn rồi. Người phụnữSumire yêu tên là Miu. Ít ra đây cũng là tên mọi người gọi chị. Tôi không biết tên thật của chị, điều này sẽgây ra những rắc rối vềsau, nhưng tôi lại nói trước mất rồi. Miu là người gốc Hàn Quốc nhưng chịkhông nói được một từtiếng Hàn nào cho đến khi quyết định học nó ở giữa độ tuổi hai mươi. Chị sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản rồi đi học nhạcởPháp, cho nên chịthông thạo tiếng Pháp và tiếng Anh cũng nhưtiếng Nhật. Chị luôn ăn mặc đẹp, tinh tế, đeo trang sức đắt tiền nhưng giản dị, và lái chiếc Jaguar mười hai xilanh màu xanh nước biển.
Lần đầu tiên Sumire gặp Miu, cô đã nói về tiểu thuyết của Kerouac. Sumire thực sựsay mê Kerouac. Cô luôn có Thần tượng Văn học trong Tháng và vào thời điểm đó lại tình cờlà nhà văn hết thời Kerouac. Cô thường mang theo trong túi áo khoác một cuốn Trên đường hay Người lữhành đơn độc và hễcó cơhội là lại giởra xem. Hễ gặp đoạn nào thích là cô lại lấy bút chì đánh dấu và ghi nhớ như thể đó là Kinh Thánh vậy. Cô thích nhất đoạn nói vềchuyện canh phòng cháy rừng trong cuốn Người lữhành đơn độc. Kerouac đã trải qua ba tháng đơn độc trong túp lều trên đỉnh núi cao làm việc nhưmột nhân viên phòng chống cháy rừng.
Sumire đặc biệt thích đoạn này:
Không người nào đi hết cuộc đời mà chưa một lần trải nghiệm tình cảnh cô độc dữdội, thậm chí buồn chán, giữa chốn thâm sơn cùng cốc, chỉdựa vào chính mình và nhờđó biết được sức mạnh thực sựđangẩn chứa trong con người mình.
"Cậu không thích sao?" Cô nói. "Hàng ngày cậu đứng trên đỉnh núi, đảo mắt 360 độ, kiểm tra xem cóảnh lửa nào không. Chỉthếthôi. Cậu làm việc ban ngày. Thời gian còn lại cậu có thểđọc, viết, làm gì tùy thích. Đêm đêm những con gấu bẩn thỉu lởn vởn quanh lều của cậu. Sống thếmới là sống chứ! So với nó thì việc ngồi trong trường mà nghiên cứu văn chương cũng giống nhưcắn vào cái đầu dưa chuột đắng nghét vậy."
"Đồng ý," tôi nói, "nhưng rồi cũng đến ngày cậu phải xuống núi." Nhưthường lệ, những ý kiến nhàm chán, thực tếcủa tôi chẳng khiến cô bối rối.
Sumire muốn được giống nhưmột nhân vật trong tiểu thuyết của Kerouac - hoang dã, lạnh lung, phóng túng. Cô đứng nghiêng người, xọc tay vào túi áo khoác, mái tóc rối bù không chải, nhìn mông lung lên bầu trời qua chiếc kính đen gọng nhựa Dizzy Gillespie mà cô vẫn đeo dù mắt tinh nhưmắt cú. Cô luôn diện chiếc áo khoác vải chéo quá cỡtậu đượcởcửa hàng đồcũ và đôi bốt thô. Tôi chắc nếu nuôi được rây thì cô cũng làm.
Thực ra Sumire không đẹp. Má hóp, miệng hơi rộng. Mũi hơi nhỏvà hếch. Cô có khuôn mặt biểu cảm và rất hài hước mặc dù cô ít khi cười to. Cô có dáng người thấp và ngay cảkhi vui vẻvẫn nói năng nhưthểsắp sửa xông vào đánh nhau. Tôi không bao giờthấy cô dung son môi hay bút chì kẻ mắt, và tôi không chắc là cô biết áo lót cũng có các cỡkhác nhau. Tuy nhiên Sumire vẫn có điều gì đó thật đặc biệt, một điều gì đó khiến mọi người bịcuốn hút. Thật không dễxác định rõ rang điều đặc biệt đó, nhưng khi nhìn thẳng vào mắt cô thì lúc nào bạn cũng có thểnhận ra nó, phản chiếu sâu thẳm bên trong.
*
* *
Thôi thì nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Tôi yêu Sumire. Tôi bịcô hớp hồn từlần đầu tiên chúng tôi nói chuyện và ngay sau đó không còn đường lui nữa. Suốt một thời gian dài cô là mối bận tâm duy nhất của tôi. Tôi cốnói cho cô hay những gì tôi cảm thấy nhưng chẳng hiểu sao cảm xúc đi một đàng lời lẽđi một nẻo. Có lẽthếlại hay. Nếu tôi diễn tảđược cho cô biết cảm xúc của mình thì chắc cô sẽcười phá lên chếgiễu tôi mất.
Trong thời kỳ Sumire và tôi làm bạn với nhau, tôi đã có tình cảm với hai, ba cô gái khác. Không phải tôi không nhớchính xác. Hai hay ba - điều đó phụthuộc vào cách tính của bạn. Nếu thêm vào đâu những cô gái tôi qua đêm một vài lần thì danh sách còn dài hơn nữa. Dù sao đi nữa, khi làm tình với những cô gái đó, tôi lại nghĩ vềSumire. Hay ít nhất những ý nghĩ vềcô cứlởn vởn trong đầu tôi. Tôi hình dung mình đang ôm cô. Làm nhưvậy thì có phần đểu cáng, nhưng tôi không sao tựthoát ra được.
Đểtôi trởlại chuyện Sumire và Miu gặp nhau.
Miu từng nghe nói đến Jack Kerouac và biết loáng thoáng ông ta là một nhà tiểu thuyết gì đấy. Nhưng nhà tiểu thuyết kiểu gì thì chịkhông nhớra được. "Kerouac à...hừm...Ông ta có phải một Sputnik không?"
Sumire không hiểu chịmuốn nói gì. Dao và nĩa lơlửng giữa không trung, cô suy nghĩ một lúc. "Sputnik à? Có phải chịmuốn nói đến vệtinh đầu tiên do Liên Xô phóng lên vào thập niên năm mươi? Jack Kerouac là một nhà tiểu thuyết Mỹ. Em đoán cảhai trùng nhau vềthời gian..."
"Thếkhông phải hồi đó các nhà văn nhưKerouac được gọi nhưvậy à?" Miu hỏi. Chịlấy ngón tay vẽmột vòng tròn trên mặt bàn nhưthểđang lục tìm trong chiếc bình đặc biệt đựng đầy kýức.
"Sputnik...?"
"Tên một trào lưu văn học. Em biết đấy - cách họphân loại các nhà văn theo các trường phái văn chương khác nhau. NhưShiga Naoya thuộc trường phái Bạch Dương (1) ."
Cuối cùng Sumire đã hiểu ra. " Beatnik! (2) "
Miu lấy khăn ăn chấm nhẹvào khóe miệng "Beatnik - Sputnik. Chịkhông bao giờnhớnổi những kiểu thuật ngữấy. Giống nhưthời Trùng hưng Kenmun (3) hay Hiệpước Rapallo. Lịch sửcổđại."
Một khoảng lắng lại giữa hai người, nhớvềdòng chảy thời gian.
Hiệpước Rapalloư?" Sumire hỏi.
Miu mỉm cười. Nụcười thân tình, hoài cổ, nhưthểmột thứcủa cải cất giữlâu đời đã được lôi ra khỏi đáy ngăn kéo. Mắt chịnheo lại hết sức đáng yêu. Chịvươn tay ra, dịu dàng lùa những ngón tay thon dài vào mái tóc rối bù của Sumire. Cửchỉđó đột ngột nhưng tựnhiên đến nỗi Sumire chỉcòn biết cách mỉm cười đáp lại.
Kểtừngày đó, (Theo chú thích bản tiếng Nga) gọi Miu một cách thân mật là Người tình Sputnik. Cô thích âm thanh của mấy tiếng đó. Nó khiến cô nhớtới con chó Laika. Con tàu vệtinh nhân tạo lao đi êm nhưruxuyên qua bóng tối vũ trụ. Đôi mắt đen long lanh của chú chó dán vào ô cửa sổnhỏtí xíu. Trong sựhiu quạnh vô tận của không gian, Laika có thểnhìn thấy gì?
Cuộc trò chuyện có nhắc đến Sputnik này diễn ra trong tiệc cưới của chịhọSumire tại một khách sạn sang trọngởAkasaka. Sumire không gần gũi người bà con này lắm, thực tếlà hai người chẳng hợp nhau chút nào. Cô cảm tháy nhưbịtra tấn khi phải tham dựcác đám cưới nhưthếnhưngkhông thểtránh được đám này. Cô và Miu ngồi cùng bàn, ngay cạnh nhau. Miu không kểchi tiết nhưng hình nhưchịcó dạy piano cho chịhọcủa Sumire - hay thứgì đó đại loại thế- khi cô này chuẩn bịthi vào khoa nhạc. Mối quan hệgiữa hai người không kéo dài hay quá thân mật, nhưngMiu cảm thấy buộc phải tham dự.
Ngay khoảng khắc Miu chạm tay vào tóc cô, Sumire đã yêu, giống nhưcô đang băng qua một cánh đồng thì đùng! một tia sét giáng thẳng xuống đầu cô. Một điều gì đó giống nhưmột mặc khải nghệthuật. Do vậy, khi đó Sumire chẳng thấy có gì đáng quan tâm trong việc người cô yêu tình cờlại là một phụnữ.
Tôi không cho rằng Sumire từng có ai đó mà bạn sẽgọi là tình nhân. Hồi trung học cô có vài cậu bạn , nhưng anh chàng thường cùng cô đi xme phim, đi bơi. Tôi không hình dung được bất kỳ mối quan hệnào trong sốđó đã trởnên sâu sắc. Sumire quá bận tâm đến việc trởthành nhà tiểu thuyết đến nỗi không thực sựyêu được người nào. Nếu trung học cô từng trải qua kinh nghiệm tình dục - hay cái gì gần nhưthế- thì tôi tin chắc nó bắt nguồn từsựtò mò văn chương hơn là từham muốn tình dục hay tình yêu.
"Nói thật với cậu, tớkhông hiểu vềham muốn tình dục," một hôm cô bảo tôi, mặt ra vẻnghiêm trang. Tôi nhớchuyện xảy ra ngay trước khi cô bỏhọc; cô đã uống hết năm cốc sinh tốchuối. "Cậu biết đấy - nó xảy ra nhưthếnào. Cậu thửgiải thích xem?"
"Ham muốn tình dục không phải thứcậu hiểu được," tôi nói theo kiểu lấp lửng quen thuộc của mình. "Nó chỉlà có đấy thôi."
Cô chăm chăm nhìn vào tôi một lúc nhưthểtôi là cỗmáy chạy bằng nguồn năng lượng trước tới nay chưa từng có. Cụt hứng, cô nhìn chằm chằm lên trần nhà và câu chuyện nhạt dần. Nói với hắn ta vềchuyệnấy cũng chẳng ích lợi gì, chắc hẳn cô đã quyết định thế.
Sumire sinh raởtỉnh Chigasaki. Nhà cô gần bờbiển và cô lớn lên với âm thanh khô khốc của ngọn gió dày đặc cát thổi vào cửa sổnhà mình. Bốcô mởmột phòng khám nha khoaởYokohama. Ông đẹp trai có tiếng, cái mũi cân đối gợi nhớđến Gregory Peck trong Spellbound. Sumire không thừa hưởng được cái mũi đẹpấy, và theo lời cô thì cảcậu em trai cũng không. Cô thấy thật kỳ lạlà loại gen sinh ra cái mũiấy đã biến đi đâu mất . Nếu quảthực nó đã bịchôn vùi vĩnh viễn dưới tận đáy vốn gen thì thếgian này là nơi còn đáng buồn hơn nữa. Cái mũiấy tuyệt vời đến thếđấy.
BốSumire gần nhưlà nhân vật huyền thoại đối với những phụnữcó nhu cầu chăm sóc răng miệngởYokohama. Trong phòng khá lúc nào ông cũng đội mũ phẫu thuật và đeo cái khẩu trang to tướng, vì vậy thứduy nhất bệnh nhân có thểnhìn thấy là cặp mắt và đôi tai. Tuy nhiên, rõ ràng ông cũng vô cùng hấp dẫn. Cái mũi đẹp và nam tính của ông nhô lên một cách khêu gợi dưới lớp khẩu trang khiến các bệnh nhân nữcủa ông thẹn thùng. Ngay lập tức - không thèm đểý liệu sốtiền dành cho chăm sóc răng miệng của họcó đủtrảchi phí khám chữa răng hay không - họđã đem lòng yêu ông.
MẹSumire mất vì bệnh tim bẩm sinh khi mới ba mươi mốt tuổi. Khi đó Sumire chưa đầy ba tuổi. Kýức duy nhất của cô vềmẹlà mùi da thịt mơhồcủa bà. Chỉcó hai tấmảnh của bà được giữlại - một tấmảnh tạo dáng bà chụp trong lễcưới của mình và một tấm chụp nhanh ngay khi Sumire vừa chào đời. Sumire thường hay lôi albumảnh ra và chăm chú nhìn hai bức đó. Mẹcủa Sumire - nói một cách nhẹnhàng - là người rất dễbịquên lãng. Kiểu tóc ngắn, đơn điệu, những bộquần áo khiến bạn phải tựhỏi không biết bà đang nghĩ gì nữa, và nụcười gượng gạo. Nếu bà lùi lại một bước có khi tan ngay vào bức tường. Sumire quyết định khắc sâu khuôn mặt mẹvào trí nhớ. Rồi một ngày nào đó cô có thểgặp bà trong mơ. Hai mẹcon nắm tay nhau, chuyện trò vui vẻ. Nhưng mọi việc không dễdàng đến thế. Cô càng gắng sức nhớlại khuôn mặt mẹthì nó càng nhanh nhạt nhòa. Quên các giấc mơđi - nếu Sumire có bước qua trước mặt mẹmình trên phố, giữa thanh thiên bạch nhật, cô cũng chẳng thểnhận ra bà.
BốSumire ít khi nói vềngười vợquá cốcủa ông. Ông không phải người hay nói, và trong mọi phương diện của cuộc sống ông không bao giờhé miệng vềcác tình cảm của mình - cứnhưthểđó là một loại bệnh nhiễm trùng qua đường miệng mà ông không muốn bịlây.
Sumire không nhớđã có lần nào hỏi bốvềngười mẹđã mất. Trừmột lần, khi cô hãy còn rất bé, vì lý do nào đó cô đã hỏi bố:" Mẹcủa con là người nhưthếnào?" Cô còn nhớrất rõ cuộc trò chuyện này.
Bốcô nhìn đi chỗkhác và suy nghĩ một lúc trước khi trảlời. "Mẹcon có trí nhớrất tốt," ông nói. "Và bàấy viết rất đẹp."
Một cách kỳ lạđểmô tảmột người nào đó. Sumire đang nóng lòng chờđợi, trang giấy trắng tinhởđầu cuốn sổtay của cô đã mởra đểghi lại những lời quý báu có thểtrởthành nguồn mạchấm áp và anủi - một trụcột, một cái trục góp phần chống đỡcho cuộc đời bấp bênh của cô trên hành tinh thứba trong HệMặt trời này. Lẽra bốcô nên nói một điều gì đó mà cô con gái nhỏbé của ông có thểbám víu vào. Nhưng ông bốđiển trai của Sumire đã không nói ra những lời đó, chính những lời cô cần nhất đó. BốSumire tục huyền khi cô lên sáu và hai năm sau cô có em trai. Mẹkếcủa cô cũng không đẹp. Thêm vào đó, bà không có trí nhớtốt, và chữviết thì không đẹp chút nào. Tuy nhiên bà là người tửtếvà thẳng thắn. Đây là một điều may mắn cho Sumire bé bỏng, đứa con ghẻmới toanh của bà. Không, may mắn không phải là từchính xác. Xét cho cùng, bốcô đã chọn người phụnữđó. Ông có thểkhông phải người cha lý tưởng nhưng khi phải chọn vợông biết mình phải làm gì.
Tình thương của người mẹkếdành cho cô không bao giờchao đảo trong suốt thời thanh niên khó khắn kéo dài của cô, khi Sumire tuyên bốbỏhọc và viết tiểu thuyết thì người mẹkế- dù bà có ý kiến riêng của mình vềvấn đềnày - đã tôn trọng ý muốn của Sumire. Bà luôn tỏra hài lòng khi thấy Sumire thích đọc sách và thường cổvũ những hoạt động theo đuổi văn chương của cô.
Cuối cùng mẹkếcủa cô đã thuyết phục được bốcô, và hai người quyết định trước khi Sumire bước sang tuổi hai mươi tám, họsẽcấp cho cô một sốvốn nhỏ. Nếu cô không thểkiếm sống bắng nghềviết lách thì cô phải tựlo lấy. Nếu người mẹkếkhông lên tiếng bênh vực thì chắc Sumire đã bịném ra ngoài - không xu dính túi, không có các kỹnăng xã hội cần thiết - vào trong một thực tếkhắc nghiệt, hoang dã. Xét cho cùng Trái đất không hoàn thành quãng đường nặng nềvất vảvòng quanh mặt trời của nó chỉđểcho con người có thểcó được khoảng thời gian tốt đẹp và chút vui thú.
Sumire gặp Người tình Sputnik của cô hơn hai năm sau khi cô bỏhọc. Cô sống trong căn hộmột phòngởKichijoji được cô sắp xếp với tối thiểu đồđạc và tối đa sách báo. Cô ngủđến tận trưa, và buổi chiều đi dạo quanh công viên Inogashira, với tất cảsựhăm hởcủa một người hành hương đang trên đường xuyên qua các ngọn đồi thiêng. Những hôm trời nắng cô ngồi trên ghếđá công viên, gặm bánh mỳ, hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác và đọc sách. Những ngày mưa hay trời lạnh, cô chui vào một quán cà phê kiểu cũ có nhạc cổđiển mởto hết cỡ, thảlút mình vào chiếc ghếbành sờn cũ và đọc sách, vẻmặt nghiêm trang khi nghe các bản giao hường của Schubert hay các bản cantat của Bach. Chiều muộn cô uống bia rồi mua một ít đồăn sẵnởsiêu thịcho bữa tối.
Đến 11h đêm cô ngồi vào bàn làm việc. Bao giờtrên bàn cũng có sẵn một bình cà phê nóng, một tách uống cà phê ( quà tôi tặng cô nhân dịp sinh nhật, trên tách có vẽhình Snafkin), gói thuốc lá Marlboro và chiếc gạt tàn thủy tinh. Tất nhiên là cô có một chiếc máy xửlý văn bản. Mỗi phím là một ký tự.
Không gian lặng ngắt nhưtờ. Tâm trí cô sáng rõ nhưbầu trời đêm đông, chòm sao Đại Hùng và Bắc Đẩuởnguyên chỗ, sáng lấp lánh. Cô có bao điều phải viết ra, bao chuyện đểkểlại. Chỉcần cô khơi được dòng chảy là những ý tưởng sôi sục trong đầu sẽtuôn trào nhưdung nham rồi động lại thành một dòng chảyổn định gồm những tác phẩm thếgian chưabao giờđược thấy. Thiên hạsẽmởto mắt kinh ngạc trước sựkhởi đầu bất ngờcủa Nhà văn trẻtài năng hiếm có đầy hứa hẹn này. Một tấmảnh của cô, đang mỉm cười bình thản, sẽxuất hiện trên trang văn nghệcủa các báo và cánh biên tập viên sẽthi nhau đập cửa nhà cô.
Nhưng chuyện không bao giờdiễn ra theo cáchấy. Sumire đã viết vài tác phẩm có đoạn mởđầu. Và vài tác phẩm có đoạn kết thúc. Nhưngchưa bao giờviết tác phầm nào có cảmởđầu và kết thúc.
*
* *
Không phải cô bếtắc với việc viết - hoàn toàn không phải. Cô viết không ngừng, viết tất cảmọi thứxuất hiện trong đầu. Vấn đềlà cô viết quá nhiều. Bạn sẽcho rằng cô chỉviệc cắt gọn những đoạn thừa làổn, nhưng mọi chuyện không đơn giản thế. Trên bức tranh lớn đó cô không bao giờquyết định được cái gì cần thiết, cái gì không. Hôm sau khi đọc lại những gì đã viết cô thấy dòng nào cũng có vẻtuyệt đối quan trọng. Hoặc nếu không thì cô lại xóa tất cả.
Đôi khi, trong nỗi thất vọng, cô xé hết bản thảo tống vào sọt rác. Nếu là vào một đêm đông và trong phòng có lò sưởi thì chắc chắn cảnh tượng sẽkháấm áp - hãy nhớlại cảnh trong phim La Bohème - nhưng cản hộcủa Sumire không chỉthiếu lò sưởi mà thậm chí còn chẳng có điện thoại nữa. Chưa nói gì đến một tấm gươngcho tửtế.
Những dịp cuối tuần, Sumire vẫn đến căn hộcủa tôi, ôm đầy các bản nháp tiểu thuyết - những bản thảo may mắn thoát khỏi cuộc tàn sát. Tuy nhiên, chúng vẫn chồng thành đống. Sumire chỉđưa bản thảo của cô cho một người duy nhất trên thếgiới này xem. Tôi.
Ởtrường đại học, tôi trên cô hai khóa, mỗi người lại học một ngành riêng nên chúng tôi ít có cơhội gặp nhau. Cuộc gặp đầu tiên cưachúng tôi rất đỗi tình cờ. Đó là một ngày thứhai của tháng Năm, sau chuỗi ngày nghỉ, tôi đứngởbến xe buýt trước cổng chính của trường, đọc một cuốn tiểu thuyết của Paul Nizan kiếm đượcởhiệu sách cũ. Một cô gái dáng người thấp đứng cạnh tôi cúi nhìn cuốn sách và hỏi tôi, tại sao lại là Nizan, trong sốtất cảtác giảkhác? Cô nói nghe nhưđangtìm cách gây sự. Nhưthểcô muốn đá bay một cái gì đó, nhưng vì khôngcó mục tiêu thích hợp nên đã chuyển sang công kích sựlựa chọn sách đọc của tôi.
Sumire và tôi rất giống nhau. Niềm đam mê sách vởđến với cảhai đều tựnhiên nhưhơi thở. Hễcó được chút thời gian rảnh rỗi là chúng tôi rúc vào một góc vắng vẻnào đó, không ngừng lật hết trang này đến trang khác. Tiểu thuyết Nhật Bản, tiểu thuyết nước ngoài, sách mới, sách cổđiển, tác phẩm theo xu hướng mới cho đến sách bán chạy - hễcứthấy trong sách có gì đáng chú ý là chúng tôi đọc. Hai đứa chúng tôi lang thang khắp các thưviện, dành cảngày đọc lướt qua các quyển sách trong Kanda, một thánh địa sách cũ tại Tokyo. Tôi chưa từng gặp một ai đọc ngấu nghiến, đọc sâu rộng nhưSumire, và tôi chắc cô cũng cảm thấy nhưvậy.
Tôi tốt nghiệm cùng khoảng thời gian Sumire bỏhọc, sau đó cô thường ghé lại chỗtôi mỗi tháng vài ba lần. Đôi khi tôi cũng đến căn hộcủa cô, nhưng gần nhưkhông thểnhét nổi hai người vào đó, vì vậy đa phần cô đến chỗtôi. Chúng tôi trò chuyện vềnhững cuốn tiểu thuyết đã đọc và trao đổi sách cho nhau. Tôi nhiều lần nấu bữa tối. Tôi không thấy phiền khi phải nấu nướng, và Sumire thuộc kiểu người thà nhịn đói còn hơn vào bếp. Cô tặng tôi những món quà kiếm từchỗlàm bán thời gian đểtỏlòng cámơn. Có lần cô làm việcởkho hàng của một công ty dược và mang vềcho tôi cảsáu tá bao cao su. Có lẽchúng vẫn còn nằm đâu đó tận góc trong cùng của ngăn kéo.
Các tiểu thuyết - hay nói đúng hơn là các đọan tiểu thuyết - mà Sumire viết không kinh khủng nhưcô nghĩ. Thực ra, đôi khi văn phong của cô giống nhưmột tấm chăn vá víu do các bà giàương nhạnh, mỗi bà một ý thích, một sựphàn nàn, khâu vá lại trong sựim lặng tàn nhẫn. Thêm vào đó thỉnh thoảng cô lại mắc chứng trầm cảm, và mọi chuyện có lúc vượt ra ngòai tầm kiểm soát. Dường nhưthếvẫn chưa đủ, Sumire còn quyết chí sáng tạo ra một Tiểu thuyết Tổng hợp đồsộtheo phong cách văn chương thếkỷXIX, một kiểu rương chật ních mọi sựkiện có thểđểnắm bắt tâmhồn và sốphận con người.
Phải nói rằng những gì Sumire viết ra đều đặc biệt mới mẻ, cô muốn khắc họa một cách trung thực những điều cô thấy là quan trọng. Thêm nữa, cô không tìm cách bắt chước văn phong của bất kỳ ai khác và không có ý định chưng cất mọi thứthành những mẩu nhỏbé cầu kỳ, khéo léo. Đó là điều tôi thích nhất trong cách viết của cô. Thật không phải nếu làm giảm bớt sức mạnh trực tiếp trong cách viết của cô chỉđểcho nó có thểcó được một hình thức dễchịu, vừa ý nào đó. Chẳng cần phải vội vã làm gì. Cô vẫn còn nhiều thời gian đểđi vòng. Nhưmột câu ngạn ngữnói, "nuôi chậm thì lớn tốt."
"Đầu tớy nhưmột cái kho chứa đầy những thứtớmuốn viết ra," cô nói. "Các hìnhảnh, khung cảnh, ngôn từ...tất cảchúng đều vô cùng sống động trong tâm trí tớ. Viết đi! Chúng hét lên với tớthế. Một câu chuyện mới mẻtuyệt hay đang hình thành, tớcó thểcảm thấy nó. Nó mang tớđến một nơi nào đó hoàn toàn mới. Nhưng rắc rối là một khi tớngồi vào bàn và trút tất cảra giấy thì tớlại thấy không diễn tảđược cái chính yếu. Chúng không kết tinh lại được, chỉlà đá cuội chứkhông phải pha lê . Và tớchẳng đi đến đâu cả."
Với vẻtưlự, Sumire nhặt viên sỏi có lẽlà thứhai trăm năm mươi ném xuống hồ.
"Có lẽtớthiếu cái gì đó. Một cái gì đó nhất thiết phải có đểtrởthành nhà tiểu thuyết."
Im lặng nặng nề. Hình nhưcô đang chờđợi ý kiến chẳng có gì đặc biệt của tôi.
Một lúc sau tôi lên tiếng. "ThuởxưaởTrung Quốc có những thành phốtường cao, cổng lớn. Những chiếc cổng không chỉlà đường ra lối vào của người dân mà còn có ý nghĩa lớn lao hơn. Dân chúng tin rằng linh hồn thành phốnằmởcác cổng thành. Hoặc ít nhất nó lẽra phải nằmởđó. Giống nhưởchâu Âu thời Trung cổngười ta tin rằng trái tim của một thành phốnằmởthánh đường và quảng trường trung tâm của nó. Đó chính là lý do thậm chí cho tới ngày nayởTrung Quốc vẫn còn giữlại được rất nhiều cổng thành tuyệt đẹp. Cậu có biết người Trung Quốc xây cổng thành thếnào không?"
"Tớkhông biết," Sumire đáp.
"Dân chúng kéo xe đến các bãi chiến trường xưa và thu lượm các mảnh xương trắng được chonởđấy hay nằm rải rác xung quanh. Trung Quốc là đất nước khá cổkính - rất nhiều chiến trường xưa - nên họchẳng phải tìm đâu xa. Tại lối vào thành phốhọxây một cái cổng to và gắn xươngbên trong. Họhy vọng với việc tưởng niệm các tửsĩ theo cách này, các chiến binh sẽtiếp tục bảo vệthành phốcủa họ. Còn hơn thếnữa. Khi cổng xây xong họdắt mấy con chó đến, cắt họng chúng và rưới máu lên cổng. Chỉbẳng cách trộn máu tươi với xương khô đó, những linh hồn cổxưa của người chết sẽsống lại một cách thần kỳ. Ít ra thì đấy cũng là một quan niệm."
Sumire im lặng chờtôi nói tiếp.
"Viết tiểu thuyết cũng giống vậy. Cậu phải gom xương vềxây cổng, nhưng cho dù cái cổng có đẹp đến mấy thì chỉriêng nó cũng không làm nên một cuốn tiểu thuyết sống động, có hồn. Một câu chuyện không phải một cái gì đó thuộc vềthếgiới này. Câu chuyện thực sựđòi hỏi phải có một kiểu rửa tội thần bí nối thếgiới bên này với thếgiới bên kia."
"Theo nhưcậu nói thì tớphải dựa vào sức mình và phải tìm thấy con chó của riêng mình?"
Tôi gật đầu.
"Và lấy máu tươi?"
Sumire cắn môi suy nghĩ vềđiều này. Cô ném một viên sỏi không may khác xuống hồ.
"Tớthật sựkhông muốn giết một con vật nếu tớcó thểgiúp được nó."
"Đó là mộtẩn dụ," tôi nói. "Cậu không thật sựphải giết cái gì cả."
Chúng tôi ngồi sát bên nhau nhưthường lệtrong công viên Inogashira, trên chiếc ghếưa thích của cô. Hồnước trải rộng trước mặt chúng tôi. Một ngày đứng gió.Những chiếc lá nằm y nguyên tại nơi chúngđã rơi xuống và dán trên mặt nước. Tôi có thểngửi thấy mùi khói rácởđâu đó đằng xa. Không khí đậm đặc mùi vịcuối thu, những âm thanh xa xa cũng nghe thấy rất rõ.
"Cái cậu cần là thời gian và kinh nghiệm," tôi nói.
"Thời gian và kinh nghiệm," cô trầm ngâm, nhìn chăm chăm lên trời. "Vềthời gian thì cậu chẳng thểlàn được gì nhiều, nó cứthếmà trôi qua. Nhưng kinh nghiệm à? Đừng nói điều đó với tớ. Tớkhông tựhào vềchuyện này, nhưng tớchẳng có chút ham muốn tình dục nào.
Và một nhà văn có thểcó loại kinh nghiệm nào nếu cô ta không cảm thấy đam mê chứ? Nhưmột bếp trưởng mà không thèm ăn."
"Tớkhông biết ham muốn tình dục của cậu đã biến đi đâu mất," tôi nói. "Có thểnó chỉđangẩn nấpởmột nơi nào đó thôi. Hoặc đã dạo chơivà quên không vềnhà. Nhưng việc yêu đương lúc nào cũng là một thứhơiđiên khùng. Nó có thểxuất hiện rất bất ngờvà túm lấy cậu. Ai mà biết được, có thểngay ngày mai cũng nên."
Sumire rời mắt khỏi bầu trời và nhìn thẳng vào mặt tôi. "Giống nhưcơn lốc vậy hả?"
"Có thểnói nhưthế."
Cô trầm ngâm suy nghĩ. "Cậu đã bao giờthực sựthấy một cơn lốc chưa?"
"Chưa," tôi đáp. Nhờtrời, ,Tokyo không phải Hẻm Lốc xoáy.
Khoảng nửa năm sau, đúng nhưtôi tiên đoán, hết sức bất ngờvà rồi dại, một tình yêu tựa nhưcơn lốc đã chộp lấy Sumire. Với một phụnữhơn cô 17 tuổi. Người tình Sputnik của riêng cô.
Khi Sumire và Miu ngồi cùng bàn tại đám cưới đó, họđã làm điều mà tất cảnhững ai trên thếgiới này đều làm trong hoàn cảnh đó, tức là tựgiới thiệu. Sumire rất ghét tên mình nên bất cứkhi nào có thểcô đều tìm cách giấu nó đi. Nhưng khi có ai hỏi tên bạn thì điều lịch sựduy nhất phải làm là hiên ngang nói nó ra.
Theo lời bốcô thì chính mẹcô đã chọn cái tên Sumire. Bà thích bài hát cùng tên của Mozart nên đã quyết định từtrước đó rất lâu là nếu có con gái bà sẽđặt cho nó tên đó. Trên giá đĩa đặt trong phòng khách của họcó một đĩa hát gồm các bài của Mozart, chắc chắn đây là chiếc đĩa mẹcô đã nghe và khi còn nhỏSumire đã cẩn thận đặt chiếc đĩa to nặng này lên máy hát nghe đi nghe lại bài đó. Elisabeth Schwarzkopt đơn ca, Walter Gieseking chơi piano. Sumire không hiểu lời ca nhưng từmotif êm đềm của nó cô cảm thấy chắc chắn bài hát là khúc tụng ca những bông hoa violet xinh đẹp nởtrên cánh đồng. Sumire thích hìnhảnh đó.
Nhưng khi lên trung học, cô tình cờphát hiện ra bản dịch tiếng Nhật của bài hát trong thưviện trường và cảm thấy choáng váng. Lời bài hát kểlại câu chuyện cô con gái nhẫn tâm của người chăn cừu đã giẫm nát một bông violet nhỏbé thiếu may mắn trên cánh đồng. Cô gái thậm chí còn không nhận ra mình đã giẫm nát bông hoa. Bài hát phỏng theo một bài thơcủa Goethe, và Sumire thấy nó không sao có thểbào chữa, không có gì hay ho đểmà học hỏi.
*
* *
"Sao mẹlại có thểđặt tên em theo tên cái bài hát khủng khiếpấy chứ?" Sumire cáu kỉnh nói.
Miu sửa lại chiếc khăn ăn trên lòng mình cho ngay ngắn, mỉm cười bình thản, và nhìn Sumire. Mắt Miu khá sẫm. Nhiều màu sắc trộn vào nhau nhưng trong sáng, thanh thản.
"Em thấy bài hát hay chứ?"
"Vâng, bản thân bài hát tựnó thì hay."
"Nếu nhạc hay thì chịnghĩ thếlà được rồi. Xét cho cùng, đâu phải mọi vật trên thếgian đều đẹp cả, đúng không? Mẹem chắc phải yêu bài hát đó nhiều đến nỗi không còn bận tâm đến lời ca nữa. Ngoài ra, nếu em cứgiữbộmặt nhưthếthì sẽbịmấy vết nhăn vĩnh viễn đấy."
Sumire dịu xuống.
"Có lẽchịnói đúng. Em chỉcảm thấy thất vọng thôi. Ý em là cái hữu hình duy nhất mẹđểlại cho em là cái tên đó. Tất nhiên, ngoài bản thân em."
"Ồ, chịnghĩ Sumire là một cái tên hay. Chịrất thích nó," Miu nói và hơi nghiêng đầu nhưđểnhìn sựvật dưới một góc nhìn mới. "À mà bốem có dựđám cưới không?"
Sumire nhìn quanh. Phòng đặc biệt rộng nhưng bốcô có dáng người cao và cô dễdàng nhận ra ông. Ông ngồi cách đó hai bàn, mặt quay nghiêng, đang nói chuyện với một người đàn ông lớn tuổi dáng thấp, mặc áo đuôi tôm. Nụcười của ông tin cậy vàấm áp đến độlàm tan được cảbăng. Dưới ánh sáng những ngọn đèn chum cái mũi đẹp đẽcủa ông nổi bật lên thanh tú nhưmột món đồtrang sức đá chạm tinh tế, và ngay cảSumire vốn đã quen nhìn bốmà cũng thấy rung động trước vẻđẹp của nó. Bốcô thực sựthuộc vềcuộc tụhọp trang trọng kiểu này. Chỉriêng sựcó mặt của ông đã làm cho nơi đây thêm phần rực rỡ. Giống nhưbó hoacắm trong chiếc lọto hay chiếc xe limousine dài đen nhánh.
Khi nhìn thấy bốSumire, Miu nhưbịá khẩu. Sumire có thểnghe thấy tiếng hít thởsâu. Giống nhưâm thanh của bức màn nhung được vén sang một bên trong buổi sáng thanh bình đểánh nắng đánh thực một người nào đó rất đặc biệt đối với bạn. Có lẽmình phải sắm một chiếcống nhòm, Sumire tưlự. Nhưng cô đã quá quen với phảnứng xúc động của người khác, nhất là đám phụnữtrung niên, trước vẻđẹp trai của bốmình. Đẹp là gì? Nó có giá trịgì? Sumire luôn thấy nó thật kỳ lạ. Nhưng khôngmột ai trảlời cô. Chỉcó cùng cái hiệu quảbất di bẩt dịch đó.
"Có ông bốđẹp trai nhưvậy em thấy thếnào?" Miu hỏi. "Chịchỉtò mò thôi."
Sumire thởdài - con người có thểdễđoán biết nhưthếđấy. "Em không thểnói là em thích được. Mọi người đều nghĩ nhưnhau: thật là một người đẹp trai. Một nhân vật thật sựnổi bật. Nhưng con gái ông ta,ờ- cô ta chẳng có nhiều thứcho người ta nhìn, đúng không. Họnghĩ chắc hẳn đó là cái được gọi là sựlại giống."
Miu quay sang Sumire, nhẹngàng kéo cằm cô và chăm chú nhìn thẳng vào mặt nhưđang chime ngưỡng một bức tranh trong phòng triển lãm nghệthuật.
"Nếu đây là điều em cảm thấy từtrước tới nay thì em đã nhầm," chịnói. "Em rất đáng yêu. Thứgì của em cũng y nhưbốem vậy." Chịnhoài người, và với thái độkhá tựnhiên, chạm nhẹvào cánh tay Sumire đang đặt trên bàn. "Em không nhận ra em hấp dẫn thếnào đâu."
Sumire nóng bừng mặt. Tim cô đập thình thịch nhưtiếng ngựa phi trên cây cầu gỗ.
Sau đó Sumire và Miu mải mê trò chuyện riêng với nhau. Đám cưới đông vui, với những cuộc chuyện trò thường lệsau bữa tiệc (hiển nhiên tham dựgồm cảbốSumire), và tiệc thì không dở. Nhưng chẳng có chút gì của bữa tiệc cưới này đọng lại trong kýức Sumire. Món thịt chínhư?Hay cá? Cô có dung dao nĩa hay đểý đến cung cách của mình không? Hay ăn bằng tay bà liếm đĩa? Cô không biết gì cả.
Hai người họtrò chuyện vềâm nhạc. Sumire là người hâm mộcuồng nhiệt của nhạc cổđiển và ngay từhồi bé đã thích mân mê bộsưu tập đĩa nhạc của bố. Hóa ra cô và Miu có sởthích giống nhau. Cảhai đều yêu nhạc. piano và tin rằng bản Sonata số32 của Beethoven là đỉnh cao tuyệt đối trong lịch sửâm nhạc. Rằng ngón đàn vô song của Wihhelm Backhaus khi trình diễn bản sonata dành cho Decca là chuẩn mực của sựdiễn tấu. Nó mới ngân vang, vui vẻvà thú vịlàm sao!
Những đĩa Chopin đơn âm của Vladimir Harowitz, nhất là những khúc scherzos, nghe thật tuyệt, đúng không? Friedrich Gulda trình tấu các bản dạo đầu của Debussy thật dí dỏm, đáng yêu. Grieg của Gieseking thì ngọt ngào từđầu tới cuối. Prokofiev của SviatoslavRichter xứng đáng nghe đi nghe lại - màn trình diễn của ông ta đã nắm bắt chính xác những bước chuyển thất thường của tâm trạng. Còn những bản sonate của Mozart di Wanda Landowska trình bày chan chứa sựnồngấm và dịu dàng đến mức thật khó hiểu nổi vì sao chúng không được tôn vinh nhiều hơn.
"Em đang làm nghềgì?" Miu hỏi khi cuộc thảo luận vềâm nhạc đã dứt.
Em bỏhọc, Sumire giải thích, và hiện em đang làm một sốcông việc bán thời gian trong khi viết tiểu thuyết. Loại tiểu thuyết gì? Miu hỏi. Thật khó giải thích, Sumire đáp. Thôi được, Miu nói, vậy em thích đọc loại tiểu thuyết nào? Nếu em mà kểhết ra thì chịem mình sẽphải nhồi lại đây mãi mất, Sumire nói. Thời gian gần đây em đang đọc Jack Kerouac. Và đó chính là lúc phần trò chuyện vềSputnik của họbắt đầu.
Ngoại trừmột sốcuốn truyện giải trí đểgiết thời gian, Miu ít khi động đến tiểu thuyết. "Chịkhông bao giờgạt bỏđược cái ý nghĩ chúng hoàn toàn là bịa đặt", chịgiải thích, "nên chịkhông thểcảm thấy chút đồng cảm nào với các nhân vật. Chịluôn nhưvậy." Đó chính là lý do việc đọc sách của chịđược giới hạnởnhững cuốn mô tảthực tếđúng nhưthực tế. Những cuốn sách, phần lớn, giúp chịtrong công việc.
Công việc của chịlà gì? Sumire hỏi.
"Chủyếu là làm việc với nước ngoài," Miu nói, "Mười ba năm trước chịtiếp quản công ty kinh doanh của bố, vì chịlà con cả. Chịđang học piano thì bốchịqua đời vì bệnh ung thư, mẹchịkhông khỏe lắm lại không thạo tiếng Nhật. Em trai chịvẫn đang học trung học, nên cảnhà quyết định trong khoảng thời gian đó chịphải điều hành công ty. Có nhiều họhàng sống nhờvào công ty vì thếchịkhông thểđểcông ty lụn bại được."
Miu dừng lại kèm theo tiếng thởdài.
"Thời kỳ đầu, công ty của bốchịchuyên nhập khẩu đồkhô và dược thảo từHàn Quốc, nhưng hiện giờcác mặt hàng của nó đã mởra đủloại. Thậm chí cảlinh kiện máy tính. Trên danh sách chính thức, chịvẫn là người đứng đầu công ty, nhưng chồng và em trai chịđã tiếp quản nên chịkhông phải thường xuyên đến văn phòng. Thay vào đó, chịchuyển sang kinh doanh riêng."
"Kinh doanh gì?"
"Nhập khẩu rượu là chính. Thỉnh thoảng chịcũng tổchức hòa nhạc. Chịthường sang châu Âu vì kiểu kinh doanh nàu phụthuộc vào các mối quan hệcá nhân. Đó là lý do vì sao tuy phải một mình xoay sởnhưng chịvẫn có thểcạnh tranh với một sốhang hàng đầu. Nhưng tất cảcái mạng lưới này đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Điều duy nhất có thểmong chờ, chịcho là..." Chịngước lên, dường nhưvừa nhớra điều gì. "Em nói tiếng Anh được không?"
"Em nói tiếng Anh không tổt lắm nhưng cũng tàm tạm. Tuy nhiên, em rất thích đọc tiếng Anh."
"Em biết sửdụng máy tính chứ?"
"Không hẳn, nhưng em đang dung một chiếc máy xửlý văn bản, và em chắc mình có thểquen được."
"Lái xe thì sao?"
Sumire lắc đầu. Hồi mới vào đại học cô đã có lần thửlùi chiếc Volvo của bốvào garage và làm cái xe va mạnh vào cột. Từđấy cô ít khi lái xe.
"Thôi được, em có thểgiải thích, trong khoảng trên dưới hai trăm từ, sựkhác nhau giữa dấu hiệu và biểu tượng không?"
Sumire càm chiếc khăn ăn đang dặt trên lòng lên, chấm nhẹvào miệng rồi đặt xuống. Người phụnữnày đang muốn gì đây? "Dấu hiệu và biểu tượng à?"
"Không có gì quan trọng đâu. Chỉlà một ví dụthôi."
Sumire lại lắc đầu. "Em không biết."
Miu mỉm cười. "Nếu em không phiền, chịmuốn em cho chịbiết em có những kỹnăng thực tếnào. Em thành thạo cái gì. Ngoài việc đọc nhiều tiểu thuyết và nghe nhạc."
Sumire lặng lẽđặt dao nĩa xuống đĩa, nhìn chằm chằm vào khoảng không mông lung phía trên bàn ăn và ngẫm nghĩ câu hỏi.
"Thay vì những thứem thành thạo, có lẽsẽnhanh hơn nếu em liệt kê những việc em không thểlàm. Em không biết nấu ăn hay lau dọn nhà cửa. Phòng em rất bừa bộn và em luôn bịmất đồđạc. Em thích nhạc nhưngkhông hát được nốt nhạc nào. Em là đứa vụng vềvà hiếm khi khâu được lấy một mũi kim. Cảm giác định hướng của em rất tồi, và đến một nửa thời gian em không thểphân biệt nổi bên phải bên trái. Khi giận dữem hay đập phá mọi thứ. Bát đĩa, bút mực, đồng hồbáo thức. Sau đó thì em hối tiếc, nhưng đang trong cơn giận thì em không kiềm chếđược. Em không có tiền trong nhà băng. Em thường rụt rè vô cớvà gần nhưkhôngcó người bạn nào đểkểvới chị."
Sumire hít một hơi thởnhanh và tiếp tục.
"Tuy nhiên em có thểđánh máy rất nhanh. Em không phải vận động viên nhưng trừlần mắc bệnh quai bị, cảđời mình em chưaốm một ngày nào. Em luôn chính xác, chưa bao giờtrễhẹn. Em ăn cái gì cũng được. Em không bao giờxem tivi, và ngoài mấy lời ba hoa ngớngẩn, em hầu nhưchẳng khi nào phải nói lời xin lỗi. Mỗi tháng một hai lần vai em cứng ngắc đến không ngủđược, nhưng thời gian còn lại thì em ngủnhưchết. Kinh nguyệt của em đều. Em không bịhởchân răng. Và tiếng Tây Ba Nha của em tốt."
Miu ngước lên. "Em nói được tiếng Tây Ba Nha à?"
Hồi học trung học, Sumire từngởmột tháng tại nhà ông chú là doanh nhân làm ănởMexico City. Tận dụng triệt đểcơhội này cô đã miệt mài học tiếng Tây Ba Nha. Cô cũng học tiếng Tây Ba Nhaởtrường đại học.
Miu cầm chân ly rượu giữa hai ngón tay và nhẹnhàng xoay xoay nhưđang xiết một cái đinhốc vào máy. "Em nghĩ sao vềviệc đến chỗchịlàm một thời gian?"
"Làm việcư?" Không chắc chắn cách diễn đạt nào sẽphù hợp nhất trong tình huống này, Sumire đành dung đến vẻkhắc khổthường ngày của mình. "Cảđời em chưa bao giờcó một công việc thực sự, và em thậm chí còn không biết cách trảlời điện thoại. Em cốtránh đi tàu hỏa trước 10 giờsáng, và chắc chịcũng đã thấy qua cách nói chuyện của em là em không biết nói năng lịch sự."
"Không sao," Miu nói đơn giản. "Nhân tiện, trưa mai em có rảnh không?"
Sumire gật đầu ngay tắp lự. Thậm chí cô không cần phải nghĩ ngợi vềđiều đó. Xét cho cùng, thời gian rảnh rỗi là tài sản chủyếu của cô.
"Vậy thì sao chúng ta không ăn trưa cùng nhau nhỉ? Chịsẽđặt một bàn yên tĩnhởnhà hàng gần đây," Miu nói. Chịcầm ly rượu vang đỏngười hầu bàn vừa rót, chăm chú ngắm nghía, hít ngửi hương thơm rồi lặng lẽuống ngụm đầu tiên. Cảchuỗi cửđộng đó toát lên vẻthanh nhã tựnhiên nhưmột đoạn cadenza được người nghệsĩ dương cầm trau luyện nhiều năm.
"Rồi chúng ta sẽbàn kỹhơn. Hôm nay chịthấy rất vui. Em biết đấy, chịkhông chắc nó được nhập từđâu nhưng loại rượu Bordeaux này cũng không phải tồi lắm."
Sumire giãn nét mặt và hỏi thẳng Miu:" Nhưng chịchỉmới gặp em, và chịgần nhưchưa biết gì vềem."
"Đúng vậy . Có lẽchịchưa biết," Miu thừa nhận.
"Vậy tại sao chịnghĩ em có thểgiúp chị?"
Miu lắc rượu trong cốc. "Chịluôn trông mặt mà bắt hình dong," chịnói. "Nghĩa là chịthích khuôn mặt em, thích cách em nhìn."
Sumire cảm thấy không khí xung quanh đột nhiên loãng ra. Bầu vú căng lên dưới làn áo. Cô máy móc với cốc nước và uống cạn một hơi.Người hầu bàn có bộmặt diều hâu lặng lẽbước nhanh đến phía sau cô và rót nước lạnh vào chiếc ly không. Tiếng đá lanh canh vang lên trong tâm trí rối bời của Sumire
Nghe nhưtiếng lầm bầm rên rỉcủa một tên trộm đang nấp trong hang.
Chắc hẳn mình yêu người phụnữnày rồi, Sumire giật mình nhận ra. Không nhầm được. Nước đá thì lạnh; hoa hồng thì đỏ. Mình yêu rồi. Và mối tình này sẽđưa mình đến một nơi nào đó. Cái dòng chảyấy quá mạnh; mình không có bất kỳ sựlựa chọn nào. Nó rất có thểlà một nới đặc biệt, một nơi nào đó mình chưa đến bao giờ. Nguy hiểm có thểrình rậpởđấy, một thứgì đó có thểsẽlàm mình bịtrọng thương, tửthương. Cóthểrồi cuối cùng mình sẽmất hết. Nhưng không quay lại được. Mình chỉcó thểxuôi theo dòng thôi. Ngay cảnếu điều đó có nghĩa là mình sẽbịcháy rụi, mãi mãi tiêu tan.


Bây giờ, sau sựkiện này, tôi biết hóa ra linh cảm của cô đã đúng. Đúng một trăm hai mươi phần trăm.
Chương 2
Khoảng hai tuần sau đám cưới thì Sumire gọi điện cho tôi, một đêm Chủnhật ngay trước bình minh. Lẽtựnhiên là tôi đang ngủ. Ngủsay nhưchết. Tuần trước tôi phải lo tổchức một cuộc họp và chỉcó thểtranh thủchợp mắt được vài tiếng đồng hồsau khi đã thu gom đủcác tài liệu cần thiết (được hiểu là vô ích) mà chúng tôi cần. Đến cuối tuần tôi muốn được ngủcho đã mắt. Tất nhiên chuyện là nhưthếkhi điện thoại đổchuông.
"Cậu đang ngủà?" Sumire hỏi.
"Ừm," tôi lầm bầm và bất giác liếc chiếc đồng hồbáo thức đặt cạnh giường. Đồng hồcó các cây kim dạquang to tướng nhưng tôi không thểđọc được giờ. Hìnhảnh trong võng mạc của tôi và não bộxửlý nó đã bịmất đồng bộ, giống nhưbà già đang cốgắng, một cách vô ích, xâu cây kim. Điều tôi có thểhiểu được đó là khắp xung quanh trời đang tối đen, và giống nhưcuốn truyện "Đêm tối linh hồn" của Fitzgerald.
"Trời sắp sáng rồi."
"Ừm," tôi lẩm bẩm không thành tiếng.
"Ngay cạnh chỗtớsống có một người nuôi đàn gà trống. Chắc hẳn đã nuôi chúng từnhiều năm nay rồi. Khoảng nửa giờnữa chúng sẽgáyầm cảlên. Đó là khoảng thời gian tớthích nhất trong ngày. Bầu trời đêm tối đen nhưmực bắt đầuửng hồngởphía Đông, lũ gà nhất loạt gáy lên hết sức nhưđểbáo thù ai đó. Chỗcậu có con gà trống nào không?"
Ởđầu dây bên này tôi khẽlắc đầu.
"Tớđang gọi từbốt điện thoại cạnh công viên."
"Ừm," tôi nói. Cách căn hộcủa cô gần hai trăm mét có một bốt điện thoại. Vì Sumire không có điện thoại riêng nên cô luôn phải tựđi bộra đó đểgọi điện. Giống nhưbốt điện thoại thông thường của bạn vậy.
"Tớbiết là không nên gọi cho cậu khuya thếnày. Tớthật sựxin lỗi. Lúc đêm khuya khi bọn gà trống còn chưabắt đầu gáy. Khi mặt trăng nhợt nhạt còn treoởkia trên góc trời phía Đông trông nhưmột quảthận đã dùng mòn. Nhưng hãy nghĩ đến tớ- tớđã phải lê bước đến chỗnày trong đêm tối mịt mùng tay nắm chặt chiếc thẻđiện thoại được tặng tại đám cưới người chịhọ. Trên đó là bứcảnh cặp vợchồng hạnh phúc đang nắm tay nhau. Cậu có tưởng tượng được nó khiến ta sầu não thếnào không? Của đáng tội, tớcòn đi lộn tất nữa. Một bên có hình chú chuột Mickey; bên kia là cái tất len trơn. Căn phòng của tớđúng là một nơihoàn toàn thảm họa; tớkhông thểtìm thấy bất cứthứgì. Tớkhông muốn nói chuyện này quá to, nhưng cậu sẽkhông thểtin được đám quần lót của tớkhủng khiếp đến thếnào đâu. Tớngờlà một tên ăn trộm đồlót đã đụng vào chúng. Nếu một kẻhưhỏng nào đó làm tớtiêu tan hy vọng, tớsẽkhông bao giờquên được. Tớkhông cầu xin sựthông cảm nhưng cậu sẽthật tửtếnếu trảlời tớdài hơn một chút. Ngoài những cái than từlạnh lùng của cậu,ừhứvàồà. Còn liên từthì sao? Liên từsẽhay đấy. Một từsong hoặc nhưng."
"Tuy nhiên," tôi nói. Tôi cảm thấy kiệt sức và nhưđang trong tình trạng mơmơmàng màng.
"Tuy nhiên," cô lặp lại. "Được rồi, tớcó thểsống được với hai tiếng đó. Một bước nhỏcho con người. Một bước rất nhỏ, tuy nhiên."
"Vậy, chắc cậu muốn gì đó?"
"Phải, tớmuốn cậu nói cho tớbiết một việc. Vì vậy tớmới gọi điện," Sumire nói. Cô khẽhắng giọng. "Điều tớmuốn biết là dấu hiệu và biểu tượng khác nhau thếnào?"
Tôi cảm thấy một cảm giác kỳ quái, giống nhưmột cái gì đấy đang lặng lẽkéo qua đầu tôi.
"Cậu nhắc lại câu hỏi được không?"
Cô nhắc lại. Dấu hiệu và biểu tượng khác nhau thếnào?
Tôi ngồi dậy trên giường, chuyểnống nghe từtay trái sang tay phải. "Đểtớnhắc lại nhé - cậu gọi điện cho tớvì cậu muốn biết sựkhác nhau giữa dấu hiệu và biểu tượng. Vào sáng Chủnhật, ngay trước bình minh.Ừm..."
"Chính xác là 4h15," cô nói. "Điều đó cứámảnh tớ. Sựkhác nhau giữa dấu hiệu và biểu tượng có thểlà gì chứ? Mấy tuần trước, một người hỏi tớcâu đó và tớkhông thểgạt nó ra khỏi đầu.
Tớđang thay đồđi ngủvà đột nhiên nhớlại. Tớkhông thểngủđược chừng nào chưa tìm racâu trảlời. Cậu có thểgiải thích được không. Sựkhác nhau giữa dấu hiệu và biểu tượngấy?"
"Đểtớnghĩ đã," tôi nói và nhìn lên trần nhà. Ngay cảlúc tỉnh táo hoàn toàn thì giải thích điều này một cách logic cho Sumire cũng đã không phải là dễdàng. "Hoàng đếlà biểu tượng của Nhật Bản. Cậu hiểu chứ?"
"Phần nào," cô đáp.
"Phần nào thì chưa được. Điều này đã được ghi trong hiến pháp Nhật Bản." Tôi nói, bình tĩnh hết mức có thể. "Không có chỗđểtranh luận hay ngờvực. Cậu phải chấp nhận nó, nếu không chúng ta sẽchẳng đi đến đâu cả."
"Tiếp tục đi. Tớsẽchấp nhận điều đó."
"Cámơn cậu. Vậy là, hoàng đếlà biểu tượng của Nhật Bản. Nhưng nhưthếkhông có nghĩa hoàng đếvà Nhật Bản tương đương với nhau. Cậu hiểu chứ?"
"Tớkhông hiểu."
"Được rồi, nhưthếnày vậy - mũi tên chỉvềmột hướng. Hoàng đếlà biểu tượng của Nhật Bản, nhưng Nhật Bản không phải biểu tượng của hoàng đế. Cậu hiểu điều này, đúng không?"
"Tớchắc thế."
"Lấy thí dụ, cậu viết 'Hoàng đếlà dấu hiệu của Nhật Bản.' Nó khiến hai sựvật này tương đương với nhau. Vậy nên khi chúng ta nói 'Nhật Bản' nó cũng có nghĩa là hoàng đế,' và khi chúng ta nói đến 'hoàng đế' nó cũng có nghĩa là 'Nhật Bản'. Nói cách khác, hai sựvật này có thểtráo đổi cho nhau được. Giống nhưnói 'A bằng B vì thếB bằng A'. Đó là dấu hiệu."
"Vậy là cậu nói cậu có thểđánh tráo nhà vua và Nhật Bản?"
"Tớkhông nói thế," tôi đáp lại, lắc đầu rất mạnhởđầu dây bên này. "Tớchỉcốgiải thích cho cậu theo cách tốt nhất mà tớcó thể. Tớkhông có ý định đánh tráo hoàng đếvà Nhật Bản. Đây chỉlà một cách giải thích."
"Hừm," Sumire nói. "Tớnghĩ là tớhiểu được rồi. Nhưmột hìnhảnh vậy. Đó chỉlà sựkhác nhau giữa đường một chiều và đường hai chiều."
"Trong trường hợp này thì hiểu thếcũng được."
"Tớluôn kinh ngạc trước tài giải thích vấn đềcủa cậu."
"Đó là nghềcủa tớmà," tôi nói. Không hiểu sao lời lẽcủa tôi dường nhưtrởnên nhạt nhẽo, buồn tẻ. "Đôi khi cậu nên đặt mình vào địa vịmột thầy giáo tiểu học xem. Cậu sẽkhông bao giờtưởng tượng được tớđã gặp phải những loại câu hỏi thếnào đâu. 'Vì sao thếgiới không vuông? Vì sao mựcống lại có mười chân chứkhông phải tám?' Tớphải học đểcó thểtrảlời được vềmọi thứ."
"Cậu chắc hẳn là một thầy giáo tuyệt vời."
"Tớphải lấy làm lạđấy," tôi nói. Tôi thật sựlấy làm lạ.
"Nhân tiện, tại sao mựcống lại có mười chân chứkhông phải tám nhỉ?"
"Giờthì tớngủlại được chưa nào? Tớmệt lắm rồi. Chỉgiữcái điện thoại này thôi tớđã cảm thấy nhưđang đỡcảmột bức tường đá lổn nhổn vậy."
"Cậu biết không," Sumire nói và dừng lại một chút, - giống nhưônglão gác cổng loảng xoảng kéo lại thanh chắn đường sắt khi tàu đi Saint- Petesburg vừa chạy qua, - " nói ra điều này thật ngớngẩn, nhưng tớđang yêu."
"Ừm," tôi nói, chuyểnống nghe sang tai trái. Tôi có thểnghe thấy hơi thởcô phảvàoống nói. Tôi không biết phải trảlời nhưthếnào. Và, nhưvẫn thường xảy ra khi không biết nói gì, tôi buột miệng thốt ra một câu hoàn toàn không phù hợp. "Chắc không phải với tớchứ?"
"Không phải với cậu," Sumire đáp. Tôi nghe có tiếng bật lửa rẻtiền châm thuốc lá. "Hôm nay cậu rảnh không? Tớmuốn nói chuyện nhiều hơn."
"Ý cậu là vềtình yêu của cậu với người nào đó không phải tớ?"
"Phải," cô nói. "Vềtình yêu say đắm của tớvới một người không phải cậu."
Tôi kẹp điện thoại vào giữa đầu và vai rồi duỗi người ra. "Chiều tối tớrảnh."
"Vậy năm giờtớđến," Sumire đáp lại. Rồi nói thêm, nhưthểvừa nghĩ ra: "Cámơn cậu."
"Vì cái gì?"
"Vì đã thật tửtếkhi trảlời câu hỏi của tớvào lúc nửa đêm."
Tôi mơhồđáp lại, gác máy rồi tắt đèn. Trời vẫn tối đen nhưmực. Ngay trước khi thiếp đi, tôi nghĩ đến câu cámơn kết thúc của cô và tựhỏi không biết trước đây đã có khi nào tôi được nghe cô thốt ra những lời này chưa. Có lẽđã từng có, một lần, nhưng tôi không tài nào nhớlại được.
Sumire đến căn hộcủa tôi trước năm giờmột chút. Tôi không nhận ra cô. Cô hoàn toàn thay đổi phong cách. Tóc cô cắt ngắn hợp thời trang, ngón tay vẫn còn thấy vết kéo cắt. Cô mặc áo len ngắn tay sáng màu, váy xanh nước biển và đôi guốc đen bóng, đếtrung bình. Thậm chí cô còn đi tất dài. Tất dài? Tôi không rành vềquần áo phụnữ, nhưng rõ ràng mọi thứcô mặc đều thuộc loại rất đắt tiền. Mặc nhưthếnày trông cô thật lịch sựvà đáng yêu. Nói thật là khá hợp. Mặc dù tôi thích Sumire kỳ quặc lúc trước hơn. Thôi thì mỗi người một kiểu.
"Cũng không tệ," tôi nói, lướt mắt quan sát cô từđầu đến chân. "Nhưng tớđang tựhỏi ông già Kerouac sẽđánh giá sao đây."
Sumire mỉm cười, một nụcười hơi sành điệu hơn thường lệ. "Sao bọn mình không đi dạo một lát nhỉ?"
Chúng tôi đi bên nhau dọc đại lộUniversity vềphía bến xe và dừng lạiởquán cà phêưa thích. Sumire gọi chiếc bánh ngọt quen thuộc kèm cà phê. Đó là một chiều Chủnhật quang đãng gần cuối tháng Tư. Các cửa hàng hoa tràn ngập hoa nghệtây và tulip. Một cơn gió nhẹthổi qua làm sột soạt tà áo của các thiếu nữvà thoảng đưa mùi cây non dìu dịu.
Tôi đan tay sau đầu nhìn Sumire chậm rãi nhưng hăm hởăn bánh ngọt. Từchiếc loa nhỏtrên trần tiệm cà phê vọng ra tiếng Astrud Gillberto đang hát một bài hát cũ điệu samba. "Hãy mang tôi vềAruanda", bà hát. Tôi nhắm mắt, tiếng lách cách ly chén nhưtiếng biển rì rầm xa vắng. Aruanda, nơiấy thếnào? Tôi tựhỏi.
"Vẫn buồn ngủà?"
"Không hề," tôi đáp, mởmắt ra.
"Cậu khỏe chứ?"
"Tớkhỏe. Khỏe nhưsông Moldau mùa xuân vậy."
Sumire nhìn chằm chằm một lúc vào cái đĩa đựng bánh giờđã trống trơn. Cô nhìn vào tôi.
"Cậu không lấy làm lạkhi tớăn mặc thếnày à?"
"Tớđang đoán."
"Không phải tớmua đâu. Tớđâu có lắm tiền nhưvậy. Đằng sau chúng là cảmột câu chuyện."
"Có phiền không nếu tớthửđoán xem câu chuyện đó nhưthếnào?"
"Thoải mái đi," cô nói.
"Cậu vận bộquần áo Jack Kerouac lôi thôi nhưthường lệ, điếu thuốc vắt vẻo trên môi, đang rửa tay trong một cái nhà vệsinh công cộng nào đó thì một phụnữcao khoảng mét rưỡi chạy xộc vào, thởđứt cảhơi, ăndiện ngất trời, nói với cậu 'Xin cô làmơn giúp tôi! Không còn thời gian giải thích, nhưng tôi đang bịbọn xấu đuổi theo. Tôi có thểđổi quần áo cho cô được không? Nếu chúng ta tráo quần áo cho nhau thì tôi có thểtrốn được bọn chúng.Ơn Chúa, chúng ta cùng cỡ.' Giống y nhưtrong phim hành động Hồng Kông vậy."
Sumire bật cười. "Và người phụnữđó đi giày sáu lăm, mặc váy cỡbảy. Thật là trùng hợp ghê."
"Thếrồi cậu thay quần áo, cởi chiếc quần lót chuột Mickey của mình ra."
"Không phải quần lót mà đôi tất của tớmới có hình chuột Mickey."
"Thì đằng nào cũng thếthôi," tôi nói.
"Hừm," Sumire bối rối. "Thật ra cậu nói cũng không sai lắm."
"Sai nhưthếnào?"
Cô nhoài người qua bàn. "Đó là cảmột câu chuyện dài. Cậu có muốn nghe không?"
"Từkhi cậu đi cảquãng đường đến đây đểnói chuyện với tớ, thì tớđã có cảm giác rõ ràng là việc tớnghe hay không không thành vấn đề. Dù sao thì cứkểđi. Thêm cảkhúc dạo đầu vào, nếu cậu thích. Cả'Vũ điệu của các linh hồn thần thánh' nữa. Tớkhông phiền đâu."
Cô bắt đầu kể. Vềđám cưới của người chịhọ, vềbữa ăn trưa của cô và Miu tại Aoyama. Đó quảlà một câu chuyện dài.

Chương 3
ThứHai, một ngày sau đám cưới, trời mưa. Mưa bắt đầu ngay sau nửa đêm và rơi không ngừng cho đến tận bình minh. Một cơn mưa nhẹnhàng trong đêm tối tưới khắp mặt đất mùa xuân, lặng lẽkhuấy động những sinh vật không tên sốngởđó.
Ý nghĩ gặp lại Miu khiến Sumire lo sợ, cô không tài nào tập trung tưtưởng được. Cô thấy nhưmình đang đứng đơn độc trên một đỉnh đồi bốn bềgió hú. Cô ngồi xuống bàn nhưthường lệ, châm thuốc, bật chiếc máy xửlý văn bản, nhưng chỉchăm chăm vào màn hình mà chẳng nảy ra được câu nào trong đầu. Đối với Sumire đó là điều gần nhưkhông thểđược. Cô bỏcuộc, tắt máy, ngảlưng xuống chiếc giường nhỏtí xíu và, với điếu thuốc hút dởvắt vẻo trên môi, cô phó mặc mình cho những ý nghĩ bâng quơ.
Nếu ý nghĩ vềcuộc gặp Miu khiến mình rối loạn thếnày, cô nghĩ, thì hãy thửtưởng tượng xem sẽcòn khổsởthếnào nếu bọn mình nói lời tạm biệt ngay tại đám cưới và không bao giờgặp nhau nữa. Có phải mình aoước được giống nhưchịấy không - một phụnữlớn tuổi xinh đẹp, tinh tế? Không, cô quyết định, không thểnhưthếđược. Khiởbên chịấy, mình luôn muốn chạm vào người chị. Nó khác với một niềm aoước.
Sumire thởdài, ngó lên trần nhà một lúc, và châm thuốc. Chuyện này có vẻhơi kỳ lạ, cô nghĩ. Lần đầu tiên trong đời mình yêu,ởtuổi hai mươi hai. Và ngườiấy tình cờlại là một phụnữ.
Tiệm ăn Miu đặt chỗcách ga tàu điện ngầm Omote Sando khoảng mười phút đi bộ. Đó là kiểu tiệm ăn khó tìm với những người đến đây lần đầu; chắc chắn nó không phải là nơi bạn ngẫu nhiên ghé vào ăn. Ngay cảcái tên tiệm cũng khó nhớnếu bạn chưa nghe qua một vài lần.Ởcửa ra vào, Sumire nói tên Miu và được dẫn vào một phòng ăn nhỏkín đáoởtầng một. Miu đã có mặtởđó, vừa nhấm nháp từng ngụm Perrier lạnh vừa mải mê chuyện trò vềthực đơn với người phục vụ.
Miu mặc áo sơmi xanh nước biển, bên ngoài khoác chiếc áo cotton dài tay cùng màu, đầu cài chiếc kẹp tóc mỏng giản dịbằng bạc. Chịmặc quần jean trắng bó sát người.Ởmột góc bàn là chiếc kính râm màu xanh sáng, trên chiếc ghếcạnh chịcó đôi vợt tennis và chiếc túi thểthao Missoni. Trông chịgiống nhưđang trên đường vềnhà sau khi chơi mấy séc quần vợt buổi chiều. Má chịvẫnửng hồng. Sumire hình dung cảnh chịtrong buồng tắmởsân quần vợt đang kỳ cọcơthểbằng thỏi xà phòng có mùi ngoại quốc.
Khi Sumire bước vào phòng trong trang phục quen thuộc áo vét bằng vải chéo và quần kaki, tóc tai bù xù nhưmột kẻmồcôi, Miu rời mắt khỏi tờthực đơn ngước lên nhìn và cười tươi.
"Hôm trước em bảo là em có thểăn món gì cũng được phải không? Chịhy vọng em không phiền nếu chịđến trước và đặt món cho cảhai."
Tất nhiên là không rồi, Sumire đáp.
Miu gọi thức ăn cho hai người giống nhau. Món chính là cá nướng tái xốt nấm. Từng lát cá được nướng đến mức hoàn hảo, chín vàng theo một kiểu cách nghệthuật mà bạn biết là vừa đúng mức. Món bí ngô rán và đĩa xalát rau diếp tươi ngon lành làm cho bữa ăn thêm trọn vẹn. Đồtráng miệng là bánh kem nướng nhưng chỉmình Sumire ăn. Miu không động đến món này.
Cuối cùng hai người uống cà phê espresso. Sumire quan sát thấy Miu ăn uống rất cẩn thận. Cổchịthanh mảnh nhưmột thân cây, cơthểkhông thừa chút mỡnào. Chịkhông có vẻphải ăn kiêng. Nhưng dường nhưchịrất nghiêm khắc vềchuyện ăn uống. Giống nhưngười khổhạnh sống trong pháo đài trên núi cao vậy.
Hai người vừa ăn vừa chuyện phiếm. Miu muốn biết rõ hơn lai lịch Sumire, và cô buộc phải trảlời các câu hỏi của Miu một cách trung thực hết mức có thể. Cô kểcho Miu nghe vềbốmẹ, trường lớp (tất cảnhững điều này cô đều nói miễn cưỡng), vềgiải thưởng cô nhận đượcởcuộc thi sáng tác - một chiếc xe đạp và bộbách khoa thư- vềviệc vì sao cô bỏhọc và cách sửdụng thời gian của cô hiện nay. Không phải một cuộc đời ly kỳ đặc biệt. Mặc dù vậy, Miu vẫn say sưa lắng nghe nhưthểđang nghe kểvềnhững phong tục hấp dẫn của một miền đất xa xăm.
Sumire muốn biết nhiều hơn vềMiu, nhưng chịngần ngại không muốn nói vềbản thân.
"Chẳng có gì to tát cả," chịmỉm cười trì hoãn. "Chịmuốn nghe vềem hơn."
Cho đến tận cuối bữa ăn Sumire vẫn chưa biết được gì nhiều. Điều duy nhất cô khám phá ra là thếnày: bốMiu đã tặng rất nhiều tiền cho một thịtrấn nhỏphía Bắc Triều Tiên nơi ông sinh ra, và cho xây một vài chung cưdành cho người dân thành phố- đáp lại họđã dựng một bức tượng ông bằng đồng đặtởquảng trường thành phố.
"Đó là một thành phốnhỏnằm sâu trong núi," Miu kể. "Mùa đông rất khắc nghiệt, chỉcần nhìn chỗđó thôi cũng khiến em rùng mình rồi. Núi thì lởm chởm, đỏquạch, dày đặc cây cối cong queo nghiêng ngả. Hồi còn nhỏ, chịđã có lần được bốđưa tới đó. Khi họkhánh thành bức tượng. Tất cảbà con họhàng đều đến, kêu la và ôm chị. Chịkhông hiểu nổi một lời nào họnói. Chịnhớmình đã rất sợhãi. Với chịđó là một thành phốnước ngoài mà trước đó chịchưa từng thấy."
"Bức tượng thếnào hảchị?" Sumire hỏi. Cô chưa từng biết một ai được tạc tượng.
"Một bức tượng bình thường thôi. Loại tượng em sẽtìm đượcởkhắp mọi nơi. Nhưng việc bốmình trởthành tượng thật là điều kỳ lạ. Hãy thửtưởng tượng xem nếu họdựng tượng bốemởquảng trường trước nhà ga Chigasaki. Em sẽcảm thấy nó khá kỳ quặc, đúng không?
Trên thực tếbốchịhơi lùn nhưng bức tượng lại làm cho ông cao vống lên. Khi đó chịmới năm tuổi nhưng chịđã choáng váng khi thấy có những điều không phải bao giờcũng đúng nhưđời thật."
Nếu họdựng tượng bốmình, Sumire trầm ngâm, thì bức tượng đó thật không may mắn khi phải nhận nhiệm vụkhông mấy dễchịu này. Vì ngoài đời bốcô hơi quá đẹp trai.
*
* *
"Chịmuốn quay lại câu chuyện bỏdởhôm qua," Miu lên tiếng khi hai người uống sang cốc espresso thứhai. "Vậy đấy, em có muốn làm việc cho chịkhông?"
Sumire thèm hút thuốc đến chết đi được nhưng chẳng có chiếc gạt tàn nào cả. Cô đành nhấp một ngụm nước Perrier.
Cô trảlời thẳng thắn. "Ờ, vậy chính xác thì nó là loại công việc gì? Nhưem nói hôm qua, trừviệc lao động chân tay đơngiản thì em chưabao giờcó cái mà chịgọi là một công việc đích thực. Hơn nữa em không có quần áo phù hợp. Những thứem mặc hôm quaởđám cưới đều là đồđi mượn cả."
Miu gật đầu, nét mặt không thay đổi. Chắc hẳn chịđã đoán trước câu trảlời này.
"Chịnghĩ là chịkhá hiểu kiểu người nhưem," Miu nói, "và côngviệc chịdựtính không hềkhó đối với em. Chịtin em có thểđối phó được với bất cứchuyện gì xảy đến. Cái chính là em có thích làm việc với chịhay không thôi. Cứtiếp cận vấn đềtheo cách đó nhé, chỉđơngiản là có hay không thôi."
Sumire cân nhắc lời lẽ. "Em thực sựrất vui khi nghe chịnói vậy, nhưng ngay bây giờthì điều quan trọng nhất đối với em là viết tiểu thuyết. Em muốn nói đó chính là lý do em bỏhọc."
Miu đưa mắt qua bàn ăn nhìn thẳng vào Sumire. Sumire cảm nhận được cái nhìn lặng lẽđó trên da thịt và cảm thấy mặt mình nóng lên.
"Em có phiền không nếu chịnói chính xác những gì chịđang nghĩ?" Miu hỏi.
"Tất nhiên là không rồi. Chịcứnói đi."
"Nó có thểkhiến em buồn đấy."
Đểchứng tỏmình có thểxửlý được vấn đềđó, Sumire mím môi và nhìn thẳng vào mắt Miu.
"Ởchặng đời này của em, chịkhông nghĩ em có thểviết được bất cứthứgì có giá trị, dù em có dành bao nhiêu thời gian đểhoàn thành tiểu thuyết của mình đi nữa," Miu nói, nhẹnhàng nhưng dứt khoát. "Em có tài. Chịtin một ngày nào đó em sẽlà một nhà văn xuất sắc. Chịkhông chỉnói thếthôi đâu, chịthực sựtin vào điều đó. Em có năng khiếu. Nhưng giờchưa phải lúc. Cái sức mạnh em cần đểmớcánh cửa đó hoàn toàn chưa có. Emcó bao giờcảm thấy nhưvậy không?"
"Thời gian và kinh nghiệm," Sumire gói gọn lại.
Miu mỉm cười. "Dù sao đi nữa, đến làm việc cho chịđi. Đấy là lựa chọn tốt nhất đối với em. Và khi nào em cảm thấy đã đến lúc thì đừng ngần ngại vứt hết mọi thứđi và viết những cuốn tiểu thuyết em hằngấpủ. Em chỉcần nhiều thời gian hơn người bình thường đểvươn tới giai đoạn đó. Thậm chí ngay cảkhi em đến tuổi hai mươi tám mà vẫn chưa cóbước ngoặt nào trên đường đời, rồi bốmẹthôi chu cấp và em rời nhà không một xu dính túi,ờ- thếthì đã sao nào? Có thểem sẽbịđói chút ít đấy, nhưng đó có thểlà kinh nghiệm tổt cho một nhà văn."
Sumire há miệng định đáp lại nhưng không thốt ra được lời nào. Cô chỉgật đầu.
Miu vươn tay phải ra đến giữa bàn. "Đưa chịxem tay em nào," chịnói.
Sumire chìa tay phải ra và Miu nắm lấy nhưthểbọc lấy nó. Lòng bàn tay côấm và mềm. "Em không có gì phải lo lắng nhiều cả. Đừng tỏvẻrầu rĩ thế. Chúng ta sẽhòa hợp nhau thôi."
Sumire nuốt nước bọt, nhưng bằng cách nào đó đã thưgiãn được trởlại. Trước cái nhìn của Miu chiếu thẳng vào mình nhưvậy, cô thấy mình nhưđang dần tan ra. Giống nhưcục nước đá đặt dưới ánh mặt trời, cô thực sựcó thểhoàn toàn biến mất.
"Bắt đầu từtuần tới chịmuốn em đến văn phòng chịba ngày một tuần. ThứHai, thứTưvà thứSáu. Em có thểđến lúc mười giờsáng và vềlúc bốn giờchiều. Nhưthếem sẽtránh được giờcao điểm. Chịkhông thểtrảlương cao cho em, nhưng công việc đơn giản, và khi rảnh rỗi em có thểđọc sách. Một điều kiện là em phải tựhọc tiếng Ý một tuần hai lần. Em đã biết tiếng Tây Ba Nha rồi nên việc này chắc cũng không quá khó. Và chịmuốn em thực hành đàm thoại tiếng Anh và lái xe bất cứkhi nào có thời gian. Em làm được những việc đó không?"
"Em nghĩ là làm được," Sumire đáp. Giọng cô nghe nhưgiọng của một ai đó vọng đến từcăn phòng khác. Bất kểmình được yêu cầu làm gì, bất kểmình được ra lệnh làm gì, tất cảnhững gì mình có thểlàm là nói vâng, cô nhận ra điều đó. Miu nhìn xoáy vào Sumire, vẫn nắm lấy tay cô. Sumire có thểnhìn thấy rõ ràng hình dáng mình được phản chiếu sâu thẳm trong đôi mắt đen của Miu. Đối với cô, nó giống nhưchính linh hồn cô đang bịhút vào phía bên kia của một tấm gương. Sumire thíchảo giác đó đồng thời nó cũng làm cô sợ.
Miu mỉm cười, những đường nét duyên dáng lộra bên khóe mắt. "Đến chỗchịđi. Có một thứchịmuốn cho em xem."

Chương 4
Kỳ nghỉhè năm thứnhất đại học tôi thực hiện chuyến đi ngẫu hứng quanh vùng Hokuriku, tình cờgặp một phụnữlớn hơn tám tuổi đang đi một mình và chúng tôi đã qua đêm với nhau. Chuyện này khi đó đối với tôi hệt nhưđoạn mởđầu tiểu thuyết Sanshiro (4) của Soseki.
Người phụnữđó làm tại phòng ngoại tệcủa một nhà băngởTokyo. Hễrảnh rỗi là chịvớlấy cuốn sách rồi một mình lên đường. "Đi du lịch một mình cho đỡmệt mỏi hơn," chịbảo tôi. Trông chịvẫn có nét hấp dẫn nên thật khó hiểu vì sao chịlại đểý đến một người nhưtôi - một cậu học sinh trung học gầy gò, nhút nhát. Chịngồi đối diện tôi trong tàu hỏa, và có vẻrất thích những chuyện phiếm vui vẻ, vô hại giữa chúng tôi. Chịnhiều lần cười phá lên. Và khác với lệthường, tôi cũng trò chuyện rôm rả. Ngẫu nhiên chúng tôi cùng xuống ga Kanazawa.
"Cậu có chỗnghỉlại chưa?" chịhỏi.
"Chưa," tôi đáp. Trong đời tôi chưa bao giờởkhách sạn.
"Tôi có một phòng khách sạn," chịbảo tôi. "Cậu có thểnghỉlại nếu thích. Không phiền gì đâu," chịtiếp tục. "Phòng đóởmột hay hai người thì giá cũng nhưnhau."
Tôi cảm thấy căng thẳng trong lần đầu tiên chúng tôi làm tình, cửchỉlóng ngóng, vụng về. Tôi xin lỗi chị.
"Không cần tỏra lịch sựchứ!" Chịnói. "Không cần xin lỗi vì những chuyện vặt vãnh."
Sau khi tắm chịkhoác áo choàng, lấy từtủlạnh ra hai lon bia và đưa cho tôi một lon.
"Cậu lái xe tốt chứ?" Chịhỏi.
"Tôi mới lấy giấy phép lái xe nên không nói nhưvậy được. Chỉtàm tạm thôi."
Chịmỉm cười. "Tôi cũng vậy. Tôi nghĩ mình lái khá tốt, nhưng bạn bè tôi lại không đồng ý. Chắc tôi lái cũng chỉtrung bình thôi. Chắc hẳn cậu phải quen một vài người cho rằng họlà những tài xếcừkhôi, đúng không?"
"Phải, tôi cho là mình biết."
"Và chắc hẳn phải có một sốngười lái kém."
Tôi gật đầu. Chịlặng lẽhớp một ngụm bia và trầm ngâm.
"Trong chừng mực nào đó có những vấn đềmang tính bẩm sinh. Tài năng, cậu có thểgọi nhưvậy. Người nhanh nhẹn, người vụng về...Người này thì chăm chú, người kia lại không. Phải thếkhông?"
"Được rồi, thửsuy ngẫm vềđiều này xem. Giảsửcậu làm một chuyến đi dài với ai đó bằng xe hơi. Và hai người thay nhau lái. Cậu sẽchọn kiểu người nào? Lái tốt nhưng không chú ý hay người chú ý nhưnglái không tốt?"
"Có lẽkiểu người thứhai," tôi nói.
"Tôi cũng vậy," chịđáp. "Ởđây, tôi và cậu nghĩ giống nhau: Tốt hay tồi, nhanh nhẹn hay vụng về- những cái đó chẳng có gì quan trọng hết. Cái chính là phải chú ý. Phải điềm tĩnh, cảnh giác với mọi thứxung quanh."
"Cảnh giácư?" Tôi hỏi.
Chịchỉmỉm cười, không nói gì hết.
Một lúc sau chúng tôi làm tình lần thứhai, lần này dịu dàng và hòa hợp hơn. Phải cảnh giác - tôi nghĩ mình đang bắt đầu hiểu ra. Lần đầu tiên tôi đã thấy một phụnữhành xửra sao trong cơn khoái cảm chăn gối.
Sáng hôm sau chúng tôi cùng nhau ăn sáng rồi chia tay. Chịđi đường chị, tôi đi đường tôi. Khi chia tay chịbảo tôi là hai tháng nữa chịsẽcưới một anh chàng cùng chỗlàm. "Anhấy là một chàng trai rất tửtế," chịnói vui vẻ. "Bọn tôi đã hẹn hò năm năm rồi và cuối cùng thì cũng sắp hợp thức hóa mối quan hệnày. Nghĩa là có lẽtôi sẽkhông còn chuyến đi một mình nào nữa. Vậy đấy."
Tôi vẫn còn trẻ, cảm thấy tin chắc rằng những chuyện phiêu lưuloại này sẽcòn nhiều dịp xảy đến trong đời. Vềsau tôi mới biết mình đã nhầm đến thếnào.
Tôi đã kểchuyện này cho Sumire nghe lâu rồi. Chẳng hiểu lý do nào đã khiến tôi kểlại. Có lẽđấy là trong một cuộc chuyện trò của chúng tôi vềham muốn tình dục.
"Thực chất chuyện cậu kểcho tớnghe là gì vậy?"
"Là phải cảnh giác, vậy thôi," tôi đáp. "Đừng định kiến, hãy lắng nghe những gì đang xảy ra, hãy mởrộng con mắt, tấm lòng và đầu óc của cậu."
"Hừm," Sumire đáp. Cô hầu nhưđang nghiền ngẫm kinh nghiệm tình dục tầm thường đó của tôi, có lẽbăn khoăn không biết có đưa nó vàotiểu thuyết được hay không.
"Dù sao đi nữa, chắc chắn cậu có rất nhiều kinh nghiệm, đúng không?"
"Tớkhông nói là nhiều," tôi nhẹnhàng bác lại. "Mọi việc chỉlà tình cờ."
Cô khẽcắn móng tay, tưlự. "Nhưng cũng phải nhưthếnào thì cậu mới tập trung chú ý được chứ? Tình huống nguy kịch xảy ra, cậu bảo được rồi tôi sẽcảnh giác và lắng nghe cẩn thận, nhưng cậu chẳng thểgiải quyếtổn thỏa những việc đó bằng việc cắn móng tay, đúng không? Cậu có thểnói cụthểhơn không? Cho tớmột thí dụ?"
"Được thôi, trước hết là cậu phải thưgiãn. Bằng cách...giảsửnhưlà đếm số."
"Gì nữa?"
"Nghĩ vềmột quảdưa chuột trong tủlạnh vào một buổi chiều hè. Chỉlà thí dụthôi nghe."
"Gượm đã," cô nói với một đoạn dừng đầyẩn ý. "Có phải ý cậu là khi cậu làm tình với một cô gái cậu tưởng tượng ra những quảdưa chuột đểtrong tủlạnh vào buổi chiều hè không?"
"Không phải lúc nào cũng thế," tôi nói.
"Nhưng thỉnh thoảng."
"Có thể."
Sumire nhăn mặt, lắc đầu vài cái. "Cậu khó hiểu hơn vẻbềngoài đấy."
"Ai mà chẳng có điều gì đó kỳ lạvềmình," tôi đáp.
"Trong nhà hàng, khi Miu cầm tay và nhìn sâu vào mắt tớ, tớđã nghĩ vềnhững quảdưa chuột," Sumire bảo tôi. "Yên nào! Lắng nghe nào, tớđã tựnhủvậy."
"Những quảdưa chuột?"
"Cậu không nhớcậu đã nói gì với tớà - vềnhững quảdưa chuột trong tủlạnh vào buổi chiều hèấy?"
"Ồđúng rồi, tớnhớchứ," tôi hồi tưởng. "Nó có giúp được gì không?"
"Chút chút," cô nói.
"Thật vui khi được nghe điều này," tôi nói.
Sumire kéo câu chuyện vềlại mạch. "Căn hộcủa Miu chỉcách nhà hàng một đoạn ngắn, có thểđi bộđược. Nó không lớn lắm nhưng trông rất đáng yêu. Hàng hiên tràn ngập ánh nắng, cây trồng trong nhà, bộsofa bọc da của Ý, dàn loa Bose, có máy in và một chiếc Jaguar đậu trong nhà xe. Chịấy sốngởđó một mình. Còn cảhai vợchồng chịấy thì có một căn nhàởđâu đó tại Setagaya. Cứcuối tuần chịấy mới vềđấy. Phần lớn thời gian chịấy sốngởcăn hộtại Aoyama. Cậu nghĩ chịấy cho tớxem cái gì nào?"
"Đôi dép da rắnưa thích của Mark Bolan được cất trong hộp kính chứgì," tôi nói liều. "Một trong những di sản vô giá mà nếu không có nó thì chẳng có gì đểmà kểvềlịch sửrock and roll. Bút tích của ông ta trên khung cửa, không thiếu một thang âm đơn nào. Các fan cứgọi là mê mẩn."
Sumire tưlựthởdài. "Nếu người ta phát minh ra chiếc xe hơi chạy bằng những câu đùa cợt ngốc nghếch thì cậu có thểđi xa được đấy."
"Thì cứcho đấy là do đầu óc cùn mòn," tôi nói nhún nhường.
"Thôi, dẹp chuyện đùa lại, tớmuốn cậu suy nghĩ nghiêm túc vềchuyện này đấy. Cậu nghĩ chịấy cho tớxem cái gì? Nếu cậu nói đúng thì tớsẽtrảtiền bữa ăn này."
Tôi hắng giọng. "Chịấy cho cậu xem bộquần áo lộng lẫy mà hiện giờcậu đang diện. Và bảo cậu mặc chúng đi làm."
"Cậu thắng rồi," cô nói."Chịấy có một người bạn giàu có mặc quần áo cùng cỡvới tớ. Đời thật lạlùng phải không? Có những người dưthừa quần áo đến mức không còn chỗnào mà để. Lại có những người nhưtớđến một đôi tất cũng chẳng có mà đi. Nhưng dù sao đi nữa, tớcũng chẳng bận tâm. Chịấy đến nhà bạn và mang vềcảmột đống quần áo thừa. Nếu nhìn kỹthì thấy chúng cũng hơi lỗi mốt rồi, nhưng phần lớn mọi người sẽchẳng đểý gì hết."
Dù có nhìn gần đến thếnào chăng nữa thì tôi vẫn không nhận ra, tôi bảo cô.
Sumire mỉm cười thỏa mãn. "Những bộquần áo đó vừa với tớnhưin.Đầm này, áo choàng này, váy này - tất tật. Eo hơi rộng một chút, nhưngkhi thắt dây lưng vào thì đốai mà nhận ra sựkhác nhau được. Cỡgiày của tớmay sao lại gần bằng cỡcủa Miu nên chịấy đã cho tớmấy đôi chịấy không dùng nữa. Đếcao, đếthấp, dép mùa hè. Tất cảđều mang nhãn hiệu Ý. Cảmấy chiếc ví xách tay nữa. và một bộđồhóa trang nhỏ."
"Một Jane Eyre chính hiệu," tôi nói.
Tất cảchuyện đó giải thích cho việc Sumire đã bắt đầu làm việc ba ngày một tuần tại văn phòng của Miu nhưthếnào. Mặc áo váy công sở, đi giày cao gót, thoa chút son phấn, bắt chuyến tàu sáng từKichijoji đến Haraijuku.
Chẳng hiểu sao tôi không thểhình dung nổi cảnhấy.
Ngoài văn phòng tại công tyởAkasaka, Miu còn có một văn phòng riêng nhỏtại Jingumae. Trong phòng có hai chiếc bàn viết dành cho chịvà người trợlý (nói cách khác là Sumire), một tủhồsơ, máy fax, điện thoại và một chiếc máy tính Power Book. Tất cảchỉcó thế. Đây là căn hộchung cưmột phòng, có thêm nhà bếp và phòng tắm nhỏxíu. Có cảmáy nghe đĩa, bộloa nhỏvà một tá đĩa CD cổđiển. Căn hộnằmởtầng hai, và có thểnhìn xuống một công viên nhỏqua khung cửa sổquay mặt ra hướng Đông. Tầng trệt tòa nhà được dùng làm nơi trưng bày và bán sản phẩm nội thất Bắc Âu. Toàn bộtòa nhà nằm cách xa đường phốchính nên tiếngồn xe cộđược giữởmức tối thiểu.
Ngay khi đến văn phòng, Sumire sẽtưới cây và bật máy pha cà phê. Cô kiểm tra tin nhắn điện thoại và các email trên Power Book. Cô in hết thưra và đặt lên bàn của Miu. Phần lớn sốthưlà từcác đại lý nước ngoài, viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Cô bóc những thưbìnhthường và ném tất tật các loại tài liệu quảng cáo. Ngày nào cũng có vài cuộc điện thoại, một sốđược gọi từnước ngoài. Sumire ghi lại tên, sốđiện thoại và tin nhắn của người gọi đến và chuyển chúng vào điện thoại di động cho Miu.
Miu thường tới vào lúc một, hai giờchiều. Chịởlại khoảng hơntiếng đồng hồ, dặn dò Sumire, uống cà phê và gọi mấy cuộc điện thoại. Thưnào cần trảlời thì chịđọc cho Sumire đánh máy rồi gửi chúng đi qua đường bưu điện hoặc fax. Chúng thường là những bức thưlàm ăn khángắn gọn. Sumire cũng lo chuyện đặt chỗcho Miu tại tiệm làm tóc, nhà hàng, sân quần vợt. Khi ngơi việc, Miu và Sumire chuyện phiếm một lúc, sau đó Miu rời đi.
Vì vậy Sumire thường chỉcó một mìnhởvăn phòng, ngồi hàng tiếng đồng hồkhông ai trò chuyện, nhưng không bao giờcảm thấy buồn chán hay đơn độc. Cô xem lại những bài học tiếng Ý hai lần một tuần, ghi nhớđộng từbất quy tắc, tập phát âm với băng tiếng. Cô cũng học thêm vềmáy tính và đã có thểsửa được những hưhỏng thông thường. Cô mởhồsơlưu trongổcứng và biết được sơqua những việc Miu đang làm.
Công việc chính của Miu đúng nhưchịđã diễn tảtại đám cưới. Chịký hợp đồng với các nhà sản xuất rượu vang nhỏ, chủyếuởPháp, rồi buôn rượu của họcho các nhà hàng và nhất là cho các cửa hiệu rượu biaởTokyo. Đôi khi chịtổchức các chuyến lưu diễn cho các nhạc công đến Nhật Bản. Đại lý của các hàng lớn lo liệu mọi chuyện liên quan đến vấn đềkinh doanh phức tạp, còn Miu lo phần kếhoạch chung và một sốviệc ban đầu. Cái tài của Miu là biết tìm ra những nghệsĩ biểu diễn trẻđầy hứa hẹn nhưng còn khuất trong bóng tối và đưahọđến Nhật Bản.
Sumire không biết lợi nhuận Miu thu được từcông việc làm ăn riêng là bao nhiêu. Sổsách tài chính được lưu vào các đĩa riêng mà không cómật khẩu thì không truy cập được. Dẫu sao, cứđược gặp và trò chuyện với Miu là Sumire đã sướng mê đi, lòng rộn ràng, hớn hở. Đây là chiếc bàn Miu thường ngồi, cô nghĩ. Đây là cây bút bi chịấy dùng; chiếc cốc chịấy dùng đểuống cà phê. Dù công việc vặt vãnh đến đâu Sumire cũng đều làm hết sức mình.
Miu thường mời Sumire đi ăn tối. Vì kinh doanh rượu vang nên Miu thấy cần phải năng lui tới các nhà hàng nổi tiếng đểthu thập những tin tức mới nhất. Miu luôn gọi món cá trắng, hay đôi khi là món gà, dù chịthường đểlại một nửa rồi chuyển sang dùng món tráng miệng. Chịđọc rất kỹdanh sách rượu trước khi quyết định gọi một chai nhưng không bao giờuống quá một cốc. "Em uống được bao nhiêu cứuống," chịbảo Sumire, nhưng Sumire không thểnào uống hết được. Vậy là bao giờhai người cũng đểthừa nửa chai rượu đắt tiền, nhưng Miu không bận tâm.
"Thật hoang phí khi gọi cảmột chai rượu cho hai chịem," một lần Sumire nói với Miu. "Chịem mình chỉuống được nửa chai là cùng."
"Đừng lo," Miu cười. "Chúng ta đểlại càng nhiều thì nhân viên nhà hàng càng có cơhội nếm nó. Từhầu rượu, đầu bếp cho đến người bồi bàn chuyên rót nước cho khách. Nhờđó nhiều người sẽbiết được mùi vịrượu ngon. Đấy là lý do vì sao đểthừa rượu đắt tiền không bao giờlà hoang phí cả."
Miu xem xét màu sắc của chai Médoc 1986 rồi nhưthểđang thưởng thức một bài văn tuyệt vời, cẩn thận nếm thửvịcủa nó.
"Việc gì cũng vậy thôi, em phải học bằng kinh nghiệm của mình, phải tựtrảhọc phí cho mình. Sách vởkhông giúp gì được cho em đâu."
Theo Miu ra hiệu, Sumire nâng cốc rượu lên, chăm chú nhấp một ngụm, ngậm trong miệng rồi mới nuốt. Một dưvịdễchịu đọng lại, nhưngsau vài giây nó tan biến giống nhưgiọt sương buổi sáng trên chiếc lá mùa hè. Đấy là đểkhai vịcho món ăn sắp tới. Lần nào ăn uống và trò chuyện cùng Miu, Sumire cũng học thêm được điều mới mẻ. Sumire cảm thấy choáng váng trước vô sốnhững điều cô còn phải học.
"Chịbiết đấy, em chưa bao giờnghĩ rằng mình muốn trởthành một người nào khác," một lần Sumire thổlộ, có lẽbịthôi thúc bởi lượng rượu cô uống nhiều hơn thường lệ. "Nhưng đôi khi em nghĩ mình mà giống chịthì cũng hay."
Miu nín thởtrong một thoáng. Rồi chịcầm cốc rượu lên uống một ngụm. Thoáng chốc mắt chịnhuốm màu rượu đỏsẫm. Khuôn mặt không còn chút nào vẻlanh lợi thường ngày.
"Chịchắc em không biết điều này," chịnói nhẹnhàng, đặt lại cốc rượu xuống bàn. "Cái người bây giờngồi đây không phải con người thật của chị. Mười bốn năm trước chịđã trởthành chỉmột nửa con người thật của mình. Chịước gì mình có thểđược gặp em khi chịcòn là con người thật của mình, điều đó sẽthật tuyệt vời. Nhưng bây giờnghĩ tới việc đó thì cũng chẳng có nghĩa lý gì cả."
Sumire sửng sốt, không thốt được lời nào. Và bỏlỡcơhội hỏi những câu hỏi quá hiển nhiên. Chuyện gì đã xảy đến với Miu mười bốn năm trước? Vì sao chịlại trởthành một nửa con người thật của mình? Và dù sao đi nữa chịnói một nửa có nghĩa là gì?Cuối cùng, lời tuyên bốkhó hiểu này chỉcàng làm cho Sumire thêm say mê Miu. Một con người mới kỳ lạlàm sao chứ, cô nghĩ.
Qua các đoạn hội thoại rời rạc, Sumire có thểchắp nối một vài sựkiện vềMiu. Chồng chịlà người Nhật, lớn hơn chịnăm tuổi, nói thạo tiếng Hàn nhờhai năm là sinh viên trao đổi của khoa kinh tế, đại học Seoul. Anh là người nồng hậu, biết làm tốt công việc của mình, mà thực chất là giúp lèo lái công ty của Miu. Và mặc dù ban đầu đó là công ty gia đình trịnhưng chưa từng có ai phàn nàn chê trách gì anh cả.
Ngay từkhi còn là một cô bé, Miu đã có năng khiếu chơi dương cầm. Đến tuổi thiếu niên chịđã giành được giải nhất tại một sốcuộc thi dành cho giới trẻ. Chịvào nhạc viện, học tập dưới sựhướng dẫn của một nghệsĩ dương cầm nổi tiếng và nhờngười thầy này giới thiệu chịđã được vào học tại nhạc viện nước Pháp. Vốn tiết mục của chịchủyếu là tác phẩm của các nhạc sĩ từchối thời Lãng mạn, Shumann và Mendelssohn đến Poulensm Ravel, Bartók và Prokofiev. Tiếng đàn của chịlà sựkết hợp giữa âm thanh da diết, gợi cảm với một kỹthuật trình tấu điêu luyện,ấn tượng. Thời sinh viên chịđã tham dựmột sốcuộc hòa nhạc và đều được đánh giá cao. Tương lai tươi sáng của một nghệsĩ hòa tấu dương cầm có vẻđược đảm bảo chắc chắn. Nhưng khi chịđang họcởnước ngoài thì bốchịđổbệnh, Miu đóng nắp đàn và quay vềNhật Bản. Không bao giờchạm vào phím đàn lần nữa.
"Sao chịcó thểdễdàng từbỏpiano nhưthế?" Sumire ngập ngừng hỏi. "Nếu chịkhông muốn nói chuyện này thì thôi. Em chỉthấy nó - em không biết nữa - có chút bất thường. Ý em là chịđã phải hy sinh rất nhiều thứđểtrởthành nghệsĩ dương cầm, phải vậy không?"
"Chịkhông hy sinh nhiều thứvì piano," Miu nói nhẹnhàng. "Chịđã hy sinh mọi thứ. Piano đòi hỏi phải dâng hiến cho nó đến từng mảnh da, từng giọt máu, và chịkhông thểtừchối. Không thểdù chỉmột lần."
"Chịcó tiếc khi phải từbỏkhông? Chịđã sắp học xong mà."
Ánh mắt sắc sảo của Miu xoáy vào mắt Sumire. Một cái nhìn sâu lắng, điềm tĩnh. Sâu thẳm trong mắt Miu, nhưtrong vũng nước lặng của một con suối chảy xiết, những dòng chảy câm nín dồn đuổi nhau. Những dòng chảy ôm riết đó chỉlắng xuống từtừ.
"Em xin lỗi," Sumire nói. "Em sẽkhông chõ mũi vào nữa."
"Không sao đâu. Chịchỉkhông thểgiải thích rõ ràng được."
Hai người không nói lại chuyện này nữa.
Miu không cho hút thuốcởvăn phòng và rất ghét những ai hút thuốc trước mặt mình, vì thếsau khi bắt đầu công việc, Sumire quyết định đây là cơhội tốt đểbỏthuốc. Nhưng với một người hút hai gói Marlboro một ngày nhưcô thì việc này không hềdễchút nào. Sau một tháng cô cứngẩn ngẩn ngơngơnhưcon thú bịvặt trụi lông đuôi. Và bạn cũng có thểđoán ra là cô liên tục gọi cho tôi lúc nửa đêm.
"Tớkhông nghĩ đến điều gì khác ngoài thuốc lá. Tớrất khó ngủ, và hễchợp mắt thì lại gặp ác mộng. Tớbịtáo bón. Tớkhông thểđọc, không thểviết được một dòng nào."
"Ai bỏthuốc cũng thếcảmà. Ít nhất lúc bắt đầu," tôi nói.
"Chừng nào nó còn là chuyện của người khác thì cậu thấy thật dễđánh giá, đúng không?" Cô ngắt lời. "Cảđời cậu có bao giờđộng đến điếu thuốc nào đâu."
"Này, nếu cậu không thểđưa ra ý kiến vềngười khác thì thếgian sẽbiến thành một chốn rất kinh hoàng, không phải thếà. Nếu cậu không nghĩ thếthì chỉcần nhìn xem Joseph Stalin làm gì đi."
Đầu dây bên kia Sumire im lặng hồi lâu. Sựim lặng nặng nềnhưnhững hồn ma trên Mặt trận phía Đông.
"Này?" Tôi hỏi.
Cuối cùng cô lên tiếng. "Nói thật ra tớkhông nghĩ bỏthuốc đã khiến tớkhông viết được. Nó có thểlà một lý do nhưng không phải tất cả. Tớmuốn nói bỏthuốc chỉlà sựbiện hộ. Cậu biết đấy: 'Tôi bỏthuốc nên tôi không viết được. Tôi không thểlàm được gì vềviệc đó cả.'"
"Đó là cách giải thích vì sao cậu lại rối loạn thế?"
"Có lẽvậy." Sumire đáp lại, đột nhiên tỏra nhu mì. "Không chỉvì việc tớkhông còn tin vào việc viết lách nữa. Tớđọc lại những gì đã viết gần đây và nó thật chán ngắt. Tớcó thểnghĩ gì chứ? Y nhưnhìnmột căn phòng tất bẩn vứt bừa bãi trên sàn. Tớcảm thấy khủng khiếp khi nhận ra mình đã hoang phí biết bao thời gian và sức lực."
"Khi chuyện này xảy ra cậu gọi điện cho ai đó vào lúc ba giờsáng và đánh thức người đó dậy - tất nhiên tượng trưng thôi - khỏi giấc ngủêm đềm mang tính ký hiệu."
"Hãy cho tớbiết," Sumire nói, "cậu đã bao giờcó cảm giác nhầm lẫn vềnhững việc cậu đang làm, giống nhưnó không phải là vậy chưa?"
"Phần lớn thời gian tớbịnhầm lẫn mà."
"Cậu nói nghiêm túc chứ?"
"Nghiêm túc."
Sumire gõ gõ móng tay vào răng, một trong nhiều thói quen của cô mỗi khi nghĩ ngợi điều gì.
"Trước đây tớcũng rất ít khi cảm thấy bối rối thếnày. Không phải lúc nào cũng tựtin, chắc chắn vềtài năng của mình. Tớkhông phải là người mạnh mẽđến thế. Tớbiết tớlà loại người bừa bãi, ích kỷ. Nhưng tớchưa bao giờnhầm lẫn. Tớcó thểsai lầm trên đường đi nhưng lúc nào cũng cảm thấy mình đi đúng đường."
"Cậu thật may mắn," tôi đáp. "Giống nhưvừa cấy xong thì được đợt mưa dài."
"Có lẽcậu nói đúng."
"Nhưng vềvấn đềnày thì mọi chuyện chẳng đi đến đâu cả."
"Phải. Chúng chẳng đi đến đâu cả. Đôi khi tớcó cảm giác sợhãi, giống nhưmọi việc tớlàm cho đến hôm nay đều sai lầm hết. Tớmơnhững giấc mơnhưthực đó, rồi bất ngờthức dậy giữa đêm. Và mất một lúc tớkhông thểxác định được đâu là thực, đâu là mơ...Cái kiểu cảm giác đó. Cậu hiểu tớđang nói gì chứ?"
"Tớcho là vậy," tôi đáp.
"Nhiều ngày qua tớluôn bịdằn vặt bởi ý nghĩ rằng có lẽnhững ngày viết tiểu thuyết của tớđã qua rồi. Thếgiới này đầy rẫy những cô gái ngây thơ, ngu ngốc, và tớcũng là một người trong sốđó, tựmình chạy theo những giấc mơkhông bao giờthành hiện thực. Tớnên đóng nắp đàn piano và rời khỏi sân khấu. Trước khi quá muộn."
"Đóng nắp đàn piano?"
"Mộtẩn dụ."
Tôi chuyểnống nghe từtay trái sang tay phải. "Tớcảm thấy chắc chắn một điều. Có thểcậu không chắc nhưng tớthì có. Một ngày nào đó cậu sẽtrởthành nhà văn vĩ đại. Tớđã đọc những gì cậu viết và tớtin thế."
"Cậu thực sựnghĩ nhưvậy?"
"Từtận đáy lòng tớ," tôi nói. "Tớkhông nói dối cậu vềnhững việc nhưthếnày. Trong những trang cậu đã viết có nhiều đoạn đặc biệt rất hay. Ví dụnhưcậu đang viết vềbờbiển tháng Năm nhé. Cậu có thểnghe được tiếng gió thổi, ngửi thấy mùi không khí mằn mặn. Cậu có thểcảm thấy ánh nắngấm áp trên cánh tay. Nếu cậu viết vềcăn phòng nhỏtràn ngập khói thuốc lá, cậu có thểcá là người đọc sẽbắt đầu cảm thấy nhưkhông thởnổi. Và mắt cay xè. Văn nhưthếphần lớn nhà văn không viết được. Trong tác phẩm của cậu, có một dòng sức mạnh tựnhiên sinh động, tràn đầy sức sống. Ngay bây giờchúng chưa kết nối được với nhau đểlàm nên một tác phẩm hoàn chỉnh nhưng điều đó không có nghĩa là đã đến lúc - đóng nắp đàn lại."
Sumire im lặng khoảng mười, mười lăm giây. "Cậu không nói nhưvậy chỉđểanủi, động viên tớđấy chứ?"
"Không, tớkhông có ý vậy. Đó là một sựthực không thểphủnhận, đơn giản và rõ ràng."
"Giống nhưsông Moldau?"
"Cậu nói đúng. Giống nhưsông Moldau."
"Cámơn cậu," cô nói.
"Có gì màơn với huệ," tôi đáp.
"Có những lúc cậu đúng là điều ngọt ngào nhất. Nhưsựhòa trộn của Giáng sinh, kỳ nghỉhè và chú cún mới ra đời vậy."
Tôi lúng búng mấy tiếng mơhồnhưvẫn làm nhưvậy bất cứkhi nào được ai đó khen.
"Nhưng có một điều làm tớthấy phiền lòng," cô nói thêm. "Rồi sẽđến ngày cậu cưới một cô gái xinh đẹp nào đó và quên đi hết mọi điều vềtớ. Còn tớsẽkhông thểgọi điện cho cậu vào nửa đêm mỗi khi tớmuốn nữa. Phải thếkhông?"
"Bao giờcậu cũng có thểgọi vào ban ngày."
"Ban ngày thì khôngổn. Cậu chẳng hiểu gì cả, đúng không?"
"Cảcậu cũng không hiểu," tôi phản đối. "Hầu hết mọi người làm việc khi mặt trời lên và đêm xuống thì tắt đèn đi ngủ." Tôi nói nhưđang đọc thuộc lòng những vần thơđồng quê cho mình nghe giữa cánh đồng ngô.
"Hôm trước tớđọc một bài báo," cô nói, hoàn toàn không đểý lời của tôi. "Bài báo viết là những người đồng tính nữsinh ra đã nhưvậy rồi;ởtai trong của họcó một cái xương nhỏkhác hẳn với các phụnữkhác, và nó đã dẫn đến toàn bộsựkhác biệt. Cái xương nhỏnào đó có cái tên rất rắc rối. Nhưvậy bịđồng tính nữkhông phải do mắc phải mà do di truyền.
Một bác sí Mỹphát hiện ra điều này. Tớkhông biết vì sao ông ta nghiên cứu vấn đềnày nhưng từkhi đọc bài báo đó rồi thì tớkhông sao gạt khỏi đầu ý nghĩ cái xương nhỏvô tích sựđó đangởtrong tai tớ, tựhỏi cái xương nhỏbé tí của tớcó hình dáng nhưthếnào."
Tôi chẳng biết nói sao. Một sựim lặng buông xuống đột ngột nhưthìa dầu tươi bất ngờđược trút vào cái chảo rán to.
"Vậy cậu tin chắc cậu có cảm hứng tình dục với Miu?" Tôi hỏi.
"Chắc chắn một trăm phần trăm," Sumire đáp. "Khi tớởbên cạnh chịấy, cái xươngđó bắt đầu rung lên trong tai tớ. Giống nhưgió thổi qua vỏsò mong manh. Tớmuốn chịấy ôm tớ, đểmọi việc cứthếdiễn ra. Nếu đấy không phải là ham muốn tình dục thì chắc thứchảy trong huyết quản của tớchỉlà nước cà chua thôi."
"Hừm," tôi nói. Tôi còn có thểnói gì nữa đây?
"Điều đó giải thích mọi chuyện. Vì sao tớkhông muốn quan hệtình dục với bất kỳ người đàn ông nào. Vì sao tớkhông cảm thấy gì hết. Vì sao tớluôn nghĩ mình khác với mọi người."
"Có phiền không nếu tớnói ý kiến tầm thường của mình?"
"Cứnói đi."
"Bất kỳ lời giải thích hay lập luận logic nào lý giải mọi chuyện một cách dễdàng nhưthếđều gài bẫy bên trong. Tớđang nói từkinh nghiệm đấy. Có người đã nói rằng nếu một điều gì đó chỉdùng một cuốn sách cũng có thểgiải thích được thì điều đó không đáng đểgiải thích. Tớmuốn nói là đừng có lao vào bất kỳ kết luận nào hết."
"Tớsẽnhớđiều đó," Sumire nói. Và cuộc điện thoại ngừng, có phần đột ngột.
Tôi hình dung cảnh cô treoống nói lên, bước ra khỏi bốt điện thoại. Đồng hồcủa tôi chỉ3h30. Tôi vào bếp, uống một cốc nước, quay lại giường và nhắm mắt. Nhưng giấc ngủkhông đến. Tôi kéo rèm cửa, và trên bầu trời mặt trăng đang lơlửng nhưmột đứa trẻmồcôi nhợt nhạt, láu lỉnh. Tôi biết mình sẽkhông ngủlại được. Tôi pha một bình cà phê mới, kéo ghếlại gần cửa sổrồi ngồi xuống nhấm nháp phó mát và bánh quy giòn. Tôi ngồi, đọc sách, đợi trời sáng.

Chương 5
Đã đến lúc nói đôi lời vềtôi.
Cốnhiên đây là câu chuyện vềSumire, không phải vềtôi. Tuy nhiên, chuyện này được kểqua con mắt của tôi - câu chuyện Sumire là ai và cô làm gì - nên tôi cũng phải giải thích một chút vềngười kểchuyện. Nói cách khác là vềtôi.
Tôi thấy thật khó nói vềchính mình. Tôi luôn vấp phải câu hỏi ngược đời muôn thưởtôi là ai? Chắc chắn không ai biết vềmọi chuyện của tôi rõ nhưtôi. Nhưng đôi khi tôi nói vềmình thì tất cảnhững yếu tốkhác - các giá trị, các tiêu chuẩn, các giới hạn của chính tôi trong vai trò người quan sát - đã khiến tôi, người kểchuyện, phải chọn lọc và lựa ra những chi tiết vềtôi, người được kể. Tôi luôn bịxáo trộn bởi ý nghĩ mình sẽkhông vẽđược bức tranh thật khách quan vềmình.
Những việc kiểu này dường nhưkhông phải mối bận tâm đối với đa sốmọi người. Hễcó dịp là họlại thẳng thắn đến ngạc nhiên khi tựnói vềmình. "Tôi trung thực, cởi mởđến kỳ lạ," họsẽnói vậy, hoặc "Tôi là người dễtựái và không thuộc mẫu người dễdàng hòa hợp với mọi người," hoặc "Tôi rất giỏi cảm nhận cảm xúc thực sựcủa người khác." Nhưng tôichưa lần nào gặp được người nói rằng họdễdàng bịtổn thương hay làmtổn thương người khác mà chẳng có cơn cớrõ ràng gì. Những người tựcho là trung thực và cởi mở, không hềnhận thức được mình đang làm gì, vô tình viện một cái cớtựtạo nào đó đểđạt được điều mình muốn. Còn những người "giỏi cảm nhận cảm xúc thực sựcủa người khác" thì bịlừa phỉnh bởi những lời tang bốc rõ rành rành. Thếcũng đủđểtôi đặt ra câu hỏi: thực ra chúng ta biết rõ mình nhưthếnào?
Càng nghĩ vềđiều này tôi càng muốn đểchủđềtôi lại cho lần sau. Điều tôi muốn biết nhất bây giờlà hiện thực khách quan của những cáiởngoài bản thân tôi. Thếgiới bên ngoài quan trọng đối với tôi nhưthếnào, tôi duy trì cảm giác cân bằng nhờviệc cảm thấy hài lòng với nó nhưthếnào. Chỉnhưvậy tôi mới nắm bắt được rõ ràng hơn tôi là ai.
Những ý nghĩ kiểu này đã xuất hiện trong đầu tôi khi tôi còn niên thiếu. Giống nhưngười thợxây kéo căng dây và đặt các viên gạch chồng lên nhau, tôi xây dựng logic và suy đoán đã góp phần tạo nên quan điểm này, nhưng phần lớn nó dựa vào kinh nghiệm riêng của tôi. Lại nói đến kinh nghiệm, nhiều bài học đau đớn đã dạy cho tôi biết rằng đểnhững người khác tán thành quan điểm này thật là việc không dễchút nào.
Kết quảcủa tất cảchuyện này là ngay khi còn trẻtôi đã vạch ra một ranh giới vô hình giữa tôi và người khác. Dù tôi giao du với ai cũng vậy. Tôi luôn giữkhoảng cách, thận trọng theo dõi thái độngười khác đểhọkhông tiến gần hơn được chút nào. Tôi không dễtin những gì người khác nói. Đam mê duy nhất của tôi là sách và âm nhạc. Nhưbạn có thểđoán được, tôi sống một cách đơn độc.
Gia đình tôi không có gì đặc biệt. Thực ra nó rất đỗi bình thường đến nỗi tôi không biết bắt đầu từđâu. Cha tôi lấy bằng cửnhân khoa học tựnhiên tại một trường đại học địa phương và làm việcởphòng nghiên cứu của một nhà máy thực phẩm lớn. Ông thích golf và Chủnhật nào cũng ra sân. Mẹtôi mê mẩn thơtanka và thường tham dựcác cuộc bình thơ. Mỗi khi tên được xuất hiệnởmục thơtrên báo thì suốt cảmấy ngày bà vui nhưTết. Bà thích quét dọn nhưng ghét nấu nướng. Chịgái tôi, hơn tôi năm tuổi, thì ghét cảquét dọn lẫn nấu ăn. Những việc người khác làm thì chịcho là không phải việc của chị. Điều đó có nghĩa là từkhi đủlớn đểvào bếp thì tôi đã tựnấu mọi bữa ăn cho mình. Tôi mua sách dạy nấu ăn và học cách làm gần nhưmọi món. Theo tôi biết, tôi là đứa trẻduy nhất sống theo cách đó.
Tôi sinh raởSuginami, nhưng từnhỏgia đình tôi đã chuyển đến Tsudanuma thuộc quận Chiba và tôi lớn lên tại đó. Quanh nhà tôi đầy các gia đình viên chức nhưnhà tôi. Chịtôi luôn đứng đầu lớp; chịkhông thểchấp nhận nổi việc mình không phải là ngườiưu tú nhất và chịkhông đểý đến bất cứthứgì ngoài phạm vi yêu thích của mình. Chịchưa baogiờ- thậm chí chưa lần nào - dắt chó đi dạo. Chịtốt nghiệp khoa luật đại học Tokyo và năm sau thì vượt qua kỳ thi vào luật sưđoàn đặc biệt gian nan. Chồng chịlà một cốvấn quản trịdám nghĩ dám làm. Họmua một căn hộbốn phòng trong tòa nhà sang trọng gần công viên Yoyogi. Tuy nhiên,ởbên trong, tòa nhà đó gần nhưmột cái chuồng lợn.
Tôi thì ngược lại với bà chị, chẳng mấy quan tâm đến chuyện học hành hay điểm số. Không muốn làm rầu lòng bốmẹtôi thực hiện một cách đối phó những hoạt động nhưđến trường, hoàn thànhởmức tối thiểu việc nghiên cứu và làm bài tập vềnhà. Thời gian còn lại tôi đi đá bóng hoặc vềnhà nằm khiểng trên giường đọc hết cuồn tiểu thuyết này đến cuốn tiểu thuyết khác. Không có những buổi học thêm nhồi sọđiển hình của các bạn, cũng nhưkhông có chuyện kèm nhau học. Mặc dù vậy, học lực của tôi không đến nỗi xoàng. Với trình độnày, tôi tính chẳng cần phải luyện thi đến mụngười thì mình vẫn có thểvào được một trường đại học tửtế. Và quảnhiên mọi việc đã diễn ra đúng nhưvậy.
Tôi bắt đầu cuộc đời sinh viên và sống riêng trong một căn hộnhỏ. Ngay khi còn sốngởnhà tại Tsudanuma tôi đã khó nói chuyện tâm tình với gia đình. Chúng tôi cùng sống dưới một mái nhà nhưng bốmẹvà chịgái nhưngười xa lạvới tôi, vì tôi không biết họmuốn gìởcuộc sống. Và với họcũng tương tựnhưvậy, họkhông hềbiết tôi là người thếnào hay tôi mong mỏi điều gì. Không phải tôi biết mình muốn gìởcuộc sống - tôi không biết. Tôi thích đọc tiểu thuyết đểgiải trí nhưng viết văn thành biên tập viên hay nhà phê bình cũng không được vì thịhiếu của tôi thường cực đoan. Tôi quyết định nên coi tiểu thuyết là sởthích cá nhân thuần túy, không phải một phần công việc hay học tập của tôi. Vì vậy tôi không học văn mà học sử. Tôi không có chút hứng thú đặc biệt nào với lịch sửnhưng một khi đã bắt đầu nghiên cứu thì tôi lại thấy đây là một vấn đềvô cùng hấp dẫn. Tôi không có ý định làm nghiên cứu sinh và dành trọn cảđời mình cho sửhọc hay bất cứmôn nào khác, mặc dù thầy giáo hướng dẫn đã khuyên tôi nhưthế. Tôi thích đọc và suy nghĩ nhưng khó có thểthuộc kiểu người học thuật.
NhưPuskin đã nói:
Chàng không ham đào bởi vinh quang
Ẩn sâu dưới lớp bụi mà thời gian đểlại.
Tất cảnhững điều này không có nghĩa là tôi sẽtìm việc tại một công ty bình thường, bám lấy con đường của mình xuyên qua cuộc cạnh tranh sinh tử, rồi từng bước leo lên con dốc khó khăn của hình tháp tưbản chủnghĩa.
Vậy là, sau quá trình lựa chọn, tôi dừng lạiởnghềgiáo viên. Trường học chỉcách mấy ga tàu. Ông chú tôi tình cờcó mặt trong hội đồng giáo dục của thịxã đó và hỏi tôi liệu có muốn theo nghềgiáo không. Tôi không được đào tạo đầy đủnghiệp vụsưphạm nên chỉđược thuê làm trợgiáo, nhưng sau một thời gian ngắn đứng lớp thì tôi đã có đủđiều kiện đểthành giáo viên thực thụ. Tôi vốn không định theo nghềgiáo nhưng sau khi đã thực sựlàm thầy, tôi phát hiện ra mình kính trọng và yêu quý nghềnày sâu sắc hơn mình từng nghĩ. Thật ra, chính xác hơn, tôi nên nói tôi đã tình cờkhám phá ra bản thân mình.
Tôi đứng trước lớp, dạy các học sinh tiểu học những điều cơbản vềngôn ngữ, cuộc đời, thếgiới, và đồng thời nhận ra tôi cũng đang dạy lại chính mình những điều đó - được lọc qua cặp mắt và đầu óc của các học sinh này. Hãy làm cho đúng cách, đây là một kinh nghiệm mới mẻ. Thậm chí còn thấm thía nữa. Tôi có quan hệtốt với học sinh, với mẹchúng và đồng nghiệp.
Nhưng những câu hỏi cơbản vẫn ámảnh tôi: Tôi là ai? Tôi đang tìm kiếm cái gì? Tôi đang đi tới đâu?
Tôi tiến đến gần câu trảlời nhất khi trò chuyện với Sumire. Tuy nhiên, thay vì tựnói vềmình, tôi chăm chú lắng nghe cô, nghe những điều cô nói. Cô quẳng hết các loại câu hỏi cho tôi, và nếu tôi không thểtìm ra câu trảlời hay nếu câu trảlời của tôi không có ý nghĩa thì tốt hơn bạn hãy tin là cô sẽđểcho tôi biết. Khác với nhiều người cô trung thực, chân thành muốn nghe những điều tôi phải nói. Tôi gắng hết sức trảlời cô, và các cuộc trò chuyện của chúng tôi đã giúp tôi cởi mởbản thân mình hơn trước cô - và, đồng thời, với chính tôi.
Chúng tôi thường trò chuyện hàng giờ. Chẳng bao giờchúng tôi thấy chán, chẳng bao giờhết đềtài - tiểu thuyết, thếgiới, phong cảnh, ngôn ngữ. Chúng tôi trò chuyện cởi mởvà thân tình hơn bất kỳ cặp tình nhân nào.
Tôi đã hình dung sẽtuyệt vời biết bao nếu chúng tôi quảthật có thểlà người yêu của nhau. Tôi những muốn được cảm thấy làn daấm áp của cô trên da thịt mình.
Tôi hình dung hai đứa cưới nhau, sống cùng nhau. Nhưng tôi phải đối mặt với thực tếSumire không hềcó những cảm xúc lãng mạn nhưthếvới tôi, nói gì đến hứng thú tình dục. Thỉnh thoảng côởlại căn hộcủa tôi sau khi chúng tôi đã trò chuyện vài tiếng đồng hồ, nhưng không bao giờcó dù chỉlà một chút xíu dấu vết lãng mạn nào. Đến khoảng hai, ba giờsáng cô ngáp ngắn ngáp dài rồi leo lên giường, úp mặt vào gối của tôi, nhanh chóng ngủthiếp đi. Tôi trải chăn đệm xuống sàn nằm nhưng không tài nào ngủđược, đầu óc tràn ngập những hìnhảnh tưởng tượng, những ý nghĩ lộn xộn, tựghê tởm mình. Đôi khi những phảnứng thểxác không tránh được khiến tôi đau khổ, và tôi nằm thao thức khổsởcho tới sáng.
Thật khó chấp nhận việc Sumire hầu nhưkhông có cảm xúc, có lẽkhông một chút nào, dành cho tôi với tưcách một người đàn ông. Điều này nhiều khi khiến tôi đau đớn nhưcó ai đó cầm dao đâm vào bụng mình. Thếnhưng những giờphút tôi đượcởbên cô còn quý giá hơn bất kỳ điều gì. Cô giúp tôi quên đi nỗi cô đơn ngấm ngầm trong cuộc sống của tôi. Cô mởrộng thếgiới của tôi, giúp tôi hít một hơi thởsâu dễchịu. ChỉSumire có thểlàm được những việc đó cho tôi.
Đểxoa dịu nỗi đau và, tôi hy vọng, đểgiải tỏa bất kỳ căng thẳng tình dục nào giữa tôi và Sumire, tôi bắt đầu ngủvới những phụnữkhác. Tôi không nói mình là người thành công với phụnữ; tôi không phải người nhưvậy. Tôi không phải loại đàn ông sát gái, cũng không cho rằng mình có bất kỳ nét quyến rũ đặc biệt nào. Nhưng chẳng hiểu sao một sốphụnữvẫn say mê tôi và tôi khám phá ra rằng nếu tôi cứđểcho mọi chuyện diễn ra theo chiều hướng của nó thì chẳng có gì khó khăn trong việc kéo họlên giường với tôi. Những lần "đi tàu nhanh" nhưthếkhông bao giờkhơi dậy được đam mê cho tôi; cùng lắm chỉlà một kiểu khuây khỏa.
Tôi không giấu Sumire những chuyện lăng nhăng đó của mình. Cô không biết tường tận chi tiết mà chỉđại khái thôi. Có vẻnó không khiến cô bận tâm. Nếu trong những cuộc phiêu lưu tình ái của tôi có gì phiền toái thì đó là việc toàn bộđám phụnữđó đều lớn tuổi hơn tôi vàhoặc đã có chồng hoặc đã đính hôn hay có bạn trai hẳn hoi. Nhân tình mới nhất của tôi là một phụhuynh trong lớp. Chúng tôi ngủvới nhau khoảng mỗi tháng hai lần.
"Nó có thểlàm cậu xong đời đấy," một lần Sumire cảnh cáo tôi. Và tôi đồng ý. Nhưng vềchuyện này thì tôi chẳng thểlàm được gì nhiều.
Một ngày thứBảy đầu tháng Bảy, lớp tôi tổchức dã ngoại. Tôi dẫn tất cảba mươi lăm học sinh đi leo núiởOkutama. Khi đi thì không khí phấn chấn, vui vẻ, đểrồi lại rơi vào tình trạng hoàn toàn hỗn loạn. Khi lên tới đỉnh thì hai học sinh phát hiện ra chúng quên bỏsuất ăn trưa vào ba lô. Quanh đó thì làm gì có hàng quán nào, vậy là tôi đành chia cho chúng món nori- maki được nhà trường cấp cho tôi. Thành thửtôi chẳng còn gì đểăn. Có một em mời tôi ít chocolate, nhưng cảngày tôi chỉcó bằng đấy. Đến lượt một cô bé kêu không đi được nữa, và tôi phải cõng nó suốt dọc đường xuống núi. Hai cậu học sinh bắt đầu tranh giành đùa nghịch khiến một đứa ngã đập đầu vào vách đá. Nó bịchoáng nhẹnhưng máumũi chảy rất nhiều. Chẳng có gì khủng khiếp cả, nhưng áocậu bé nhuộm đầy máu cứnhưvừa trải qua một vụthảm sát. Nhưtôi đãnói, hoàn toàn hỗn tạp.
Khi vềđến nhà người tôi bã ra nhưmột thanh tà vẹt cũ. Tôi tắm táp, uống nước lạnh, leo lên giường mệt đến nỗi không còn nghĩ ngợi được gì, tắt đèn và ngủmột giấc ngon lành. Rồi chuông điện thoại reo: Sumire gọi. Tôi nhìn chiếc đồng hồđểbên giường. Tôi mới ngủđược khoảng một tiếng. Nhưng tôi không càu nhàu. Tôi chẳng còn hơi sức đâu mà kêu ca. Cũng phải có những ngày nhưthế.
"Chiều mai tớgặp cậu được không?" Cô hỏi.
Người phụnữbạn tôi sẽđến chỗtôi lúc sáu giờchiều. Chịta sẽđậu chiếc Toyota Celica màu đỏởbến dưới phố. "Tớrảnh đến bốn giờ," tôi nói.
Sumire mặc chiếc áo cánh trắng cộc tay, váy ngắn màu xanh nước biển và đeo cặp kính râm nhỏ. Vật trang sức duy nhất của cô là chiếc cặp tóc nhỏbằng nhựa. Một trang phục hết sức đơn giản. Cô hầu nhưkhông trangđiểm, phô bày vẻđẹp tựnhiên của mình cho cảthếgiới. Nhưng khônghiểu sao tôi không nhận ra cô ngay. Kểtừlần gặp trước đến nay mới ba tuần trôi qua nhưng cô gái ngồi đối diện tôiởbên bàn dường nhưthuộc vềmột thếgiới hoàn toàn khác, khác hẳn với Sumire tôi từng biết. Nói một cách nhẹnhàng, cô vô cùng xinh đẹp. Bên trong con người cô, một cái gì đó đang bừng nở.
Tôi gọi một cốc bia tươi nhỏ, còn cô gọi nước nho.
"Gần đây tớkhó mà nhận ra được cậu đấy," tôi nói.
"Tại đến kỳ đấy mà," cô vô tưnói, nhấp một ngụm nước nho quaống hút.
"Kỳ nào?" Tôi hỏi.
"Thời kỳ dậy thì chậm, tớđoán thế. Buổi sáng khi thức dậy và nhìn thấy mặt mình trong gương, nó dường nhưmặt của một người khác vậy. Nếu không cẩn thận tớcó thểbịbỏlại đằng sau mất."
"Vậy không phải tốt hơn là cứđểmặc nó đi hay sao?" Tôi nói.
"Nhưng nếu tớđánh mất mình thì còn có thểđi đâu chứ?"
"Nếu chỉtrong vòng vài ba ngày thì cậu cứđến chỗtớ. Cậu bao giờcũng được chào đón - cậu, chính người đã đánh mất cậu."
Sumire cười phá lên.
"Thôi không đùa nữa," cô nói, "trên thếgian này tớcó thểđi vềđâu chứ?"
"Tớkhông biết. Hãy nhìn vào mặt tích cực nhé: cậu đã bỏthuốc, cậu ăn mặc đẹp đẽsạch sẽhơn - thậm chí giờđôi tất của cậu cũng phù hợp nữa, và cậu biết nói tiếng Ý. Cậu đã học được cách đánh giá rượu, biết dùng máy tính, và ít nhất từgiờtrởđi đến đêm thì ngủđến sáng thì dậy. Nhất định cậu sẽtiến đến được một chỗnào đó."
"Nhưng tớvẫn không viết được dòng nào."
"Mọi sựđều có lúc thăng lúc trầm."
Sumire cắn môi. "Cậu có cho rằng cái tớđang trải qua là sựly khai không?"
"Ly khai?" Tôi mất một lúc không hiểu cô muốn nói gì.
"Ly khai. Phản bội lại đức tin, quan điểm của mình."
"Ý cậu nói là kiếm việc làm, ăn mặc đẹp và bỏviết tiểu thuyết?"
"Phải"
Tôi lắc đầu. "Lúc nào cậu cũng viết vì cậu muốn. Còn nếu đã không muốn nữa thì sao cậu lại viết? Cậu nghĩ cậu không viết thì sẽcó một cái làng bịcháy trụiư? Một con tàu sẽbịchìm? Thủy triều lên xuống thất thường? Hay kéo cuộc cách mạng chậm lại năm năm? Chẳng có đâu. Tớkhông nghĩ lại có ai gán cái nhãn ly khai đó."
"Vậy tớnên gọi nó thếnào?"
Tôi lại lắc đầu. "Cái từly khai lạc hậu lắm rồi. Không ai dùng nó nữa. May ra đến cái công xã còn lại nào đó thì vẫn có người dùng từđó. Tớkhông biết chi tiết, nhưng nếu cậu không muốn viết nữa thì với cậu thếlà xong xuôi rồi."
"Công xã à? Cậu muốn nói những chỗdo Lênin thành lập à?"
"Chúng được gọi là nông trang tập thể. Tuy nhiên chẳng còn cái nào hết."
"Không phải tớmuốn từbỏbiệc viết lách," Sumire nói. Cô ngẫm nghĩ một lúc. "Chỉcó điều cứkhi nào thửđặt bút thì tớlại chẳng viết được gì. Tớngồi vào bàn nhưng trong đầu rỗng tuếch - không ý tưởng, không ngôn từ, không cảnh trí. Không có gì. Cách đây chưa lâu tớcòn cảtriệu điều đểviết. Chuyện gì đã xảy ra với tớkia chứ?"
"Cậu đang hỏi tớà?"
Sumire gật đầu.
Tôi nhấp một ngụm bia lạnh và tập trung các suy nghĩ của mình.
"Tớnghĩ ngay bây giờcó lẽcậu đang tựđặt mình trong một cốt truyện hưcấu mới. Cậu đang bận rộn với nó, vì vậy không cần phải viết ra cảm xúc của mình. Vảlại, cậu bận quá."
"Cậu có làm nhưvậy không? Tựđặt mình trong một cốt truyện hưcấu á?"
"Tớnghĩ hầu hết mọi người đều sống trong một quyển tiểu thuyết. Tớcũng không phải ngoại lệ. Giống nhưbộtruyền lực xe hơiấy. Giữa cậu và thực tếcuộc sống nghiệt ngã cũng có bộtruyền lực nhưvậy. Cậu nhận lực thô từbên ngoài và dùng hộp sốđểđiều chỉnh nó sao cho mọi thứđược đồng bộ. Đấy là cách cậu giữcho cơthểyếuớt của mình không bịảnh hưởng. Cậu hiểu tớnói chứ?"
Sumire khẽgật đầu. "Và tớvẫn chưa hoàn toàn thích nghi với cốt truyện mớiấy. Có phải cậu muốn nói thếkhông?"
"Ngay bây giờvấn đềlớn nhất là cậu không biết mình đang viết loại tiểu thuyết nào. Cậu không biết cốt truyện; văn phong cũng chưa hìnhthành. Điều duy nhất cậu biết là tên nhân vật chính. Tuy nhiên, cốt tiểu thuyết mới này đang tái hưcấu con người cậu. Hãy cho nó thời gian, rồi nó sẽmang cậu đi theo dưới đôi cánh của nó, và cậu có thểthấy rõ một thếgiới mới. Nhưng cậu vẫn chưa đạt được điều đó, cậu vẫn đangởvịthếbấp bênh."
"Ý cậu là tớđã tháo bộtruyền lực cũ nhưng vẫn chưa thay xong bộmới? Và động cơvẫn chạy. Đúng không?"
"Cậu có thểhiểu nhưvậy."
Khuôn mặt Sumire trởlại với vẻu sầu quen thuộc và cô chọc chọc cáiống hút vào viên đá không may mắn trong cốc nước. Cuối cùng cô ngẩng lên.
"Tớhiểu cái cậu gọi là bấp bênh. Đôi khi tớcó cảm giác - tớkhông biết nữa - thật cô độc. Một kiểu cảm giác bất lực khi tất cảnhững thứquen thuộc đối với cậu đều đã bịlôi đi.Giống nhưkhông còntrọng lực nữa và tớtrôi dạt trong không trung, không biết mình đang đi vềđâu."
"Nhưvệtinh Sputnik mất tích?"
"Có lẽvậy."
"Nhưng cậu có Miu mà," tôi nói.
"Ít nhất là bây giờ."
Sựim lặng ngựtrịmột lúc.
"Cậu nghĩ Miu cũng đang tìm kiếm cái đó à?" Tôi hỏi.
Sumire gật đầu. "Tớtin chịấy cũng đang tìm kiếm. Có lẽcũng mạnh mẽnhưtớvậy."
"Gồm cảphương diện thểxác?"
"Thật khó nói. Tớkhông nắm bắt được. Ý tớlà thực chất cảm xúc của chịấy. Điều đó khiến tớthấy mất mát và bối rối."
"Câu đốmuôn thưở," tôi nói.
Sumire lại mím môi thay cho câu trảlời.
"Nhưng vềphần cậu," tôi nói, "cậu đã sẵn sàng đi rồi đấy."
Sumire gật đầu dứt khoát. Cô không thểnghiêm túc hơn. Tôi ngảngười ra ghế, vòng tay sau đầu.
"Sau tất cảchuyện này, đừng trởnên căm ghét tớ, được chứ?" Sumire hỏi. Giọng cô nghe nhưlời thoại trong bộphim đen trắng cũ của Jean - Luc Godard, trượt ra ngoài ý thức của tôi.
"Sau tất cảchuyện này, tớsẽkhông trởnên ghét cậu."
Lần gặp gỡtiếp theo của tôi và Sumire diễn ra hai tuần sau đó, vào ngày ChủNhật, khi tôi giúp cô chuyển nhà. Cô quyết định việc này một cách đột ngột và tôi là người duy nhất đến giúp. Ngoài sách thì cô chẳng có mấy đồđạc và toàn bộcông việc dọn dẹp đã xong xuôi trước cảkhi chúng tôi kịp nhận ra. Âu cũng là một cái lợi của kẻkhó.
Tôi mượn bạn chiếc Toyota nhỏvà chởđồđạc của cô đến nơiởmới tại Yoyoggi - Uehara. Căn hộnhìn có vẻkhông mới hay sang trọng, nhưngso với ngôi nhà gỗcổlỗcủa côởKichijoji - một nơi đáng đưa vào danhsách di tích lịch sử- thì đúng là một trời một vực. Một nhân viên bẩt động sản bạn Miu đã tìm giúp Sumire chỗnày; dù nằmởvịtrí thuận lợi nhưng giá thuê nhà hợp lý và phong cảnh đẹp. Nó còn rộng gấp đôi chỗcũ. Quảlà đáng chuyển đến. Công viên Yoyogiởgần đó, và nếu muốn cô có thểđi bộtới nơi làm việc.
"Từtháng sau tớsẽlàm việc năm ngày một tuần," cô nói. "Ba ngày một tuần dường nhưkhông thành vấn đề, và cậu sẽchịu đựng cảnh bắt xe đi lại dễhơn nếu ngày nào cũng phải làm vậy. Bây giờtiền thuê nhà của tớtăng lên, và Miu bảo tốt hơn tớnên đi làm đầy đủthời gian. Ý tớlà cóởnhà thì tớcũng không tài nào viết được."
"Nghe có vẻlà một ý tưởng hay ho đấy," tôi nhận xét.
"Cuộc sống của tớsẽcó quy củhơn nếu ngày nào tớcũng đi làm, và có lẽtớcũng sẽkhông đánh thức cậu vào ba rưỡi sáng nữa. Đó cũng là một điều hay."
"Một điều rất hay," tôi nói. "Nhưng thật buồn khi nghĩ đến chuyện cậu sống cách xa tớđến thế."
"Cậu thật sựcảm thấy thếà?"
"Tất nhiên. Cậu có muốn tớmoi tim ra cho cậu thấy không?"
Tôi đang ngồi trên sàn nhà trống trơn của căn hộmới, lưng dựa vào tường. Đồđạc Sumire gần nhưchẳng có gì nên nơiởmới trông nhưbịbỏhoang. Không có một cái rèm cửa sổnào, sách chưa được xếp lên giá đang chất đống trên sàn trông nhưđám trí thức tịnạn. Vật duy nhất đáng chú ý là chiếc gương đứng soi được cảngười đặt trên tường, món quà Miu tặng nhân dịp chuyển nhà. Tiếng quạkêu từphía công viên văng vẳng trong ngọn gió nhẹbuổi chiều tà.
Sumire ngồi xuống cạnh tôi. "Cậu biết không?" Cô hỏi.
"Chuyện gì?"
"Nếu tớlà một kẻđồng tính vô tích sựthì cậu vẫn là bạn tớchứ?"
"Dù cậu có phải kẻđồng tính vô tích sựhay không thì cũng chẳng có vấn đềgì hết. Hãy thửhình dung Những ca khúc thành công nhất của Bobby Darin mà lại thiếu mất 'Mack the Knife' xem. Nếu không có cậu thì cuộc đời tớcũng thếmà thôi.
Sumire nheo mắt nhìn tôi. "Tớkhông chắc mình hiểu phépẩn dụcủa cậu, nhưng có phải cậu muốn nói cậu sẽthật sựcảm thấy cô đơn?"
"Đầu đuôi câu chuyện đúng là nhưthếđấy," tôi nói.
*
* *
Sumire ngảđầu vào vai tôi. Tóc cô được kẹp ra phía sau bằng chiếc cặp nhỏ, và tôi có thểnhìn thấy đôi tai nhỏnhắn, xinh xắn của cô. Đôi tai đẹp đến nỗi bạn sẽcho rằng chúng đã đươc sáng tạo ra. Đôi tai mềm mại, dễbịtổn thương. Tôi có thểcảm thấy hơi thởcủa cô phảtrên da mình. Cô mặc quần soóc hồng và chiếc sơmi xanh nước biển giản dịbạc màu. Mùi mồhôi phảng phất. Mồhôi của cô và của tôi, hai thứmùi nhẹnhàng trộn lẫn.
Tôi muốn ôm ghì lấy cô. Tôi đột ngột cảm thấy ham muốn mãnh liệt được đẩy cô xuống sàn nhà ngay tại chỗ. Nhưng tôi biết làm thếcũng vô ích. Đột nhiên tôi thấy khó thở, mắt mờđi. Thời gian không còn lối thoát, quay vòng tại chỗ. Ham muốn phồng lên trong quần, cứng nhưđã.Tôi bối rối, hoảng loạn. Tôi cốgắng kiềm chế. Tôi hít căng ngực luồng khí mát mẻ, nhắm mắt, và bắt đầu chậm rãi đếm từng con sốtrong bóng tối bí hiểm. Ham muốn trong tôi trào sôi đến mức nước mắtứa ra.
"Tớcũng thích cậu," Sumire nói. "Thích hơn bất kỳ ai khác trên thếgian rộng lớn này."
"Ý cậu là sau Miu," tôi nói.
"Miu thì hơi khác một chút."
"Nhưthếnào?"
"Cảm xúc của tớđối với chịấy khác với những gì tớcảm thấy vềcậu. Ý tớlà...hừm. Nói thếnào nhỉ?"
"Những người thích kẻkhác giới bọn tớcó một thuật ngữdành cho nó," tôi nói. "Bọn tớsẽnói cậu đangởtrạng thái hứng tình."
Sumire bật cười. "Ngoài ý muốn trởthành nhà tiểu thuyết, tớchưabao giờmuốn bất kỳ cái gì nhiều đến thế. Tớluôn bằng lòng với những gì mình có. Nhưng bây giờ, ngay lúc này, tớmuốn Miu. Rất, rất nhiều. Tớmuốn có chịấy. Biến chịấy thành của tớ. Tớphải làm thế. Không có lựa chọn nào khác. Không hề. Tớkhông hiểu vì sao mọi việc lại ra nhưthế. Điều đó... có nghĩa gì không?"
Tôi gật đầu. Dương vật của tôi vẫn cứng ngắc, và tôi cầu mong Sumire không đểý.
"Groucho Max có một lời thoại tuyệt vời," tôi nói. "Cô ta yêu tôi đến mức không biết gì hết. Vì thếcô ta yêu tôi."
Sumire phá lên cười.
"Tớhy vọng mọi chuyện sẽkết thúc," tôi nói.
"Nhưng cậu phải hết sức cẩn thận. Cậu vẫn dễbịtổn thương lắm. Hãy nhớđiều đó."
Không nói một lời, Sumire cầm tay tôi siết nhẹ. Bàn tay nhỏnhắn mềm mại của cô hơi lấp loáng mồhôi. Tôi hình dung tay cô đang vuốt ve dương vật cứng nhưđã của mình. Tôi cốdập tắt ý nghĩ đó nhưng khôngthể. NhưSumire đã nói, không có lựa chọn nào khác. Tôi hình dung mình đang cởi chiếc áo phông, quần soóc rồi quần lót của cô. Cảm thấy núm vú căng cứng của cô dưới lưỡi mình. Đang giang rộng chân cô ra, đi vào chốnẩmướtấy. Chậm rãi, đi vào bóng tối sâu kín bên trong. Nó dụdỗtôi vào trong, bao bọc tôi, rồi đẩy tôi ra...Ảoảnh này túm lấy tôi, không buông tha. Tôi lại nhắm nghiền mắt, đểmặc khối thời gian đông đặc cuốn tôi đi. Mặt cúi xuống, tôi kiên nhẫn chờcho làn khí nóng thôi trên đầu tôi và biến mất.
"Bọn mình đi ăn tối nhé?" Sumire hỏi. Nhưng cuối ngày hôm đó tôi phải mang xe vềHino trảcho người bạn. Tuy nhiên, hơn bất cứđiều gì khác, tôi phải đượcởmột mình với ham muốn mãnh liệt của mình. Tôi không muốn Sumire dính líu sâu hơn nữa. Nếu côởbên cạnh thì tôi không biết liệu tôi có thểchếngựmình được đến mức nào. Bịdồn vào thếkhông có đường lùi thì tôi hoàn toàn có thểđánh mất mình.
"Thôi đươc, vậy tớ sẽ mời cậu một bữa ngon lành vào ngày nào đó gần đây. Có khăn trải bàn, rượu vang. Đồtrang trí. Có thểlà tuần tới," Sumire hứa khi chúng tôi chia tay. "Nhớdành cho tớmột ngày rảnh vào tuần tới nhé."
"Đồng ý," tôi nói.
Tôi liếc nhìn tấm gương có thểsoi được cảngười khi đi ngang qua nó và thấy khuôn mặt mình. Nét mặt kỳ lạ. Đó là khuôn mặt của tôi, đúng vậy, nhưng cái nét mặt đó từđâu ra vậy? Tôi không muốn lùi lại đểsăm soi kỹhơn.
Sumire đứngởlối vào của nơiởmới nhìn tôi đi khỏi. Cô vẫy tay tạm biệt, một cửchỉhiếm khi cô làm.
Rốt cuộc, nhưbao nhiêu lời hứa hen tốt đẹp trong đời chúng ta, cuộc hẹn ăn tốiấy không bao giờđược thực hiện. Đầu tháng Tám tôi nhận được một bức thưdài của cô.

Chương 6
Chiếc phong bì dán một con tem Ý to sặc sỡvà đóng dấu bưu điệm Rome, tuy nhiên tôi không biết nó được gửi đi khi nào.
Ngày bức thưđến, tôi đã đi Shinjuku, lần đầu tiên sau một thời gian khá lâu, mua một ít sách mớiởhiệu sách Kinokuiya và vào rạp xem bộphim của Luc Besson. Sau đấy tôi ghé vào quán bia, thưởng thức món pizza cá trồng và một cốc bia đen. Ngay trước giờcao điểm, tôi bắt chuyến tàu điện Chuo Line và đọc quyển sách mới mua cho tới lúc vềđến nhàởKunitachi. Tôi dựđịnh ăn tối qua loa rồi bật ti vi xem bóng đá. Cách sửdụng thời gian lý tưởng cho một ngày hè nghỉngơi. Nóng, một mình và tựdo, không làm phiền ai cũng nhưkhông bịai làm phiền.
Khi tôi vềtới nhà thì đã thấy bức thưtrên tấm thảm chùi chân. Trên phong bì không đềtên người gửi, nhưng nhìn nét chữtôi đã biết đó là thưcủa Sumire. Chữtượng hình, chắc nịch, cứng cáp, dứt khoát. Chữviết gợi tôi nhớđến những con bọcánh cứng được tìm thấy trong các kim tựtháp Ai Cập. Giống nhưchúng sẽbắt đầu bò ra nhung nhúc rồi lại biến mất vào trong bóng tối lịch sử.
Rome?
Tôi bỏthức ăn muaởsiêu thịvào tủlạnh rồi tựrót nước đá vào chiếc cốc cao thành cho mình. Tôi ngồi xuống chiếc ghếtrong bếp, lấy con dao xén rọc phong bì và đọc thư. Năm trang giấy viết thưcủa khách sạn Rome Excelrior chi chít những nét chữnhỏli ti bằng mực xanh. Chắc hẳn phải mất rất nhiều thời gian mới viết được dài nhưthế.Ởgóc trang giấy cuối cùng có vết bẩn, có lẽlà vết cà phê.
Cậu dạo này thếnào?
Tớcó thểtưởng tượng được cậu sẽphải kinh ngạc đến thếnào khi bất ngờnhận được bức thưtớgửi từRome. Tuy nhiên, cậu là người điềm tĩnh nên có lẽchỉriêng Rome thì vẫn chưa đủkhiến cậu ngạc nhiên. Rome quá nhiều khách du lịch. Phải là một nơi nào đó nhưGreenland, Timbuktu, hay eo biển Magellan, đúng không? Mặc dù tớcó thểnói với cậu là chính tớcũng thấy khó tin nổi mình đangởtại xứRome này.
Dẫu sao, tớcũng xin lỗi vì đã không mời cậu ăn tối nhưđã hẹn. Chuyến đi châu Âu này quá bất ngờ, ngay sau khi tớchuyển nhà. Rồi thì hoàn toàn phát điên lên trong mấy ngày ítỏi - chạy xin hộchiếu, mua vali, hoàn thành những việc mình đã bắt tay vào làm. Trí nhớtớkhông tốt lắm - tớkhỏi cần nói thì cậu cũng biết, đúng không - nhưng tớsẽcốgắng hết sức đểgiữlời hứa của mình. Tức là, những lời hứa mà tớnhớ. Chính vì vậy tớmuốn xin lỗi vì đã không thực hiện được cái hẹn ăn tối của chúng mình.
Tớthật sựthích nơiởmới của mình. Chuyển nhà chắc chắn là việc rất vất vả(tớbiết cậu đã cáng đáng phần lớn công việc, tớrất cảm kích vềđiều đó; hơn nữa, là phần việc nặng nhọc), nhưng một khi đã chuyển xong xuôi thì nó là một nơi rất đẹp. Tại nơiởmới của tớkhông có tiềng gà gáy nhưởKichijoji, thay vào đó lũ quạkêuầm ĩ chẳng khác gì những bà già lắm điều. Sáng sớm chúng tụlại hàng đàn trong công viên Yoyogi, kêu om sòm đến mức cậu sẽtưởng nhưsắp đến ngày tận thếvậy. Chẳng cần đến đồng hồbáo thức, vì hôm nào tớcũng bịtiếng huyên náo om sòm dựng dậy. Nhờvậy mà bây giờtớcũng giống cậu, sống theo kiểu nông dân ngủsớm dậy sớm. Tớbắt đầu hiểu ra cảm giác của người bịgọi dậy vào lúc ba rưỡi sáng. Bắt đầu hiểu, cậu nhớnhé.
Tớviết thưnày tại quán cà phê ngoài trờiởmột ngõ nhỏcủa Rome khi đang nhấp từng ngụm espresso đặc sệt nhưmồhôi quỷ, và tớcó cảm giác kỳ lạrằng mình không còn là chính mình nữa.Thật khó diễn tảbằng lời, nhưng tớcho rằng nó cũng giống nhưtớthiếp đi rất nhanh rồi ai đó đến, tháo rời tớra từng mảnh, rồi lại vội vã ghép lại nhưcũ. Một cảm giác kiểu nhưthếđấy. Cậu hiểu tớnói gì chứ?
Mắt tớnói rằng tớvẫn chính là con người cũ đó, nhưng có cái gìđó khác bình thường. Không phải là tớcó thểnhớmột cách rõ ràng "bình thường" là thếnào. Ngay khi bước ra khỏi máy bay tớđã không thểrũ bỏđược cáiảoảnh rất thực mang tính giải phá này.Ảoảnh? Tớnghĩ chính là cái từđó...
Ngồi tại đây, tựhỏi, "Trong tất cảmọi nơi trên thếgiới, sao mình lạiởRome?" và tất cảmọi vật xung quanh tớbắt đầu trởnên không thực. Tất nhiên nếu lần theo chi tiết việc tớđã đến đây nhưthếnào thì tớcó thểtìm được một lời giải thích, nhưng tớvẫn bịmắcởmột điểm. Cái tớđang ngồiởđây và cái hìnhảnh vềmình mà tớcó không đồng bộ. Nói cách khác, tớkhông đặc biệt cần phảiởđây, nhưng chẳng hiểu sao tớlạiởđây. Tớbiết mình nói năng mù mờnhưng cậu hiểu tớ, đúng không?
Có một điều tớcó thểchắc chắn: tớmuốn cậuởđây với tớ. Thậm chí dù đã có Miu bên cạnh tớvẫn thấy cô đơn khi xa cậu. Nếu chúng ta càng xa nhau thì tớbiết tớsẽcàng cảm thấy cô đơn hơn. Tớmuốn nghĩ rằng cậu cũng có cùng cảm giác đó.
Vậy là dù sao đi nữa, Miu và tớđangởđây, rong chơi khắp châu Âu. Chịấy phải lo một sốviệc kinh doanh và thoạt đầu chỉtính một mình sang Ý và Pháp trong hai tuần, nhưng rồi lại yêu cầu tớđi cùng với tưcách thưký riêng. Chịấy nói điều đó vào một buổi sáng, khiến tớhết sức kinh ngạc. Có thểtớđược gọi là "thưký riêng", nhưng tớkhông nghĩ mình giúp được gì nhiều cho chịấy, mặc dù vậy, đối với tớcó thêm kinh nghiệm thì cũng tổt; và Miu bảo chuyến đi này là quà chịấy tặng tớvì đã bỏthuốc. Thếlà tất cảnhững tháng vật vã, khổsởmà tớphải chịu đựng cuối cùng cũng đã được đền đáp.
Đầu tiên bọn tớhạcánhởMilan, đi thăm thú thành phố, sau đó thuê chiếc Alfa Romeo màu xanh theo xa lộtiến thẳng vềhướng Nam. Hai chịem tới mấy vườn nhoởTuscany và sau khi công việc xong xuôi thì nghỉlại vài đêm tại một khách sạn nhỏxinh đẹp, rồi đến Rome. Các cuộc giao dịch nếu không sửdụng tiếng Anh thì cũng là tiếng Pháp nên tớgần nhưngồi không, mặc dù tiếng Ý của tớrất hữu dụng trong những vấn đềthường nhật khi hai chịem đi chơi. Nếu bọn tớsang Tây Ba Nha (đáng tiếc là điều đó đã không xảy ra trong chuyến đi này) thì tớcó lẽsẽcó ích hơn cho Miu.
Chiếc Alfa Romeo bọn tớthuê là loại lái bằng tay nên tớkhông giúp được gì cả. Miu lái suốt. Chịấy có thểlái hàng giờmà dường nhưchẳng phải bận tâm. Tuscany là vùng toàn đồi núi, đường vòng, và thật vô cùng ngạc nhiên khi thấy chịtăng giảm sốmột cách êm ru; nhìn chịấy lái tớthấy (tớkhông đùa đâu) rùng hết cảmình. Đang cách xa Nhật Bản, được ngồi bên chịấy, với tớthếlà đã đủthỏa mãn rồi. Giá nhưbọn tớcó thểmãi mãi nhưthếnày.
Lần sau tớsẽviết vềtất cảcác món ăn và rượu hảo hạng bọn tớđã được thưởng thứcởÝ; bây giờmà kểthì mất nhiều thời gian quá.ỞMilan bọn tớla cà hết cửa hàng này đến cửa hàng khác. Quần áo, giầy dép, đồlót. Ngoài mấy bộpyjama (tớđã quên mang theo đồngủ) tớkhông mua gì hết. Tớkhông có nhiều tiền, hơn nữa có quá nhiều hàng đẹp khiến tớkhông biết bắt đầu từđâu nữa. Đó chính là hoàn cảnh khiến óc xét đoán của tớnổtung vì quá tải. Chỉcầnởbên cạnh Miu khi chịmua sắm cũng đã đủrồi. Chịấy đúng là bậc thầy mua sắm, chỉchọn những thứthượng hạng và chỉmua vài món chọn lọc. Giống nhưchỉăn miếng ngon nhất trên đĩa thức ăn. Rất khôn ngoan và tinh tế. Khi nhìn chịấy chọn mấy chiếc tất lụa và đồlót đắt tiền tớthấy gần nhưkhông thởnổi. Mồhôiứa ra trên trán. Nghĩ đến thì chuyện đó cũng khá kỳ lạ. Dù sao tớcũng là con gái. Tớcho rằng viết chuyện mua sắm thếđủrồi, viết hết thì thưquá dài mất.
Tại khách sạn bọn tớmỗi người một phòng. Vềvấn đềnày thì Miu có vẻrất dứt khoát. Chỉcó một lần,ởFlorence, do trục trặc trong khâu đặt chỗ, nên hai chịem phảiởchung phòng. Trong phòng có một chiếc giường đôi, nhưng chỉriêng việc được ngủchung phòng với chịấy đã khiến tim tớđập rộn lên. Tớliếc nhìn khi chịấy từphòng tắm bước ra, khăn quấn quanh người, liếc nhìn khi chịấy thay quần áo. Cốnhiên tớgiảvờkhông nhìn mà đang đọc sách nhưng tớvẫn hé mắt nhìn trộm. Miu có một thân hình thực sựtuyệt mỹ. Chịấy không khỏa thân hoàn toàn mà mặc bộđồlót nhỏtí xíu; nhưng thân hình chịấy cũng đã đủkhiến tởnghẹt thở. Mông thon, mẩy, một phụnữvô cùng hấp dẫn. Tớước gì cậu được thấy cảnh này, mặc dù nói thếcũng hơi kỳ quặc.
Tớ hình dung mình được ôm thân hình thon thả, mềm mạiấy. Đủloại hìnhảnh khiêu dâm của bọn tớùa đến trong đầu khi tớnằm trên giường cùng phòng với chịấy, và tớcảm thấy những ý nghĩ này đã đẩy tớđến một nơi nào đó khác. Tớnghĩ mình hơi quá kích động - đêmấy tớcó kinh, sớm hơn thường lệ. Nó mới đau đớn làm sao chứ. Hừm. Tớbiết kểlại chuyện này với cậu cũng chẳng đưa tớtới đâu. Nhưng dù sao đi nữa tớvẫn sẽtiến lên phía trước - chỉđểviết ra giấy những sựkiện đó.
Đêm qua bọn tớnghe hòa nhạcởRome. Tớkhông trông chờnhiều lắm, đang mùa vắng khách, nhưnghai chịem đã được thưởng thức một buổi trình diễn không thểtin được. Martha Argerich chơi bản Concerto số1 dành cho piano của Liszt. Tớthích mê bảnấy. Nhạc trưởng là Giussepe Sinopoli. Một buổi trình diễn tuyệt vời! Không thểnào cảm thấy chán khi nghe loại nhạc đó - nó là thứâm nhạc lạthường và dạt dào tình cảm nhất tớtừng nghe. Nghĩ lại thì có lẽnó quá hoàn hảo so với sởthích của tớ. Liszt cần một chút láu cá, tinh quái hơn, giống nhưâm nhạc trong buổi hội làng. Bỏnhững chỗphức tạp đi, đểtớcảm thấy rùng mình, đó là cái tớthích. Miu cũng đồng ý với tớđiểm này. Có liên hoan nhạc VivaldiởVenice và bọn tớbàn chuyện tới đó. Miu và tớcó thểtrò chuyện không dứt vềâm nhạc, ý nhưtớvà cậu nói chuyện vềvăn học vậy. Thưtớkhá dài rồi phải không? Lần nào cũng vậy, hễcầm bút lên là tớkhông sao dừng lại giữa chừng được. Tớbao giờcũng nhưvậy cả. Người ta hay nói con gái có giáo dục thì đừng cóởchơi lâu đến nỗi chẳng ai muốn tiếp nữa, nhưng khi đã bắt đầu viết (có lẽkhông chỉkhi viết?) thì lối cưxửcủa tớđúng là không cứu chữa nổi. Thỉnh thoảng gã hầu bàn áo vét trắng lại ngó vềphía tớvới vẻmặt khó chịu. Nhưng tay tớđã mỏi rồi, tớthừa nhận. Vảlại, giấy cũng sắp hết.
Miu đang đi thăm một người bạn cũởRome, còn tớlang thang quanh mấy con phốgần khách sạn rồi quyết định rẽvào quán cà phê này ngồi nghỉvà viết thưcho cậu. Cứnhưlà tớđangởđảo hoang và gửi một tin nhắn trong chai vậy. Điều kỳ lạlà, khi không có Miu tớchẳng muốn đi đâu cả. Tớvượt qua bằngấy đoạn đường đểtới Rome (và có lẽsẽkhông quay lại lần nào nữa) nhưng tớkhông tài nào lôi được mình dậy đểđi thăm những đống đổnát - người ta gọi chúng là gìấy nhỉ? - hay các đài phun nước nổi tiếng đó. Hay thậm chí đi mua sắm. Chỉcần ngồi đây trong quán cà phê, ngửi mùi thành phốnhưmột con chó, lắng nghe giọng nói và cảâm thanh, quan sát khuôn mặt khách qua đường.
Đột nhiên, khi viết lá thưnày cho cậu, tớcó cảm giác những gì tớmiêu tảởđầu thư- cảm giác bịtháo rời kỳ lạ- bắt đầu mờnhạt. Giờđây nó không còn làm tớlo lắng nhiều nhưthếnữa. Giống nhưcảm giác của tớkhi nửa đêm gọi điện cho cậu và vừa kết thúc cuộc nói chuyện, bước ra khỏi bốt điện thoại. Phải chăng cậu đã có được kiểu tác động nhưthếđối với tớ?
Cậu nghĩ sao? Dù sao đi nữa, xin cậu hãy cầu chúc cho tớđược may mắn và hạnh phúc. Tớcần lời cầu chúc của cậu.
Tạm biệt.
Tái bút. Có lẽtớsẽvềnhà ngày 15 tháng Tám. Rồi chúng ta có thểcùng ăn tối - tớhứa đấy! - trước khi hết hè.
Năm ngày sau bức thưthứhai đến, mang dấu bưu điện của một ngôi làngởPháp nào đó chẳng mấy tiếng tăm. Thưnày ngắn hơn thưtrước. Miu và Sumire bỏchiếc xe thuê lại Rome và bắt tàu tới Venice. Phần lớn các buổi hòa nhạc được tổchứcởnhà thờnơi Vivaldi làm linh mục. "Nếu sáu tháng nữa không nghe Vivaldi thì với tớvẫnổn," Sumire viết. Cô miêu tảsựngon lành của những món hải sản cuộn nướngởVenice một cách sinh động đến mức tôi những muốn lao ngay đến đó và tựmình nếm thử.
Sau Venice họquay vềMilan rồi bay sang Paris. Họdừng chân tại đấy, mua sắm chút ít, sau đó đáp tàu đi Burgundy. Hai chịem nghỉlạiởngôi nhà đồsộ, thật ra là một trang viên, của người bạn thân của Miu. Cũng nhưởÝ, Miu thường đến thăm mấy vườn nho nhỏbàn chuyện làm ăn. Những trưa rảnh rỗi hai chịem mang theo bữa ăn trưa ngoàitrời và dạo bước trong khu rừng gần đó. Cốnhiên là trong túi luôn có thêm hai chai vang. "Vangởđây ngon nhất thếgiới," Sumire viết.
Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác thì có vẻnhưkếhoạch quay vềNhật vào ngày 15 tháng Tám nhưdựđịnh ban đầu của bọn tớsẽthay đổi. Sau khi xong việcởPháp hai chịem có thểđi nghỉít ngàyởmột hòn đảo Hy Lạp. Quý ông người Anh bọn tớtình cờgặpởđây - xin cậu nhớcho là quý ông thực sựđấy nhé - có một biệt thựtrên đảo và đã mời hai chịem vềđấy bao lâu cũng được. Thật là tin vui! Miu cũng thích ý tưởngấy. Bọn tớcần phải được gác công việc sang một bên, thỉnh thoảng xảhơi, thưgiãn. Hai chịem nằm dài trên bãi biển Aegean cát trắng lóa, hai bầu vú xinh đẹp phơi dưới ánh mặt trời, nhấp từng ngụm vang mùi nhựa thông, ngắm mây trôi. Nghe có tuyệt không?
Chắc chắn là tuyệt rồi, tôi nghĩ.
Chiều hôm đó tôi đến bểbơi công cộng bơi một lúc, trên đường vềnhà ghé vào một tiệm cà phê tửtếcó máy lạnh ngồi đọc sách khoảng một giờ. Vềtới nhà, trong lúc làủi ba chiếc sơmi, tôi đã nghe hết cảhai mặt đĩa hát "Mười năm sau". Là áo xong, tôi uống một ít bia giá rẻmuaởcửa hàng hạgiá pha với nước khoáng Perrier và theo dõi trận bóng đã được tôi ghi hình lại. Cứmỗi khi thấy một cú chuyền bóng tôi lại nghĩ mình sẽkhông làm được nhưvậy, tôi lắc đầu thởdài. Chê bai khuyết điểm của người lạlà việc dễthực hiện - và khá dễchịu.
Xem xong trận bóng tôi thảngười vào ghế, nhìn chăm chăm lên trần nhà và tưởng tượng hìnhảnh Sumire trong ngôi làng Pháp đó. Bây giờthì cô đãởtrên hòn đảo Hy Lạp rồi. Nằn trên bãi biển, ngắm mây trôi. Dùởđâu thì cô cũng rất xa tôi. Rome, Hy Lạp, Timbuktu, Aruanda -ởđâu cũng vậy thôi, đâu cũng là xa cả. Cô đangởrất xa. Nói tóm lại thì có vẻnhưtrong tương lai, Sumire càng lúc càng cách xa hơn. Điều đó khiến tôi buồn. Tôi thấy mình nhưmột con côn trùng vô tích sựnào đó chẳng có lí do gì đặc biệt mà cứbám lấy bức tường đá cao trong đêm lộng gió, không dựđịnh, không niềm tin. Sumire nói cô nhớtôi. Nhưng cô có Miubên cạnh. Tất cảnhững gì tôi có là - tôi. Lúc nào cũng vậy.
Sumire không quay vềvào ngày 15 tháng Tám. Điện thoại của cô vẫn chỉcó một câu ghi âm cụt ngủn Tôi đang đi vắng. Một trong những món đồđầu tiên cô sắm sau khi chuyển nhà là chiếc điện thoại có máy trảlời tựđộng, vì vậy cô khỏi phải giữa đêm cầm ô đi ra bốt điện thoại. Một ý tưởng tuyệt hảo. Tôi không đểlại lời nhắn.
Ngày 18 tôi lại gọi cho cô nhưng nhận được cùng câu ghi âm đó. Sau tiếng bíp vô hồn tôi đểlại tên và lời nhắn đơn giản khi nào cô vềthì hãy gọi cho tôi. Chắc hẳn cô và Miu thấy thích thú với hòn đảo Hy Lạp của họquá đến mức chẳng muốn rời khỏi đó.
Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc gọi, tôi chỉđạo một buổi bóng đáởtrường và ngủmột lần với người bạn gái của mình. Chịcó làn da rám nắng, vừa cùng chồng và hai con đi nghỉởBali về. Khi ôm chịtôi lại nghĩ đến Sumireởhòn đảo Hy Lạp.Ởtrong chị, tôi vẫn không thểkhông nhớđến cơthểSumire.
Nếu không biết Sumire thì có lẽtôi đã dễdàng yêu người phụnữlớn hơn tôi bảy tuổi này (và con chịlà học trò của tôi). Chịxinh đẹp, mạnh mẽ, phúc hậu. Chịtrang điểm hơi quá so với ý thích của tôi, nhưngăn mặc đẹp. Chịlo sẽbịtăng cân, nhưng lẽra không cần phải bận tâm thế. Tôi chắc chắn không có gì phàn nàn vềthân hình gợi cảm của chị. Chịbiết mọi ham muốn của tôi, tất cảnhững gì tôi muốn và không muốn. Chịbiết nên tiến xa đến mức nào và khi nào thì nên dừng lại, cảtrong và ngoài giường. Khiến tôi cảm thấy mình nhưđược bayởkhoang hạng nhất.
"Gần một năm nay tôi không ngủvới chồng," chịthổlộkhi nằm trong vòng tay tôi. "Cậu là người duy nhất đấy."
Nhưng tôi không thểyêu chịđược. Bất kểvì lý do gì, mối quan hệcủa tôi và chịkhông có được sựgần gũi tựnhiên, vô điều kiện nhưgiữa tôi và Sumire. Có một bức màn mỏng manh, trong suốt luôn ngăn giữa hai chúng tôi. Dù nhìn thấy hay không thì vẫn có một hàng rào. Lần nào gặp nhau, chúng tôi cũng vấp phải sựim lặng khó xử- nhất là khi chia tay. Điều này không bao giờxảy ra với tôi và Sumire.Ởbên người phụnữnày tôi càng thấy rõ một điều không thểphủnhận: tôi cần Sumire hơn baogiờhết.
Sau khi người phụnữra về, tôi đi dạo một mình, lang thang vô định một lúc, rồi ghé vào quán rượu cạnh bến xe và gọi một cốc Canadian Club rẻtiền. Bao giờcũng vậy, vào những lúc nhưthếnày, tôi luôn cảm thấy mình là con người khốn khổnhất đời. Tôi nhanh chóng uống cạn cốc đầu tiên và gọi cốc nữa, nhắm mắt nghĩ vềSumire. Sumire, áo hởngực, đang tắm nắng trên bãi cát trắng của hòn đảo Hy Lạp. Bàn bên cạnh tôi, bốn cô cậu sinh viên đang uống bia, cười đùa vui vẻ. Một bài hát cũ của Huey Lewis và nhóm New đang được trình diễn. Tôi có thểngửi thấy mùi bánh pizza nướng.
Thời trẻcủa mình đã trôi qua khi nào vậy? Tôi chợt nghĩ. Nó đã qua thựcư? Dường nhưchỉmới hôm qua thôi tôi vẫn còn là đứa trẻmới lớn. Hồiấy Huey Lewis và nhóm New có mấy bài hát được xếp hạng cao. Chỉmới mấy năm thôi. Và giờkhi tôi ngồi đây, trong một cái vòng khép kín, quay bánh xe của mình. Biết mình sẽchẳng đi tới đâu, nhưng vẫn quay nhưvậy. Tôi phải làm thế. Phải duy trì việc đó nếu không tôi sẽkhông thểnào sống sót.
Đêmấy tôi nhận được một cuộc điện thoại từHy Lạp. Lúc hai giờsáng.
Nhưng đó không phải Sumire. Đó là Miu.

Chương 7
Điều đầu tiên tôi nghe thấy là giọng đàn ông trầm trầm nói tiếng Anh rất nặng, kêu tên tôi oang oang, rồi hét lên, "Tôi gặp đúng người chứ?" Tôi đang ngủsay sưa. Đầu óc tôi trống rỗng, nhưcánh đồng lúa trong mưa dông, và tôi không thểnghĩ được sẽxảy ra chuyện gì. Tấm khăn trải giường vẫn phảng phất kýức cuộc ân ái ban chiều, và hiện thực thì rối tung lên nhưchiếc áo len cài nhầm khuy. Người đàn ông nhắc lại tên tôi. "Tôi gặp đúng người chứ?"
"Ông gặp đúng người rồi," tôi đáp. Dường nhưnó không giống tên tôi, nhưng chuyện gì đến thì đã đến rồi. Có tiếng lạo xạo một lúc nhưcó hai luồng không khí khác nhau va đập mạnh.
Tôi nghĩ chắc Sumire gọi cuộc điện thoại quốc tếtừHy Lạp. Tôi đểống nghe ra xa tai một chút, đợi giọng nói của cô vang lên tiếp tục câu chuyện. Nhưng giọng nói tôi nghe sau đó lại không phải của Sumire mà là của Miu.
"Tôi chắc anh đã nghe Sumire nói vềtôi?"
"Vâng, tôi có nghe," tôi đáp.
Giọng chịtrên điện thoại méo đi vì khoảng cách xa xôi, vì tác động của chất vô cơ, nhưng tôi vẫn cảm nhận được sựcăng thẳngẩn chứa trong đó. Một cái gì đó cứng và rắn chắc nhưđám mây băng qua đường dây điện thoại tràn vào phòng khiến tôi tỉnh ngủhẳn. Tôi ngồi bật dậy trên giường, vươn thẳng người, cầm chặtống nghe.
"Tôi phải nói nhanh," Miu nói không ra hơi. "Tôi đang gọi từmột hòn đảo Hy Lạp, và gần nhưkhông thểliên lạc được với Tokyo, có khi đang nói cũng bịngắt giữa chừng. Tôi thửnhiều lần rồi, và cuối cùng thì cũng kết nối được. Vì vậy anh cho phép tôi bỏqua phép xã giao đểvào việc ngay chứ?"
"Chịcứnói," tôi đáp.
"Anh có thểđến đây được không?"
"Đến đây, chịmuốn nói là Hy Lạp?"
"Vâng. Càng sớm càng tốt."
Tôi buột miệng thốt ra ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu. "Có chuyện gì xảy ra với Sumire à?"
Miu dừng lại lấy hơi. "Tôi vẫn chưa biết. Nhưng tôi nghĩ côấy muốn anh đến đây. Tôi chắc chắn thế."
"Chịnghĩ côấy muốn thế?"
"Tôi không thểnói chuyện này qua điện thoại được. Sẽchẳng có hiệu quảgì khi chúng ta bịcắt giữa chừng, vảlại đây là vấn đềtếnhị, và tôi muốn nói chuyện trực tiếp với anh hơn. Tôi sẽthanh toán vé khứhồi cho anh. Chỉcần anh đến. Càng sớm càng tốt. Hãy mua vé đi. Hạng nhấtấy, anh thích nhưthếnào cũng được."
Mười ngày nữa năm học mới sẽbắt đầu. Tôi phải quay vềtrước khi khai giảng, nhưng nếu tôi muốn thì một chuyến dạo chơi Hy Lạp cũng không phải điều không thể. Theo kếhoạch thì trong kỳ nghỉtôi phải đến trường hai lần đểhoàn thành một sốviệc nhưng tôi có thểnhờngười khác làm hộ.
"Chắc là tôi có thểđi được," tôi nói. "Đúng vậy, tôi nghĩ mình có thểđi được. Nhưng chính xác thì tôi phải đến đâu?"
Miu nói tên hòn đảo. Tôi ghi những điều Miu nói vào bìa trong một cuốn sách đểcạnh giường. Tên hòn đảo nghe quen quen.
"Anh bay từAthens đến Rhodes rồi đi phà. Mỗi ngày có hai chuyến phà ra đảo, một vào buổi sáng và một vào buổi chiều. Tôi sẽđến cảng đón anh bất cứkhi nào phà tới. Anh đến chứ?"
"Tôi nghĩ là mình sẽthu xếp được. Chỉcó điều..." Tôi chưa kịp nói hết câu thì đường dây đã bịcắt. Đột ngột, thô bạo, nhưcó người cầm rìu chặt vào dây thừng vậy. Và lại là tiếng lạo xạo khó chịu đó. Hy vọng liên lạc được nối lại, tôi ngồi yên một lúc,ống nghe áp bên tai, chờđợi, nhưng tất cảnhững gì tôi nghe thấy là tiếng động khó chịuấy. Tôi gác máy và rời khỏi giường. Trong bếp, tôi uống một cốc trà lúa mạch lạnh, tựa lưng vào tủlạnh, cốsắp xếp lại những suy nghĩ trong đầu.
Tôi có thực sựphải lên máy bay và vượt bằng đấy đoạn đường tới Hy Lạp?
Câu trảlời là phải. Tôi không có lựa chọn nào khác. Tôi lôi từgiá sách xuống tập bản đồthếgiới đểxác định vịtrí của hòn đảo Miu nói. Nó nằm gần Rhodes, chịnói vậy, nhưng không dễtìm ra nó giữa vô sốhòn đảo rải rác trên biển Aegean. Tuy nhiên, cuối cùng tôi cũng phát hiện ra tên của nơi mình đang tìm kiếm được in nhỏxíu. Một hòn đảo nhỏnằm cạnh biên giới ThổNhĩ Kỳ. Nhỏtới mức thật sựbạn không thểnói được hình thù của nó.
Tôi lấy hộchiếu ra khỏi ngăn kéo và kiểm tra thấy nó vẫn còn hiệu lực. Sau đó tôi gom hết tiền mặt có trong nhà tống vào ví. Sốtiền không nhiều nhưng sáng ra tôi có thểrút thêm tiềnởngân hàng. Tôi có ít tiền tiết kiệm và khoản tiền thưởng mùa hè hoàn toàn chưa dùng đến. Khoản tiền này cộng với thẻtín dụng là đủcho tôi mua vé khứhồi đến Hy Lạp. Tôi nhét mấy bộquần áo vào một cái túi thểthao bằng nhựa kèm theo bộđồvệsinh. Thêm hai cuốn tiểu thuyết của Joseph Conrad tôi định đọc lại. Tôi phân vân không biết có nên mang theo đồbơi không,nhưng cuối cùng cũng mang đi. Có lẽkhi tôi đến đó thì mọi vấn đềdù là gì đi nữa cũng đều được giải quyết, mọi người đều vui vẻ, khỏe mạnh, mặt trời lơlửng yên bình trên bầu trời, và tôi có thểbơi lội thỏa thích một, hai lần trước khi phải quay về- dĩ nhiên đó sẽlà kết quảtốt đẹp nhất đối với tất cảnhững ai có liên quan.
Thu xếp đồđạc xong xuôi, tôi tắt đèn, ngảđầu xuống gối, cốgắng ngủlại. Mới hơn ba giờ, tôi vẫn có thểchợp mắt một chút trước khi trời sáng. Nhưng tôi không thểngủđược. Tiếng lạo xạo khó chịu đó vẫn đều đều gõ trong huyết mạch tôi. Sâu thẳm trong đầu mình tôi có thểnghe thấy giọng người đàn ông đó, đang quát tên tôi. Tôi bật đèn, lại rời khỏi giường, vào bếp pha một cốc trà đá uống. Rồi tôi xem xét toàn bộcuộc nói chuyện với Miu, từng từmột từđầu tới cuối. Lời chịnói nghe mông lung, mơhồ, đầy ám chỉ. Nhưng trong những gì chịnói có hai việc. Tôi ghi lại vào sổghi nhớ:
1. Có chuyện xảy ra với Sumire. Nhưng Miu không biết là chuyện gì.
2. Tôi phải đến đó càng sớm càng tốt. Sumire, theo Miu, cũng muốn thế.
Tôi nhìn chằm chằm vào cuốn sổghi nhớ. Và gạch dưới hai từ:
1. Có chuyện xảy ra với Sumire. Nhưng Miukhông biếtlà chuyện gì.
2. Tôi phải đến đó càng sớm càng tốt. Sumire, theo Miu, cũng muốn thế.
Tôi không thểhình dung nổi có chuyện gì xảy ra với Sumire trên hòn đảo nhỏHy Lạpấy. Nhưng tôi chắc chắn đó phải là chuyện xấu. Vấn đềlà xấu nhưthếnào? Từgiờđến sáng tôi cũng không thểlàm được gì cả. Tôi ngồi trên ghếchân gác lên bàn, đọc sách và chờánh sáng đầu tiên xuất hiện. Nó dường nhưdài vô tận.
Ngay khi trời hửng sáng, tôi bắt chuyến tàu Chuo Line đến Shinjuku, nhảy lên tàu Narita Express và tới sân bay. Đến chín giờtôi rảo qua quầy bán vé thì mới hay không có chuyến nào bay thẳng từNarita đến Athens. Sau một hồi mò mẫm tôi mua vé hạng thương nhân của hãng KML bay đi Amsterdam. Từđấy tôi có thểbay đến Athens. Rồi từAthens tôi sẽlên chuyến bay nội địa của hãng Olimpic đến Rhodes. Hãng KML lo hết vụnày. Nếu không có gì trục trặc thì hai chặng chuyển tiếp của tôi sẽhanh thông. Đấy là cách nhanh nhất đểđến đó. Tôi mua vé khống cho chuyến khứhồi nên trong vòng ba tháng tới tôi có thểvềlúc nào cũng được. Tôi trảtiền bằng thẻtín dụng. Ông có gửi hành lý không? Họhỏi tôi. Không, tôi đáp.
Còn thời gian trước khi cất cánh, vì vậy tôi ăn sáng tại nhà hàng sân bay. Tôi rút ít tiền mặt từmáy ATM và đổi sang séc du lịch. Tiếp đó tôi mua cuốn hướng dẫn du lịch Hy Lạpởhiệu sách. Tên hòn đảo Miu nói với tôi không xuất hiện trong cuốn sách nhỏnày nhưng tôi cần biết thông tin vềđất nước đó - tiền tệ, khí hậu, những vấn đềcơbản. Ngoài lịch sửHy Lạp cổvà kịch cổđiển thì tôi chẳng biết mấy vềmảnh đất này. Cũng chỉngang bằng kiến thức của tôi vềđịa lý sao Mộc hay cách vận hành bên trong của hệthống làm lạnh xe Ferrari mà thôi. Cảđời mình tôi chưa một lần tính đến khảnăng tới Hy Lạp. Ít nhất là cho tới hai giờsáng cái ngày đặc biệt đó. Ngay trước buổi trưa tôi gọi điện cho một đồng nghiệp. Tôi bảo cô là một người bà con của tôi gặp tai nạn nên tôi phải rời Tokyo khoảng một tuần, không biết cô có thểgiúp tôi giải quyết công việcởtrường cho đến lúc tôi quay vềkhông. Không sao cả, cô đáp. Chúng ta đã nhiều lần giúp đỡnhau nhưvậy nên chuyện này không có gì khó khăn cả. "Vậy anh đi đâu?" Cô hỏi. "Shikoku," tôi đáp. Tôi không thểnói rõ với cô tôi đang trên đường tới Hy Lạp.
"Rất tiếc khi nghe tin này," cô nói. "Dù sao đi nữa, hãy bảo đảm là anh sẽquay vềkịp khai giảng năm học mới. Và nếu được thì nhớmua quà kỷniệm cho tôi nhé?"
"Nhất định rồi," tôi đáp. Sau này tôi sẽmua quà.
Tôi vào phòng đợi của hành khách hạng thương nhân, ngảmình lên ghếvà thiếp đi chốc lát, một giấc ngủchập chờn. Thếgiới đã mất đi mọi ý nghĩa của thực tại. Màu sắc thì gượng gạo, chi tiết thì sống sượng. Phông bằng giấy bồi, các ngôi sao làm từlá nhôm. Đâu đâu cũng thấy hồdán và mũ đinh. Tiếng loa thông báo của sân bay ong ong trong đầu tôi. "Tất cảhành khách đi chuyến bay 275 của hãng hàng không Air France tới Paris." Trong trạng thái chập chờn ngủkhông ra ngủthức không ra thức đó tôi nghĩ vềSumire. Giống nhưcuốn phim tài liệu vềhàng bao tháng năm quá khứ, từng cảnh một lại khơi lên trong tâm trí những nơi chốn, những khoảng thời gian chúng tôi chia sẻcùng nhau. Trong cảnh náo nhiệt của sân bay, giữa các hành khách đi tới đi lui, cái thếgiới mà tôi chia sẻvới Sumire dường nhưthật tồi tàn, mong manh và bấp bênh. Cảhai đứa tôi đều không biết chuyện gì thực sựquan trọng cũng nhưkhông có khảnăng điều chỉnh nó. Không có gì vững chắc đểchúng tôi có thểdựa vào. Chúng tôi gần nhưlà hai con sốkhông vô hạn, chỉlà hai sinh vật nhỏnhoi đáng thương đi từsựlãng quên này đến sựlãng quên khác.
Tôi thức giấc, vã mồhôi, chiếc áo dính chặt vào ngực. Cơthểbơphờ, đôi chân tê cứng. Tôi cảm thấy nhưmình bịbầu trời u ám nuốt chửng. Chắc hẳn trông tôi có vẻnhợt nhạt. Một nhân viên phòng đợi lo lắng hỏi tôi có sao không. "Tôi bình thường," tôi đáp, "chỉdo nóng thôi." Ông muốn uống chút gì lạnh không? Cô hỏi. Tôi đắn đo chốc lát rồi đềnghịbia. Cô mang cho tôi một chiếc khăn mặt lạnh, một lon Heineken và một gói lạc tẩm muối. Sau khi lau khuôn mặt đẫm mồhôi và uống hết nửa lon bia, tôi cảm thấy khá hơn. Và tôi có thểthiếp đi một lúc.
Máy bay rời Narita gần nhưđúng giờvà theo đường cực Bắc tới Amsterdam.
Muốn ngủthêm chút nữa nên tôi uống một ít whisky, và khi thức dậy thì ăn tối nhẹ. Do không thấy ngon miệng nên tôi bỏbữa sáng. Tôi muốn giữđầu óc bận rộn nên khi thức tôi tập trung đọc Conrad.
Đến Amsterdam tôi chuyển máy bay đi Athens, tới phòng đợi dành cho hành khách đi chuyến bay nội địa và lên chiếc 727 bay đến Rhodes. Hành khách trên máy bay phần lớn là thanh niên sôi nổi đến từmọi đất nước có thểhình dung ra được. Tất cảhọđều rám nắng, mặc áo phông hay áo ngắn tay và quần bò ngố. Phần đông thanh niên đểrâu (hoặc quên không cạo) và buộc tóc đuôi ngựa. Tôi trông có vẻlạc lõng trong chiếc quần màu be, áo sơmi thểthao ngắn tay và áo khoác bằng vải cotton màu xanh đậm. Thậm chí tôi còn quên mang theo kính râm. Nhưng, ai có thểtrách tôi được? Mới mấy giờtrước tôi còn ngồi trong căn hộcủa mình tại Kunitachi vò đầu bứt tai không biết xửlý đống rác thải thếnào.
Xuống sân bay Rhodes tôi đến bàn chỉdẫn hỏi cách đi phà ra đảo. Phà nằmởbến tàu bên cạnh. Nếu nhanh chân tôi có thểkịp chuyến phà chiều. "Trên phà còn chỗkhông?" tôi hỏi cho chắc. Một phụnữmũi nhọn khó đoán tuổi ngồiởbàn chỉdẫn tỏvẻkhó chịu phẩy tay. "Lúc nào họcũng kiếm được chỗcho một người nữa," bà ta nói. "Có phải thang máy đâu."
Tôi bắt taxi ra bến. "Tôi đang vội," tôi bảo người lái xe nhưng cóvẻanh ta không hiểu ý tôi. Xe không có máy điều hòa, và ngọn gió nóng nực bụi bặm lùa vào qua khung cửa sổđang mở. Suốt dọc đường anh tài xếluôn miệng chỉtrích đồng Euro bằng thứtiếng Anh trúc trắc, khó nhọc. Tôi lịch sựchêm vào mấy câu đểchứng tỏmình đang theo dõi câu chuyện nhưng thực ra không nghe gì. Thay vào đó tôi ngắm nhìn quang cảnh thành phốRhodes lướt qua rạng rỡbên ngoài. Bầu trời không gợn mây, không một dấu hiệu của mưa. Mặt trời nung rám các bức tường nhà bằng đá. Bụi phủthành lớp trên các thân cây xù xì bên đường, dân chúng ngồi dưới tán cây hoặc dưới những chiếc lều ngoài trời và hầu nhưim lặng ngắm nhìn xung quanh. Tôi bắt đầu tựhỏi không biết mình có đến đúng chỗkhông. Nhưng những tấm biển sặc sỡviết bằng chữHy Lạp quảng cáo thuốc lá và rượu hồi tràn ngập dọc đường từsân bay vềthành phốđã mách cho tôi - một cách khá chắc chắn - đây là Hy Lạp.
Chiếc phà chiều vẫn đậuởbến. Nó to hơn tôi tưởng.Ởphía đuôi có chỗdành riêng cho ô tô, và đã đậu sẵn hai chiếc xe tải hạng vừa chởthực phẩm và hàng hóa lặt vặt cùng một chiếc Peugeot cũ mui kín. Tôi mua vé lên phà, và vừa kịp ngồi xuống chiếc ghếxếp thì dây buộc phà đã được tháo ra khỏi bến và động cơnổầm ĩ. Tôi thởdài nhìn trời. Bây giờtất cảnhững gì tôi có thểlàm là đợi chiếc phà đưa tôi tới nơi tôiđang đến.
Tôi cởi chiếc áo vải cotton bụi bặmướt đẫm mồhôi, cuộn lại nhét vào túi sách. Đã năm giờchiều nhưng vầng thái dương vẫn lơlửng giữa bầu trời, ánh nắng chói chang. Một cơn gió từmũi phà lướt dưới cánh buồm, hiu hiu thổi trên đầu tôi, chậm rãi đến mức tôi bắt đầu thấy bình tĩnh hơn. Những cảm xúc u ám nảy sinh trong tôi khi ngồiởphòng đợi sân bay Narita đã biến mất. Tuy nhiên vẫn còn chút dưvịcay đắng.
Trên phà chỉcó vài khách du lịch, do đó tôi đoán hòn đảo tôi đang tới không phải điểm du lịch nổi tiếng. Hành khách đa phần là dân địa phương, chủyếu là người già sang Rhodes mua hàng bây giờtrởvềnhà. Hàng hóa họmua vềđược đặt cẩn thận dưới chân nhưnhững con vật yếu đuối. Mọi khuôn mặt già cảđó đều hằn sâu nếp nhăn và ngây ra bất động, nhưthểvầng mặt trời chói chang và cuộc sống lao động cực nhọc đã tước mất của họmọi biểu hiện tình cảm.
Trên phà còn có mấy người lính trẻ. Và hai khách du lịch bụi, túi xách nặng cầm tay, ngồi bệt trên sàn. Cảhai đều chân gầy nhom, mặt dữtợn.
Cũng có một cô gái Hy Lạp mặc váy dài. Cô rất đáng yêu, với đôi mắt đen sâu thẳm. Mái tóc dài tung bay trong gió khi cô trò chuyện với người bạn gái. Khóe miệng cô thoáng nét cười nhưcó một điều diệu kỳ nào đó sắp xảy ra. Đôi khuyên tai bằng vàng lấp lánh dưới ánh nắng. Mấy chàng lính trẻdựa vào hàng lan can trên boong, hút thuốc, vẻbình thản, thỉnh thoảng liếc vội vềphía cô gái.
Tôi nhấp ngụm soda chanh muaởquầy hàng trên phà, ngắm nhìn mặt nước biển xanh thẳm và những hòn đảo nhỏtí xíu nhấp nhô xung quanh. Phần lớn đó không phải đảo mà là những khối đá nổi trên biển, hoàn toàn hoang vắng. Những con chim biển trắng đậu trên mỏm đá, săm soi mặt biển tìm cá. Chúng không thèm đểý con phà. Sóng vỗvào chân vách đá, tạo thành một dải trắng xóa. Thỉnh thoảng tôi nhìn thấy một hòn đảo có ngườiở. Phủtrùm lên nó là những cái cây dáng khô cằn, trên các sườn dốc rải rác mấy ngôi nhà tường trắng. Những chiếc thuyền sơn đủmàu nhấp nhô trong lạch, các cột buồm cao vẽthành hình vòng cung khi con thuyền lắc lưtheo sóng.
Một ông già nhăn nheo ngồi cạnh tôi lấy thuốc ra mời. Cámơn ông,tôi mỉm cười, xua tay, nhưng tôi không hút thuốc. Ông mời tiếp kẹo gum bạc hà. Tôi cầm thanh kẹo với vẻcảm kích, vừa nhai vừa chằm chằm nhìn biển.
Hơn bảy giờthì phà cập đảo. Vầng thái dương chói chang đã xếbóng nhưng trời vẫn sáng nhưtrước, ánh sáng mùa hè thực ra còn rạng rỡhơn.Tên hòn đảo được viết bằng những chữcái to trên bức tường trắng của bến tàu giống nhưtrên tấm biển đềtên khổng lồnào đó. Con phà rụt rè tiến vào cầu tàu, và hành khách lần lượt bước xuống ván cầu, hành lý cầm trên tay. Đối diện bến tàu có một quán cà phê ngoài trời, và những người đón khách đi phà thường đợiởđó cho đến khi nhận ra người mình đang tìm.
Vừa đặt chân lên bờtôi đã đảo mắt tìm Miu. Nhưng xung quanh chẳng thấy ai có vẻgiống chịcả. Mấy người chủquán trọbước đến hỏi có phải tôi đang tìm chỗnghỉkhông. "Không, tôi không cần," lần nào tôi cũng lắc đầu nói vậy. Thếnhưng, ai cũng đều đưa danh thiếp cho tôi trước khi bỏđi.
Những hành khách cùng rời phà với tôi đã tản đi các hướng. Người đi mua hàng lê bước vềnhà, khách du lịch thì đến khách sạn và quán trọ. Những người ra đón sau khi gặp được người quen tay bắt mặt mừng rồi thì kéo nhau đi. Hai chiếc xe tải và chiếc Peugeot cũng đã dỡhàng và gầm lên biến mấtởphía xa. Đến bọn chó mèo xúm lại vì tò mò chẳng mấy chốc cũng đã biến mất dạng. Chỉcòn lại mấy người già rám nắng trong tay có quá nhiều thời gian. Và tôi, túi thểthao trên tay, hoàn toàn lạc lõngởnơi này.
Tôi vào quán cà phê gọi một cốc trà đá, băn khoăn không biết nên làm gì tiếp theo. Tôi cũng chẳng có nhiều việc đểlàm. Màn đêm đang nhanh chóng buông xuống, còn tôi thì chẳng biết gì vềhòn đảo cũng nhưquang cảnh vùng đất này. Nếu một lúc nữa vẫn không thấy ai đến thì tôi sẽthuê phòngởđâu đó, rồi sáng mai trởlại bến phà hy vọng sẽgặp Miu. Theo lời Sumire thì Miu là người cẩn thận nên tôi không thểtin nổi chịđã thất hẹn với mình. Nếu chịkhông ra bến phà được thì chắc hẳn phải có lý do hợp lý. Cũng có thểchịkhông nghĩ tôi đến nhanh thế.
Tôi đói cồn cào. Cái đói khiến tôi quằn quại. Không khí mát lànhởbiển khiến cơthểtôi nhận ra là từsáng đến giờchưa có chút gì vào bụng. Tuy nhiên, tôi không muốn bỏlỡmất Miu nên quyết định chờthêm lúc nữaởquán cà phê. Thỉnh thoảng, một người dân địa phương đi ngangqua và liếc nhìn tôi vẻtò mò.
Ởquầy sách báo cạnh quán cà phê, tôi mua một cuốn sách mỏng giới thiệu lịch sửvà địa lý hòn đảo này. Tôi giởlướt qua cuốn sách trong lúc nhấp thứnước trà đá vô vịđến độkhông tin nổi. Dân sốtrên đảo chừng từ3000 đến 6000 người tùy theo mùa. Dân sốtăng vào mùa hè do lượng khách du lịch và giảm vào mùa đông vì dân chúng đi kiếm việc làmởnơi khác. Đảo không có ngành công nghiệp nào đáng kể, nông nghiệp thì khá hạn chế- ôliu và mấy thứcây ăn quả. Ngoài ra còn có nghềđánh cá và vớt bọt biển. Vì vậy từđầu thếkỷhai mươi hầu hết dân đảo đã di cưsang Mỹ. Phần lớn đến Florida, nơi họcó thểtận dụng các kỹnăng đánh cá và vớt bọt biển. Thậm chíởFlorida có hẳn một thành phốmang tên hòn đảo này.
Trên đỉnh đồi có một trạm rađa quân sự. Cạnh bến tàu dân sựcó thêm bến thứhai nhỏhơn dành làm nơi neo đậu cho tàu tuần tra của quân đội. Do giáp biên giới ThổNhĩ Kỳ nên người Hy Lạp muốn ngăn chặn những cuộc vượt biên trái phép và hành vi buôn lậu, vì vậy trong thành phốmới có quân lính. Mỗi khi có tranh chấp với ThổNhĩ Kỳ - trên thực tếnhững cuộc đụng độnhỏxảy ra khá thường xuyên - lưu lượng giao thôngởcảng tăng hẳn lên.
Hơn hai nghìn năm trước, trong thời kỳ cực thịnh của nền văn minh Hy Lạp, hòn đảo nằm trên con đường huyết mạch dẫn sang châu Á này đã phát triển thành một trung tâm thương mại. Thời đó, các quảđồi vẫn còn phủkín cây xanh, được ngành công nghiệp đóng tàu thịnh vượng tận dụng triệt để. Tuy nhiên, khi nền văn mình Hy Lạp suy tàn và cây bịđốn hết (cây cỏkhông bao giờcòn um tùm trởlại) thì kinh tếcủa hòn đảo này cũng tụt dốc nhanh chóng. Cuối cùng, người Thổlên nắm quyền. Ách thống trịcủa họrất hà khắc, theo cuốn sách viết. Nếu có điều gì trái ý họ, họcắt mũi xẻo tai dân đảo dễnhưđốn cây chặt cành. Cuối thếkỷmười chín, sau vô sốtrận chiến đẫm máu, cuối cùng hòn đảo đã giành lại được độc lập từtay người Thổ, và lá cờxanh trắng của Hy Lạp đã tung bay trên bến cảng. Tiếp đó quân của Hitler đến. Người Đức xây trạm rađa và trạm khí tượng trên đỉnh đồi đểquan sát vùng biển quanh đó, vì dãy đồi là nơi có tầm nhìn tốt nhất. Một lực lượng không kích Anh từMalta đã oanh tạc các trạm này. Họgiội bom xuống cảng cũng nhưđỉnh đồi, đánh chìm một vài thuyền đánh cá vô tội và giết chết một sốngưdân khôngmay. Trong cuộc tấn công đó người Hy Lạp bịchết nhiều hơn người Đức, và nhiều dân chài kỳ cựu vẫnấpủtrong lòng mối oán giận đối với vụném bom này.
Giống nhưhầu hết đảo Hy Lạp,ởđây ít đất bằng, chủyếu là đồi dốc đứng, chỉcó duy nhất một thành phốven biển, ngay phía Nam cảng. Cách xa thành phốlà một bãi biển đẹp đẽ, yên tĩnh, nhưng muốn đến đó thì phải vượt qua ngọn đồi dốc. Những chỗdễđến thì không có được bãi biển đẹp nhưthế, có lẽđó là một lý do khiến lượng khách du lịch vẫn giậm chân tại chỗ. Trên đồi có mấy tu viện chính giáo Hy Lạp nhưng các thầy tu sống nghiêm theo giới luật nên du khách bình thường không được phép vào thăm.
Cứnhưnhững gì tôi đọc được trong cuốn sách giới thiệu thì hòn đảo này không có gì đặc biệt cả. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, người Anh lại thấy nó đặc biệt hấp dẫn (dân Anh vốn kỳ cục mà) và họđã hăm hởxây dựng cảmột khu nghỉmát trên ngọn đồi sát bến cảng. Cuối thập niên 1960 một sốnhà văn Anh đã sốngởđây, vừa ngắm nhìn biển xanh mây trắng vừa viết tiểu thuyết. Một vài tác phẩm của họđược đánh giá cao khiến hòn đảo trởnên nổi tiếng trong giới văn chương Anh quốc là một chốn lãng mạn. Nhưng dân Hy Lạp địa phương lại chẳng mấy quan tâm đến khía cạnh văn hóa nổi bật đó của hòn đảo mình sống.
Tôi đọc tất cảnhững điều này đểquên cơn đói. Tôi gấp sách lại và nhìn quanh lần nữa. Mấy ông bà già trong quán dán mắt ra biển chừng nhưđang thi xem ai nhìn được lâu hơn. Đã tám giờtối, cơn đói của tôi gần nhưđang biến thành sựđau đớn vềthểxác. Mùi thịt quay, cá nướng từđâu bay tới làm ruột gan tôi cồn cào và, nhưmột kẻtra tấn tốt bụng, bóp chặt ruột gan tôi. Không thểchịu đựng thêm chút nào nữa, tôi đành đứng dậy. Khi tôi vừa nhấc cái túi lên và dợm bước đi tìm hàng ăn thì một người phụnữlặng lẽxuất hiện trước mặt tôi.
Mặt trời, cuối cùng cũng đang chìm xuống biển, chiếu thẳng vào người phụnữ, chiếc váy trắng dài chấm gối của chịlay nhẹkhi chịbước xuống bậc thang đá. Chịđi giày tennis nhỏ, đôi chân trẻtrung nhưchâncon gái. Chịmặc áo choàng ngắn tay màu xanh nhạt, mũ hẹp vành và khoác chiếc túi vải nhỏ. Dáng đi của chịrất tựnhiên, rất bình thường, chịnhưhòa vào khung cảnh nơi đây, và thoạt nhìn tôi tưởng chịlà người địa phương. Nhưng chịtiến thẳng vềphía tôi và khi người phụnữtới gần, tôi có thểnhận ra nét châu Áởchị. Gần nhưtheo phản xạ, tôi ngồi xuống, rồi lại đứng lên. Người phụnữbỏkính râm ra và nói tên tôi.
"Xin lỗi vì tôi đến muộn," chịnói. "Tôi phải tới đồn cảnh sát, vì mọi công việc giấy tờđó mất nhiều thời gian quá. Và tôi cũng không ngờanh đến được đây hôm nay. Tôi cứnghĩ sớm nhất thì cũng phải trưamai."
"Tôi không gặp trục trặc gìởcác chặng chuyển tiếp," tôi nói. Đồn cảnh sát?
Miu nhìn thẳng vào mặt tôi, hơi mỉm cười. "Nếu anhổn cảchúng ta sẽđến chỗnào đó ăn uống và nói chuyện. Hôm nay tôi chỉmới ăn sáng thôi. Ý anh thếnào? Anh có đói không?"
Chịcó thểchắc chắn là có, tôi nói.
Chịdẫn tôi vào một quán ăn trong con hẻm gần bến tàu. Cạnh lối vào có một bếp than và mọi thứđồhải sản tươi sống đang được nướng trên vỉsắt. Anh thích cá không? Miu hỏi và tôi đáp có. Chịgọi món với người hầu bàn bắng thứtiếng Hy Lạp ngọng nghịu. Đầu tiên anh ta mang đến một bình vang trắng, bánh mỳ và ôliu. Không chúc rượu nhau cũng không lần chần gì nữa, chúng tôi tựrót rượu uống. Đểdằn bụng tôi ăn mấy miếng bánh mì thô và quảôliu.
Miu là người xinh đẹp.Ấn tượng đầu tiên của tôi là vềthực tếrõ ràng và đơn giản đó. Không, có lẽkhông hẳn là rõ ràng và đơn giản thế. Có lẽtôi đã có mộtấn tượng nhầm lẫn khủng khiếp nào đó. Cũng có thểdo một sốlý do, tôi đã bịcuốn vào một giấc mơkhông thểthay đổi của một ai đó khác. Bây giờnghĩ lại tôi có thểnói một cách chắc chắn là khi đó tôi thấy chịlà người phụnữvô cùng xinh đẹp.
Chịđeo mấy chiếc nhẫn trên những ngón tay thon thả. Một trong sốđó là chiếc nhẫn cưới giản dịbằng vàng. Trong khi tôi đang cốsắp xếp trong đầu nhữngấn tượng đầu tiên vềchịthì chịnhìn tôi bằng cặp mắt dịu dàng, thỉnh thoảng nhấp ngụm rượu vang.
"Tôi có cảm giác từng gặp anh rồi," chịnói. "Có lẽdo lúc nào tôi cũng nghe nói vềanh."
"Sumire cũng hay kểtôi nghe rất nhiều vềchị," tôi đáp.
Miu cười rạng rỡ. Khi chịmỉm cười, và chỉkhi đó thôi, khóe mắt chịhiện lên những nếp nhăn mảnh mai quyến rũ. "Vậy thì tôi cho là chúng ta có thểbỏqua phần giới thiệu rồi."
Tôi gật đầu.
Điều tôi thích nhấtởMiu là chịkhông tìm cách che giấu tuổi của mình. Theo Sumire, chịhẳn phải 38, 39. Và quảthật trông chịcũng trạc tuổiấy. Với thân hình gọn gàng, cân đối, trang điểm nhẹnhàng, và chịdễdàng khiến mọi người tưởng nhầm là chưa đến ba mươi. Nhưng chịkhông cốlàm vậy. Miu đểtuổi tác hiện lên tựnhiên trên nét mặt, coi đó là chuyện đương nhiên và bình thản chấp nhận.
Miu bỏmột quảôliu vào miệng, lấy ngón tay nhặt cái hột và duyên dáng bỏvào gạt tàn, nhưnhà thơđang đặt dấu chấm câu cho đúng chỗ.
"Tôi xin lỗi đã gọi điện cho anh giữa đêm nhưthế," chịnói. "Tôiước gì mình có thểgiải thích mọi chuyện rõ ràng hơn, nhưng tôi quá bối rối và không biết bắt đầu từđâu. Giờthì tôi vẫn chưa hoàn toàn tĩnhtrí, nhưng đã đỡbối rối hơn."
"Có chuyện gì vậy?" Tôi hỏi.
Hai bàn tay Miu đan vào nhau đặt trên bàn, tách ra, rồi lại đan vào nhau.
"Sumire đã biến mất."
"Biến mất?"
"Nhưlàn khói," Miu nói.
Chịtiếp tục. "Đây là câu chuyện dài nên tôi nghĩ tốt nhất mình kểlần lượt từđầu trởđi. Nếu không một sốsắc thái sẽbịbỏqua. Chuyện này khá tếnhị. Nhưng trước hết hãy ăn đi đã. Ngay bây giờthì thời gian không quá cấp bách, và bụng đói thì khó mà suy nghĩ sáng suốt được. Hơn nữa,ởđâyồn quá, khó nói chuyện."
Quán ăn chật ních cưdân Hy Lạp đang hoa tay múa chân nói năngồn ã. Vì thếđểnói chuyện được với nhau, Miu và tôi phải vươn người qua bàn cúi sát đầu vào nhau. Lúc này người hầu bàn mang đến đĩa xalát Hy Lạp đầy và một con cá hồi trắng nướng rất to. Miu rắc một ít muối lên cá, vắt thêm nửa quảchanh, rưới ít dầu ôliu vào phần cá của mình. Tôi cũng làm tương tự. Chúng tôi tập trung ăn. Nhưchịnói, việc quan trọng nhất thì phải làm trước tiên. Chúng tôi phải làm dịu cơn đói đã.
Anhởđây được bao lâu? Chịhỏi. "Một tuần nữa năm học mới sẽbắt đầu," tôi đáp. "Vì vậy đến lúc đó tôi phải quay vềrồi. Nếu không sẽkhá phiền toái." Miu gật đầu đơn giản. Chịcắn môi, dường nhưđang tínhtoán gì đó. Chịkhông đưa ra câu thường lệnào như"Đừng lo, anh sẽvềkịp thôi" hay "Tôi không biết liệu khi đó mọi việc đãổn chưa." Chịchỉtựmình rút ra những kết luận riêng, nhét chúng vào ngăn kéo, rồi lặng lẽtiếp tục bữa ăn.
Sau bữa tối, khi chúng tôi uống cà phê, chịnhắc đến tiền vé máy bay. Anh có muốn lấy đô la hay là séc du lịch? Chịhỏi. Hay đểtôi chuyển sang tài khoản của anh bằng đồng yên khi anh đã vềTokyo? Anh thích nhưthếnào hơn? Tôi trảlời, hiện tại tôi không gặp khó khăn vềtiền bạc. Tôi có thểtựthanh toán. Nhưng Miu khăng khăng đòi trả. Tôi đềnghịanh đến đây mà, chịnói.
Tôi lắc đầu. "Không phải tôi tỏra lịch sựhay cái gì đó tương tự. Tôi cũng đã định ít lâu nữa sẽđến đây. Đấy là điều tôi muốn nói đểchịhiểu."
Miu trầm ngâm một lát rồi gật đầu. "Tôi rất cámơn anh. Vì đã đến đây. Tôi không biết nói sao cho hết."
Khi chúng tôi rời quán ăn, bầu trời rực rỡsắc màu. Kiểu không khí tạo cảm giác nhưnếu anh hít nó vào thì phổi của anh sẽđược nhuộm bởi đúng cái sắc xanhấy. Những ngôi sao nhỏtí xíu bắt đầu nhấp nháy. Không thểchờcho đến lúc ngày hè dài đã hoàn toàn trôi qua, sau bữa tối dân đảo đổra cảng đi dạo. Gia đình, tình nhân, bạn bè. Mùi thủy triều nhẹnhàng cuối ngày lan khắp phốxá. Miu và tôi đi bộqua khu phố. Phía bên phải là hàng dãy cửa hiệu, khách sạn nhỏ, các quán ăn bày bàn ra cảvỉa hè. Ánh sáng vàngấm áp chiếu lên các ô cửa sổnhỏcó cửa chớp bằng gỗ, nhạc Hy Lạp từđài phát thanh vang vọng. Phía bên trái, biển trải dài, những con sóng đen sẫm êm đềm vỗvào cầu tàu.
"Đi chút nữa là đường lên đồi," Miu nói. "Ta có thểleo cầu thang dốc hoặc theo con dốc thoai thoải. Đi cầu thang thì nhanh hơn. Anhkhông ngại chứ?"
"Không sao, tôi đi được," tôi đáp.
Dãy bậc thang hẹp bằng đá chạy song song với sườn đồi. Chúng dài và dốc nhưng đôi chân đi giày thểthao của Miu không lộvẻmệt mỏi và chịkhông một lần chậm bước. Gấu váy chịsột soạt đung đưa qua lại trước mắt tôi, đôi bắp chân rám nắng cân đối sáng bóng dưới ánh trăng gần rằm. Tôi là người kiệt sức trước và phải dừng lại thở. Càng lên cao, ánh sángởcảng càng xa và nhỏhơn. Tất cảhoạt động của mọi người ngay cạnh tôi đã bịhút vào cái dải sáng vô danhấy. Một cảnh vô cùngấn tượng, một cảnh tôi muốn lấy kéo cắt ra đem găm lên bức tường kýức của mình.
Nơi Miu và Sumire đangởlà một nhà nghỉnhỏcó hàng hiên trông ra biển. Tường trắng, mái ngói đỏ, cửa sơn màu xanh lá cây sẫm. Một giàn hoa giấy che kín bức tường đá thấp bao quanh ngôi nhà. Chịmởcánh cửa không khóa mời tôi vào.
Căn nhà mát mẻdễchịu. Có phòng khách, một phòng ăn cỡtrung bình và bếp. Tường trát vữa trắng, treo mấy bức tranh trừu tượng. Trong phòng khách có một chiếc tràng kỷ, giá sách, và dàn âm thanh nổi. Hai buồng ngủvà một buồng tắm nhỏlát gạch sáng. Đồđạc trong nhà không có gì bắt mắt mà chỉcó vẻấm cúng và phù hợp.
Miu bỏmũ, đặt túi xách lên chiếc kệđểthức ăn trong bếp. "Anh muốn uống chút gì không?" Chịhỏi. "Hay anh muốn tắm trước?"
"Có lẽtôi đi tắm trước đã," tôi nói.
Tôi gội đầu, cạo râu. Sấy tóc, thay áo và quần soóc mới khiến tôi cảm thấy mình bắt đầu trởlại trạng thái bình thường. Dưới chiếc gươngtrong buồng tắm có hai cái bàn chải đánh răng, một xanh, một đỏ. Tôi tựhỏi cái nào là của Sumire.
Quay lại phòng khách tôi thấy Miu đang ngồi thoải mái trong ghếbành, tay cầm ly rượu brandy. Chịmời tôi cùng uống rượu nhưng thật sựtôi chỉmuốn bia lạnh. Tôi mởtủlạnh lấy một chai Amstel và rót vào chiếc cốc cao. Miu ngồi sâu trong ghế, im lặng khá lâu. Có vẻnhưkhôngphải chịđang cốgắng tìm lời đểnói mà là đang chìm vào kýức riêng nào đó của mình, một kýức không đầu không cuối.
"Chịởđây lâu chưa?" Tôi phá vỡsựim lặng.
"Hôm nay là ngày thứtám," Miu nói sau một lúc nghĩ ngợi.
"Và Sumire biến mất từđây?"
"Đúng vậy. Nhưtôi đã nói, nhưmột làn khói."
"Chuyện xảy ra khi nào?"
"Ban đêm, bốn ngày trước," chịnói, đưa mắt nhìn quanh phòng nhưtìm kiếm đầu mối. "Tôi không biết nên bắt đầu từđâu."
"Trong thư Sumire đã kểcho tôi vềchuyến đi từMilan đến Paris," tôi nói. "Sau đó kể về việc bắt tàu đến Burgundy. Hai chịem đã nghỉtại ngôi nhà lớn ở trang trại của người bạn chịtrong một ngôi làng Burgundy."
"Vậy tôi sẽ bắt đầu câu chuyện từ đó," chị nói.
Chương 8
"Tôi quen biết những người sản xuất rượu vangởlàng này nhiều năm rồi và tôi hiểu vềrượu vang của họnhưhiểu địa thếnhà mình vậy. Loại vang nào sẽđược sản xuất từnhững cây nhoởsườn đồi đó trên cánh đồng đó. Thời tiết trong nămảnh hưởng đến hương vịra sao, nhà sản xuất nào lao động cật lực nhất, con của ai giúp bốmình đắc lực nhất. Mấy nhà sản xuất nào đã trảđược bao nhiêu nợ, ai mua chiếc Citroen mới. Những chuyện đại loại thế. Chếbiến vang cũng giống nhưnuôi ngựa nòi vậy: phải biết giống và những thông tin mới nhất. Anh không thểkinh doanh chỉdựa trên việc biết cái nào ngon cái nào không."
Miu ngừng lại một lúc đểthởlấy hơi. Dường nhưchịkhông thểquyết định nổi nên tiếp tục hay thôi. Chịkểtiếp.
"Ởchâu Âu tôi có mấy nơi đểmua rượu vang, nhưng nguồn cung cấp là ngôi làngởBurgundy này. Vì vậy năm nào tôi cũng cốgắng ít nhất một lần dành một khoảng thời gian hợp lý cho nơi này đểcủng cốquan hệvà thu thập tin tức mới nhất. Tôi luôn đi một mình nhưng lần này chúng tôi đi thăm Ý trước, và tôi quyết định đưa Sumire đi cùng. Đôi khi trongnhững chuyến đi thếnày cũng nên có người đi cùng, hơn nữa tôi cần tiếng Ý của côấy. Cuối cùng tôi quyết định mình thà đi một mình còn hơn, và dựđịnh phải tìm ra cớgì đó đểcho côấy vềnhà trước khi tôi bay đến Pháp. Từhồi trẻtôi đã quen đi đây đi đó một mình, và dù thân thiết đến thếnào thì cũng chẳng dễdàng gì khiởbên cạnh một người khác hết ngày này sang ngày khác.
Sumire tỏra tháo vát không ngờ, côấy lo liệu mọi việc cho tôi rất chu đáo. Mua vé, đặt phòng khách sạn, thỏa thuận giá cả, ghi chép chi tiêu, tìm các hiệu ăn ngonởđịa phương. Những việc đại loại nhưvậy. Tiếng Ý của côấy cải thiện đáng kể, và tôi thích sựtò mò tích cực của côấy, nó giúp tôi trải nghiệm những điều tôi sẽkhông bao giờcó nếu đi một mình. Tôi ngạc nhiên thấy việc đi cùng một người khác cũng dễdàng biết bao. Tôi cho là mình cảm thấy nhưvậy vì có một điều đặc biệt nào đó đã mang chúng tôi lại với nhau."
"Tôi nhớrất rõ lần đầu chúng tôi gặp nhau và chúng tôi đã trò chuyện vềcác Sputnik. Côấy nói vềcác nhà văn thuộc nhóm Beatnik, còn tôi lại nhầm và nói 'Sputnik'. Cảhai phá lên cười và thếlà quen nhau. Anh có biết trong tiếng Nga 'Sputnik' có nghĩa là gì không? 'Bạn đường.' Tôi mới tra từđiển. Nghĩ vềchuyện đó thì thấy đúng là sựtrùng hợp kỳ lạ. Tôi chẳng hiểu vì sao người Nga lại đặt cho vệtinh của họcái tên lạlùng đó. Nó chỉlà một tảng kim loại nhỏbé tội nghiệp, bay quanh Trái đất."
Miu im lặng một lúc, rồi tiếp tục.
"Dù sao đi nữa, cuối cùng tôi đã đưa Sumire cùng đến Burgundy. Trong khi tôi gặp gỡngười quen và bàn chuyện làm ăn thì Sumire, vốn mù tịt tiếng Pháp, đã mượn xe lái đi quanh vùng. Tại một thịtrấn, cô đã gặp một bà già Tây Ba Nha rồi thành bạn. Bà này giới thiệu cô với một ông người Anh đangởcùng khách sạn. Ông ta ngoại ngũ tuần, có viết lách gì đấy, rất thanh lịch vàưa nhìn. Tôi chắc chắn ông ta là người đồng tính. Ông ta có một gã thưký có vẻnhưlà bạn trai."
"Họmời chúng tôi ăn tối. Họrất tửtế, và khi trò chuyện chúng tôi nhận ra hai bên cùng quen biết một vài người, và tôi cảm thấy nhưmình đã tìm được những người tâm đầu ý hợp."
"Ông người Anh bảo chúng tôi ông có nhà nghỉnhỏtrên một hòn đảo Hy Lạp và sẽrất vui nếu chúng tôi đến đóởchơi. Hè nào ông cũng đến đấy một tháng, nhưng hè này có một sốviệc nên không đến được. Nhà phải có ngườiở, nếu không đám người giữnhà sẽsinh lười biếng, ông nói vậy. Vậy nên nếu không có gì phiền thì xin cứtựdo dùng nó. Nói cách khác là ngôi nhà này."
Miu đưa mắt nhìn quanh phòng.
"Thời sinh viên tôi đã từng đến Hy Lạp. Đấy là một chuyến đi lốc cuốn khi anh phải nhảy hết từcảng này đến cảng khác, nhưng dù sao tôivẫn yêu đất nước này. Vì vậy lời mời đếnởmiễn phí bao lâu tùy thích trong ngôi nhà trên một hòn đảo Hy Lạp nghe thật hấp dẫn. Sumire cũng nhảy cẫng lên trước dịp may này. Tôi đềnghịtrảtiền thuê nhà nhưngông người Anh từchối, nói là ông không phải người xây nhà cho thuê. Chúng tôi tranh luận một hồi, cuối cùng đi đến thỏa thuận là tôi sẽgửi một chai vang đỏđến nhà ôngởLondon đểtỏlòng cámơn."
"Cuộc sống trên đảo nhưtrong mơ. Không biết đã bao lâu rồi tôi mới lần đầu tiên được hưởng một kỳ nghỉthực sự, không phải bận tâm đến bất kỳ kếhoạch kinh doanh nào. Phương tiện liên lạcởđây khá lạc hậu - anh biết vềdịch vụđiện thoại khủng khiếp đó rồi đấy - và tuyệt nhiên không hềcó fax hay Internet. Nếu trởvềTokyo muộn hơn dựkiến thì sẽkhiến mọi người lo lắng, nhưng một khi đã đặt chân lên nơi nàythì dường nhưnó không còn quan trọng nữa."
"Sáng nào Sumire và tôi cũng dậy từsớm, xách túi đựng khăn tắm, nước uống, kem chống nắng đi bộsang bãi biển phía bên kia đồi. Bờbiểnởđó đẹp đến ngạt thở. Cát trắng xóa, sóng gần nhưkhông có. Tuy nhiên,nó hơi xa xôi hẻo lánh nên rất ít người đến, nhất là vào buổi sáng. Mọi người, cảđàn ông lẫn đàn bà, đều tắm khỏa thân. Chúng tôi cũng vậy. Thật là một cảm giác khó tảkhi bơi trong làn nước biển xanh trong vắt buổi sáng, trần truồng nhưngày chào đời. Anh cảm thấy mình nhưđangởmột thếgiới khác vậy.
"Bơi chán, Sumire và tôi nằm trên bờtắm nắng. Thoạt đầu hai chịem cũng có chút ngượng ngùng khi khỏa thân trước mặt nhau, nhưng khi đãquen rồi thì chẳng thành vấn đềnữa. Tôi đoán nguồn năng lượng của nơinày đã tác động đến chúng tôi. Hai chịem bôi kem chống nắng lên lưngnhau, nằm xoài dưới ánh mặt trời, đọc sách, thiu thiu ngủ, chuyện gẫu. Tôi cảm thấy thật sựtựdo.
Chúng tôi băng núi trởvềnhà, tắm rửa, ăn nhẹ, sau đó theo đường cầu thang đi xuống phố. Hai chịem vào quán cà phêởcảng uống trà, đọc sách tiếng Anh, mua ít thức ănởcửa hàng, vềnhà, rồi làm những việc mình thích cho đến chiều tối - đọc sách ngoài hiên hay nghe nhạc. Đôi khi Sumire ngồi trong phòng, hình nhưđang viết lách. Tôi có thểnghe thấy có tiếng mởmáy tính và tiếng gõ bàn phím lách cách. Xếchiều chúng tôi ra cảng xem phà về. Hai chịem uống nước lạnh và quan sát hành khách lên bờ."
"Chúng tôiởđó, lặng lẽngồi bên rìa thếgiới, không ai có thểnhìn thấy. Cảm giác đúng nhưvậy - giống nhưởnơi này chỉcó Sumire và tôi. Chẳng phải nghĩ ngợi đến điều gì khác. Tôi không muốn di chuyển, không muốn đi đến bất kỳ nơi đâu. Tôi chỉmuốnởlại đây mãi mãi. Tôi biết điều này là không thể, cảnh sống - cuộc sống của chúng tôi tại nơinày chỉlàảoảnh nhất thời, và một ngày nào đó thực tại sẽkéo chúng tôi quay trởlại với thếgiới nơi chúng tôi đã từđó đến.
Nhưng chừng nào ngày đó còn chưa đến thì tôi vẫn muốn được tận hưởng mỗi ngày cho đến tận cùng, không vướng bận bất kỳ điều gì. Chúng tôi sống cuộc sống của mìnhởnơi này. Cho tới bốn ngày trước."
Sáng ngày thứtưởđảo hai chịem vẫn nhưthường lệra bãi biển, bơi khỏa thân, quay vềnhà, sau đó lại ra cảng. Người hầu bànởquán cà phê nhớmặt họ- khoản tiền boa hậu hĩ Miu luôn đểlại đã không phí phạm - và niềm nởchào đón. Anh ta nói vài câu lịch sựkhen họhôm nay trông xinh đẹp biết bao. Sumire sang quầy báo mua một tờbáo tiếng Anh xuất bảnởAthens. Đấy là kênh liên lạc duy nhất của họvới thếgiới bên ngoài. Công việc của Sumire là đọc báo. Cô kiểm tra tỷgiá hối đoái và dịch to cho Miu nghe những tin chính hay bài báo thú vịmà cô tình cờlướt qua.
Vào cái ngày đặc biệt đó, bài báo Sumire chọn đọc to lên là bài tường thuật vềmột bà già bảy mươi tuổi bịđám mèo của mình ăn thịt. Chuyện xảy ra tại một vùng ngoại ô nhỏcủa Athens. Người phụnữbịchết đã mất chồng, một thương gia, từmười một năm trước và kểtừđấy sống lặng lẽtrong căn hộhai phòng chỉcó mấy con mèo làm bạn. Một hôm bà lên cơn đau tim, ngã dập mặt xuống trường kỷvà tắt thở. Không ai biết bà giãy giụa bao lâu từkhi bịđau đến khi chết. Dù sao đi nữa, linh hồn người phụnữđó đã đi qua chặng đường đã định trước khi từgiã người bạn đường già nua của mình, cái cơthểnó đã cưngụbảy mươi nămqua. Bà ta không có người họhàng hay bạn bè nào thường xuyên đến thăm nên phải một tuần sau người ta mới phát hiện ra xác chết. Cửa chính đóng, cửa sổkhép chặt, và khi bà chủchết thì bọn mèo không thểra ngoài được. Trong nhà không có chút thức ăn nào. Chắc hẳn trong tủlạnh cũng có thứgì đó nhưng bọn mèo lại không có được những kỹnăng cần thiết đểmởcửa tủ. Khổsởvì cơn đói, chúng đã ngấu nghiến da thịt của bà chủ.
Sumire vừa thỉnh thoảng nhấp cà phê vừa dịch từng đoạn bài báo. Vài con ong vo ve quanh bàn, liếm chỗmứt bịngười khách trước làm đổ. Miu nhìn biển qua cặp kính râm, chăm chú nghe Sumire đọc.
"Rồi sao nữa?" Miu hỏi.
"Chỉvậy thôi," Sumire nói, gập tờbáo làm đôi và đặt xuống bàn. "Báo chỉviết vậy."
"Chuyện gì có thểxảy ra với bọn mèo được chứ?"
"Em không biết..." Sumire nói, mím môi nghĩ ngợi. "Báo chí bao giờcũng vậy cả. Chúng không bao giờnói cho người ta biết cái họthực sựmuốn biết."
Lũ ong, dường nhưcảm thấy gì đó, bay lên vo ve lượn vòng trên không một lúc rồi lại đậu xuống bàn. Chúng lại liếm mứt.
"Không biết sốphận mấy con mèo đó ra sao," Sumire nói, kéo cổchiếc áo phông quá khổlên vuốt lại cho phẳng. Cô mặc áo phông quần soóc, và - Miu tình cờbiết - không mặc đồlót.
"Những con mèo đã quen mùi thịt người có thểtrởthành mèo ăn thịt người, vì vậy có lẽhọđã giết chúng rồi. Hay cũng có khi cảnh sát nói, 'Này, các chú chịu đựng thếđủrồi,' và chúng được tha bổng."
"Em sẽlàm gì nếu là thịtrưởng hay cảnh sát trưởng nơi đó?"
Sumire ngẫm nghĩ. "Cho chúng vào trung tâm từthiện và làm chúng thay đổi thì sao? Biến chúng thành loài ăn chay."
"Ý hay đấy," Miu cười. Chịtháo kính và quay lại đối diện Sumire. "Chuyện này làm chịnhớlại bài học đầu tiên khi chịvào trường trung học Thiên Chúa giáo. Chịđã kểem nghe là chịtừng học sáu nămởmột trường trung học nữsinh Thiên Chúa giáo rất nghiêm khắc chưa? Khiởtiểu học thì chịhọc trường bình thường, nhưng khi lên trung học thì chịvào trường này. Ngay sau lễkhai giảng, một bà xơlụkhụtập trung toàn bộđám học sinh mới bọn chịvào giảng đường và lên lớp vềđạo đức Thiên Chúa giáo. Bà xơlà người Pháp nhưng nói tiếng Nhật rất lưu loát.Bà ta nói đủthứnhưng chịchỉnhớcâu chuyện vềnhững con mèo và đảo hoang."
"Nghe hay nhỉ," Sumire nói.
"Anh bịđắm tàu, dạt vào một hoang đảo. Chỉcó anh và một con mèo lên được xuồng cứu hộ. Sau một hồi lênh đênh trên biển, anh dạt vào hòn đảo lổn nhổn đá, không có gì đểăn. Đến nước uống cũng không. Trên xuồng chỉcó ít bánh bích quy và nước uống đủcho một người dùng trong mười ngày, chỉthếthôi. Đại loại câu chuyện là vậy."
"Bà xơđưa mắt quanh giảng đường rồi nói bằng một giọng mạnh mẽ, rõ ràng. 'Hãy nhắm mắt và hình dung ra cảnh này. Các bạn bịdạt lên hoang đảo cùng một con mèo. Đó là một hòn đảo đơn độcởnơi xa xôi hẻo lánh. Hầu nhưkhông thểxảy ra chuyện trong vòng mười ngày sẽcó người đến cứu. Khi thức ăn và nước uống cạn, các bạn nhất định sẽchết. Vậy đấy, các bạn sẽlàm gì? Vì con mèo cũng đói khát nhưbạn, nên liệu các bạn có chia sẻphần thức ăn ítỏi của mình cho nó không?' Bà ta lại ngừng lời và nhìn khắp mặt bọn chị. 'Không. Làm thếlà sai lầm,' bà nói tiếp. 'Tôi muốn các bạn hiểu rằng chia sẻthức ăn của mình cho con mèo là sai lầm. Lý do vì các bạn là những sinh linh cao quý được Chúa chọn, còn con mèo thì không. Bởi vậy các bạn nên một mình ăn hết thức ăn." Vẻmặt bà xơtrông nghiêm trang tột độ.
"Thoạt tiên chịnghĩ đây là truyện đùa. Chịchờđến điểm nút. Nhưng không có. Bà ta chuyển sang nói vềphẩm giá và giá trịcon người, nhưng đầu óc chịvẫn lẩn quẩn câu chuyện đó. Thật ra, ý chịlà, đâu là lý do đểkểcâu chuyện loại đó cho những đứa trẻmới vào trường chứ? Chịkhông hiểu được - chịvẫn không thể."
Sumire đăm chiêu nghĩ ngợi.
"Ý chịlà cuối cùng liệu có thểtán thành việc ăn thịt con mèo đó?"
"Ờ, chịkhông biết. Bà xơkhông đềcập xa đến thế."
"Chịlà người theo đạo à?"
Miu lắc đầu.
"Không. Chỉlà tình cờngôi trường đóởgần nhà chịnên chịđến đó học. Chịcũng thích đồng phục của trườngấy.Ởtrường chỉcó chịkhông phải người Nhật Bản."
"Chịđã trải qua bất kỳ kinh nghiệm tệhại nào chưa?"
"Vì chịlà người Triều Tiênư?"
"Vâng."
Miu lại lắc đầu. "Trường đó khá tựdo. Các quy tắc có phần chặt chẽ, một sốbà xơrất kỳ cục, nhưng nhìn chung bầu không khí là tiến bộ, và không, chịchưa bao giờphải nếm trải bất kỳ thành kiến nào. Chịcó mấy người bạn thân, và nói chung chịthích trường học. Chịcũng có vài kinh nghiệm khó chịu, nhưng đấy là sau khi chịđã vào đời. Nhưngđiều đó chẳng có gì bất thường cả- hầu hết mọi người đều gặp phải những chuyện nhưthế."
"Em nghe nóiởTriều Tiên người ta ăn thịt mèo. Có thật vậy không?"
"Chịcũng nghe nói vậy. Nhưng trong sốngười quen của chịthì không ai ăn cả."
Trong ngày, đây là thời điểm nóng nực nhất, và đầu giờchiều quảng trường thành phốgần nhưvắng ngắt. Hầu hết dân đảo đềuẩn trong ngôi nhà mát mẻ, tranh thủchợp mắt một lát. Chỉdu khách ngoại quốc mới đánh bạo ra đường lúcấy.
Trên quảng trường có tượng một anh hùng. Ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của lục địa Hy Lạp và chiến đấu chống quân Thổchiếm đóng đảo, nhưng đã bịbắt và bịxửtử. Quân Thổđóng một cái cọc nhọn giữa quảng trường rồi lột trần người anh hùng không may ra và xiên vào đấy. Cái cọc đâm từtừqua hậu môn rồi cuối cùng xuyên tới tận miệng khiến ông phải chịu đựng nhiều giờhấp hối. Bức tượng được dựng ngay địa điểm hành hình. Khi mới được dựng, bức tượng đồng uy dũng này chắc hẳn khá bắt mắt, nhưng trước sựcan thiệp của thời gian, với gió biển, bụi bặm và phân chim mòng biển, người ta khó có thểnhìn rõ nét mặt người anh hùng. Dân đảo gần nhưchẳng ngó ngàng gì đến bức tượng tiều tụy đó nữa, và chính bức tượng cũng dường nhưđã quay lưng lại với thếgiới này.
"Nói đến lũ mèo." Sumire buột miệng, "em có một hồiức rất lạlùng vềchúng. Hồi học lớp hai nhà em nuôi một con mèo nhịthểsáu tháng tuổi rất xinh. Một chiều em đang ngồi ngoài hiên đọc sách thì con mèo bỗng nhiên chạy nhưđiên quanh gốc cây thông to trong vườn. Bọn mèo thường hay thế. Chẳng có chuyện gì cả, nhưng chúng cứđột nhiên rít lên, uốn cong lưng, lông dựng đứng, đuôi vểnh ngược, trong tưthếtấn công.
"Con mèo đang kích động nên không biết em đang nhìn từmái hiên. Cảnh tượng khác lạđến mức em phải bỏsách xuống quan sát con mèo. Dường nhưnó không cảm thấy mệt mỏi với trò chơi đơn độc của mình. Thật ra, thời gian càng kéo dài thì nó càng hăm hởhơn. Giống nhưnó đã bịma ám vậy."
Sumire uống một ngụm nước và gãi nhẹtai.
"Càng nhìn em càng thấy sợ. Con mèo đã thấy một cái gì đó mà em không thểthấy, và dù là gì đi chăng nữa thì nó cũng khiến con mèo phát điên phát cuồng. Cuối cùng, nó bắt đầu chạy quanh gốc cây với một tốc độkhủng khiếp, giống nhưcon hổđang biến thành bơtrong truyện thiếu nhi. Sau khi chạy đến kiệt sức nó nhảy lên cây. Em có thểnhìn thấy khuôn mặt bé nhỏcủa nó thấp thoáng sau đám cành lá trên cao. Em gọi vọng từdưới mái hiên thật to tên nó, nhưng nó không nghe thấy."
"Cuối cùng, mặt trời lặn và làn gió cuối thu mát mẻbắt đầu thổi. Em ngồiởhiên chờcon mèo leo xuống. Con mèo đó khá thân thiện, và em nghĩ nếu mình ngồi đó một lúc thì nó sẽxuống. Nhưng nó không xuống. Thậm chí em còn không nghe thấy nó kêu meo meo. Trời mỗi lúc một tối. Em thấy sợvà bảo với mọi người trong gia đình. 'Đừng lo,' mọi người bảo em, 'cứmặc kệnó rồi nó vềngay thôi. Nhưng con mèo không bao giờtrởvề."
"Ý em là gì - không bao giờquay về?" Miu hỏi.
"Nó biến mất. Nhưlàn khói. Ai cũng bảo em chắc chắn trong đêm con mèo đã leo từcây xuống và lang thang đâu đó. Bọn mèo thường bịkích động và trèo lên cây cao, rồi khi nhận ra cây cao đến thếnào thì chúng lại sợvà không xuống được. Bao giờcũng vậy. Nếu con mèo cònởtrên cây, mọi người bảo, chúng sẽgào suốt đêm đểngười biết. Nhưng em khôngtin thế. Em nghĩ con mèo chắc đã bám vào một cành cây, sợđến chết khiếp nên không kêu lên được. Khi đi học về, em ra hiên ngồi nhìn cây thông, chốc chốc gọi tên nó. Không có tiếng đáp lại. Sau một tuần, em bỏcuộc. Em yêu con mèo đó và chuyện này khiến em rất buồn. Lần nào tình cờnhìn cây thông em cũng đều hình dung ra hìnhảnh con mèo tội nghiệp đó, đã chết cứng, vẫn bám vào cành cây. Con mèo không đi được đâu cả, chết đói và co quắpởđó."
Sumire nhìn Miu.
"Em không bao giờnuôi mèo nữa. Em vẫn thích mèo, tuy nhiên ngay khi đó em quyết định rằng cái con mèo con tội nghiệp đã trèo lên cây và không bao giờquay trởlại đó sẽlà con mèo đầu tiên và cuối cùng của em. Em không thểquên được nó và yêu một con khác."
"Đấy là câu chuyện chúng tôi nói với nhauởquán cà phê chiều hôm đó," Miu nói. Tôi nghĩ chúng chỉlà những kýức vô hại, nhưng giờthì dường nhưtất cảđều có ý nghĩa. Cũng có thểchỉlà tôi tưởng tượng ra thôi."
Miu quay nhìn ra ngoài cửa sổ. Làn gió biển nhẹnhàng làm sột soạt tấm rèm xếp nếp. Khi chịchằm chằm nhìn vào màn đêm, căn phòng thậm chí còn có vẻchìm trong im lặng sâu thẳm hơn.
"Chịcó phiền không nếu tôi hỏi một câu? Tôi xin lỗi nếu nó có vẻkhông ăn nhập với câu chuyện, nhưng điều này khiến tôi thấy băn khoăn," tôi nói. "Chịnói Sumire đã biến mất, biến mất 'nhưlàn khói,' theocách nói của chị. Bốn ngày trước. Và chịđã báo cảnh sát. Đúng thếkhông?"
Miu gật đầu.
"Tại sao chịlại yêu cầu tôi đến đây thay vì liên lạc với gia đình Sumire?"
"Tôi không có bất kỳ manh mối nào cho thấy chuyện đã xảy ra với côấy. Và khi chưa có bằng chứng chắc chắn tôi không biết có nên làm cho bốmẹcôấy hoảng loạn không. Tôi suy đi tính lại và quyết định chờxem sao."
Tôi cốhình dung cảnh ông bốđẹp trai của Sumire đi phà đến đảo. Liệu người mẹkếcủa cô, khi hiểu ra sựtình, có đi cùng ông không? Nó sẽlà một cảnh hỗn loạn. Tuy nhiên, xétởchừng mực những gì tôi dính dáng vào, thì mọi thứvốn đã hỗn loạn sẵn rồi. Làm sao mà một người ngoại quốc lại có thểbiến mất trên cái hòn đảo nhỏthếnày suốt bốn ngày được chứ?"
"Nhưng sao chịlại gọi tôi?"
Miu bắt tréo đôi chân trần, đưa ngón tay nắm lấy gấu váy rồi kéo mạnh xuống.
"Anh là người duy nhất tôi có thểnhờcậy được."
"Nhưng chịchưa bao giờgặp tôi."
"Sumire tin tưởng anh hơn bất kỳ ai khác. Côấy nói dù trong vấn đềgì thì anh cũng là người chín chắn."
"Tôi sợđó chỉlà ý kiến của thiểu sốthôi."
Miu nheo mắt và mỉm cười, những nếp nhăn nhỏxuất hiện quanh mắt chị.
Tôi đứng dậy đi đến trước mặt chị, cầm chiếc cốc không của chịlên. Tôi vào bếp, rót ít rượu Courvoisier vào cốc rồi quay lại phòng khách. Chịcámơn tôi và đón lấy cốc rượu brandy. Thời gian trôi đi, tấm rèm rung lặng lẽ. Làn gió mang theo mùi hương của miền đất lạ.
"Anh có thực sự, thực sựmuốn biết sựthật không?" Miu hỏi tôi. Giọng chịnghe không còn chút hơi sức, nhưthểchịđã phải đi đến một quyết định khó khăn.
Tôi ngước lên nhìn mặt chị. "Có một điều tôi có thểnói chắc một trăm phần trăm," tôi nói " đó là nếu không muốn biết sựthật thì tôi đã không đến đây."
Miu liếc mắt vềphía tấm rèm. Và cuối cùng nói bằng giọng lặng lẽ. "Chuyện xảy ra đúng vào đêm đó, sau khi chúng tôi ngồiởquán cà phê nói chuyện vềnhững con mèo."

 Chương 9
Sau cuộc trò chuyệnởquán cà phê trên cảng vềnhững con mèo, Miu và Sumire đi mua sắm hàng tạp phẩm rồi quay vềnhà nghỉ. Nhưthường lệ, hai chịem nghỉngơi cho đến bữa tối. Sumireởtrong phòng, viết lách trên máy tính xách tay. Miu nằm trên ghếbànhởphòng khách, chắp tay sau đầu, nhắm mắt, nghe Julius Katchen chơi các bản ballad của Brahm. Chiếc đĩa hát đó đã cũ rồi nhưng phần trình diễn vẫn tinh tế, cảm xúc và hoàn toàn không thểnào quên được. Không chút tựphụmà diễn cảm tột độ.
"Nhạc không làm phiền em chứ?" Miu hỏi khi nhìn vào cánh cửa dẫn tới phòng Sumire.
Cửa mởtoang.
"Brahm không bao giờlàm phiền em cả," Sumire quay ra nói.
Đây là lần đầu tiên Miu thấy Sumire tập trung viết nhưvậy. Miệng cô mím chặt, nhưmiệng con thú đang rình mồi, đôi mắt sâu thẳm hơnthường ngày.
"Em đang viết gì thế?" Miu hỏi. "Một tiểu thuyểt Sputnik mới à?"
Cái miệng mím căng của Sumire giãn ra một chút.
"Lặt vặt thôi. Chỉlà những ý nghĩ có thểhữu ích sau này."
Miu quay lại ghếbành, thảmình vào thếgiới thu nhỏmà âm nhạc đã phác họa trong nắng chiều; tuyệt vời biết bao khi chơi nhạc Brahm hay đến thếnày, chịtưlự. Hồi trước mình luôn lúng túng với những tác phẩm viết theo điệu thứcủa Brahm, chịnghĩ, nhất là các bài ballad. Chưa bao giờmình có thểđắm trong cái thếgiới của những sắc thái bất thường, thoáng qua này. Tuy nhiên, bây giờchắc mình đã có thểchơinhạc Brahm hay hơn trước rồi. Nhưng Miu biết rất rõ: Mình không thểchơi được gì. Không bao giờđược nữa.
Đến 6h30 hai chịem nấu nướng trong bếp và mang ra hiên ngồi ăn. Xúp cá trap với rau thơm, xalát, và bánh mì. Họuống một ít vang trắng, và sau đó là cà phê nóng. Họquan sát một chiếc thuyền đánh cá hiện raởvụng đảo và vẽlên không trung một vòng cung ngắn màu trắng khi giong buồm vào cảng. Chắc chắn một bữa tối nóng sốt đang chờngười ngưdânởnhà.
"Nhân tiện, khi nào chúng ta rời khỏi đây?" Sumire hỏi trong lúc rửa bát.
"Chịmuốnởlại đây thêm một tuần nữa, miễn là chịcó thểthu xếp được," Miu đáp, nhìn lên lịch treo tường. "Nếu được theo ý mình thì chịsẽởđây suốt đời."
"Nếu được theo ý mình thì em cũng vậy," Sumire cười tươi nói."Nhưng biết làm sao được? Mọi điều tốt đẹp rồi cũng đến lúc kết thúc."
Theo nhưthường lệ, gần mười giờtối hai chịem vềphòng riêng của mình. Miu thay bộđồngủcotton trắng dài tay và vừa đặt đầu xuống gối đã ngủngay. Nhưng chỉmột lúc sau chịđã tỉnh dậy nhưthểbịkhuấy động bởi chính tiếng đập của tim mình. Chịliếc nhìn chiếc đồng hồbáo thức du lịch bên cạnh; đã quá 12h30. Căn phòng tối đen, im lìm. Chịcảm thấy có ai đó đang nín thởnấp gần đó. Miu kéo chăn lên tận cằm và giỏng tai nghe ngóng. Tim chịđập thình thịch, nhấn chìm mọi thứkhác. Không phải một cơn ác mộng khiến người ta giật mình tỉnh giấc - nhất định có ai đó đangởtrong phòng cùng chị. Cẩn thận không gây tiếng động, chịthò tay kéo tấm rèm cửa sổdịch sang một hai phân. Ánh trăng bạc nhợt nhạt lẻn vào phòng. Chịngồi yên không nhúc nhích, đưa mắt nhìn quanh.
Khi mắt đã quen với bóng tối chịcó thểphân biệt được đường nét của một cái gì đó đang dần dần hiện raởgóc phòng. Dưới bóng chiếc tủquần áo cạnh cửa ra vào, nơi tối nhất. Dù nó là gì đi nữa, thì nó cũng thấp, cuộn thù lù nhưmột chiếc túi thểthao to bịbỏquên lâu ngày. Một con vật? Một con chó to? Nhưng cửa trước khóa, cửa vào phòng đóng. Chó làm sao vào được.
Miu giữhơi thởnhẹ, nhìn chăm chăm. Miệng chịkhô khốc, trên lưỡi còn đọng lại vịrượu mạnh uống trước khi đi ngủ. Chịđưa tay kéo tấm rèm dịch thêm chút nữa cho ánh trăng rọi vào nhiều hơn. Dần dần, giống nhưgỡcuộn chỉrối, chịđã có thểnhận ra đường nét một khối đen trên sàn nhà. Trông nó giống nhưmột thân người: tóc rủtrước trán, đôi chân khẳng khiu gập thành một góc nhọn. Ai đó đang ngồi thu lu trên sàn, đầu cúi xuống giữa hai đầu gối, co người lại nhưmuốn bảo vệmình trước một thứgì từtrên trời rơi xuống.
Đó chính là Sumire. Mặc bộđồngủmàu xanh quen thuộc, cô ngồi co ro nhưmột con sâu giữa cửa ra vào và tủquần áo. Không động đậy. Thậm chí Miu còn có thểnói là không thởnữa.
Miu thởphào nhẹnhõm. Nhưng Sumire đang làm cái chết tiệt gìởđây chứ? Miu lặng lẽngồi dậy trên giường và bật đèn. Căn phòng tràn ngập ánh sáng vàng, nhưng Sumire vẫn không hềnhúc nhích. Thậm chí cô có vẻkhông nhận ra đèn đã bật.
"Có chuyện gì vậy?" Miu cất tiếng hỏi. Lúc đầu bằng giọng khẽkhàng, rồi to hơn.
Không có tiếng đáp lại. Dường nhưSumire không nghe thấy giọng Miu. Chịrời khỏi giường đi lại phía Sumire. Tấm thảm trải sàn nhưthô ráphơn dưới bàn chân trần của chị. "Emốm à?" Miu hỏi, cúi xuống cạnh Sumire.
Vẫn không lời đáp.
Miu nhận thấy Sumire đang cắn thứgì đó trong miệng. Chiếc khăn mặt màu hồng luôn treo trong buồng tắm. Miu cốkéo nó ra nhưng miệng Sumire cắn rất chặt. Cô mởmắt nhưng không nhìn thấy gì. Miu thôi kéo, đặt một tay lên vai Sumire. Bộđồngủcủa cô đẫm mồhôi.
"Tốt hơn hết em nên thay đồđi," Miu nói, "Em mà cứra mồhôi nhiều thếnày thì sẽbịcảm lạnh đấy."
Sumire trông đờđẫn, không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì. Miu quyết định phải cởi đồcho Sumire, nếu không cơthểcô sẽlạnh cứng mất. Đang là tháng Tám nhưng thỉnh thoảng đêm trên đảo lại lạnh giá. Hai chịem hàng ngày thường cùng bơi trần và đã quen nhìn thấy cơthểnhau, nên Miu nghĩ Sumire sẽkhông phật ý nếu chịcởi quần áo cho cô.
Đỡngười Sumire, chịcởi cúc bộđồngủ, và sau một lúc thì cởi được phần trên. Rồi phần dưới. CơthểSumire lúc đầu cứng đơ, nhưng dần mềm lại và cuối cùng thì rũ ra. Miu lấy cái khăn mặt ra khỏi miệng cô. Nó ngấm đầy nước miếng. Dấu răng in hằn bên trên.
Sumire không mặc quần lót. Miu túm lấy chiếc khăn tắm gần đó lau khô mồhôi cho cơthểcô. Thoạt đầu lau lưng, rồi đến tay, đến ngực. Chịlau bụng, sau đó lau nhanh khu vực từthắt lưng đến đùi. Sumire phục tùng, không hềchống lại. Cô dường nhưkhông biết gì hết, tuy nhiên nhìn vào mắt cô Miu vẫn thấy có dấu hiệu nhận thức.
Trước đây Miu chưa bao giờchạm vào cơthểtrần trụi của Sumire. Da cô căng mịn, mềm mại nhưda em bé. Khi nhấc cô dậy, Miu nhận ra Sumire nặng hơn chịtưởng, và bốc mùi mồhôi. Khi lau mồhôi cho cô, Miu lại thấy tim mình đập loạn. Nước miếngứa ra đầy miệng, và chịphải nuốt nước bọt liên tục.
Dưới ánh trăng, cơthểtrần trụi của Sumire lấp loáng nhưmột bức tượng gốm cổ. Ngực cô nhỏnhưng cân đối, hai núm vú xinh xắn. Chòm lông mu đen mồhôiẩmướt lấp lánh nhưcỏtrong sương sớm. Thân hình trần truồng mềm oặt của cô khác hoàn toàn với thân hình Miu nhìn thấy dưới ánh nắng rực rỡtrên bãi biển. Trong thân hình đó có sựpha trộn những nét con gái chớm nởđã bịdòng thời gian đau đớn hối thúc mởbung ra một cách mù quáng.
Miu cảm thấy nhưđang nhòm ngó bí mật của người khác, đang nhìn một thứmình không được phép nhìn. Chịné ánh mắt khỏi làn da trần của Sumire trong khi tiếp tục lau mồhôi trên cơthểcô, vừa làm vừa nhớlại một khúc nhạc của Bach chịđược nghe hồi nhỏ. Chịlau món tóc mái đẫm mồhôi dính bết vào trán của Sumire.
Thậm chí bên trong đôi tai nhỏcủa cô cũngướt mồhôi.
Miu cảm thấy cánh tay Sumire lặng lẽôm lấy chị. Hơi thởcủa Sumire phảvào cổchị.
"Emổn chứ?" Chịhỏi.
Sumire không đáp. Nhưng cánh tay cô ôm chặt hơn. Miu gần nhưbếSumire lên giường. Chịđặt cô nằm xuống và kéo chăn đắp cho cô. Sumire nằm bất động, mắt nhắm nghiền. Miu quan sát một lúc nhưng Sumire khônghềđộng đậy. Hình nhưcô đã ngủ. Miu vào bếp uống liền mấy cốc nước khoáng. Chịhít mấy hơi thởsâu và bình tĩnh trởlại. Tim chịkhông còn đập loạn lên nữa dù ngực vẫn đau tức sau những giây phút căng thẳng vừa qua. Mọi vật chìm trong sựimắng ngột ngạt. Không tiếng người, không cảtiếng chó sủa. Không tiếng sóng, không tiếng gió. Miu băn khoăn không hiểu tại sao mọi vật lại chìm trong sựtĩnh lặng chết chóc đến thế.
Miu vào buồng tắm, cầm theo bộđồngủướt đẫm mồhôi của Sumire, chiếc khăn tắm chịđã dùng lau mồhôi cho cô, cái khăn mặt hằn dấu răng, và ném tất cảvào thùng quần áo bẩn. Chịrửa mặt, nhìn chằm chằm vào hìnhảnh phản chiếu của mình trong tấm gương. Từkhi đến đảo chịvẫn chưa nhuộm tóc, giờnó trắng toát nhưtuyết vừa rơi vậy.
Khi Miu trởlại phòng, Sumire đã mởmắt. Dường nhưchúng đã bịphủmột lớp màng trong mờ, nhưng dấu hiệu nhận thức đã quay trởlại. Cô nằm, chăn kéo đến vai.
"Em xin lỗi," cô khàn giọng nói. "Thỉnh thoảng em vẫn bịnhưvậy."
Miu ngồi xuống góc giường, mỉm cười, đưa tay lên mái tóc vẫn cònướt của Sumire. "Em nên đi tắm một chút cho dễchịu. Người em đầy mồhôi."
"Cảmơn chị," Sumire nói. "Em chỉmuốn nằm đây thôi."
Miu gật đầu, đưa cho Sumire chiếc khăn tắm mới, rồi lấy từtủcom-mốt ra bộđồngủsạch của mình và đặt xuống cạnh Sumire. "Em cứdùng bộnày đi. Chịnghĩ chắc em không còn bộnào khác phải không?"
"Tối nay em ngủởđây được chứ?" Sumire hỏi.
"Được chứ. Ngủđi. Chịsẽngủởgiường em."
"Giường em chắcướt đẫm rồi," Sumire nói. "Chăn gối, mọi thứ. Mà em không muốnởmột mình. Đừng bỏemởđây. Chịởcùng em được không? Chỉđêm nay thôi? Em không muốn có thêm bất kỳ cơn ác mộng nào nữa."
Miu nghĩ ngợi giây lát rồi gật đầu. "Nhưng trước hết hãy mặc đồvào đã. Chịkhông muốn có một người trần truồng nằm ngay cạnh mình, nhất là trên cái giường hẹp thếnày."
Sumire chậm chạp nhỏm dậy, gạt chăn ra. Cô đứng lên, vẫn trần truồng, rồi mặc bộđồngủcủa Miu vào. Trước hết cô cúi người mặc quần, sau đó mặc áo. Mất một lúc đểcài cúc. Ngón tay cô lóng ngóng. Miu không giúp, chịchỉngồi đó quan sát. Cách Sumire cài cúc áo khiến Miu thấy giống nhưmột nghi thức tôn giáo. Ánh trăng làm núm vú Sumire cứng lên một cách kỳ lạ.
Có lẽcôấy vẫn còn trinh, Miu đột nhiên nghĩ.
Mặc xong bộđồngủbằng lụa, Sumire lại nằm xuống giường, dịch vào trong. Miu cũng leo lên chiếc giường còn nồng mùi mồhôi.
"Em có thểôm chịmột lúc được không?" Sumire lên tiếng.
"Ôm chị?"
"Vâng."
Trong khi Miu đang chưa biết trảlời sao thì Sumire đã vươn tay ranắm lấy tay chị. Lòng bàn tay cô vẫn cònướt mồhôi,ấm và mềm. Cô vòng cảhai tay ra phía sau Miu. Ngực Sumire áp vào người Miu, ngay phía trên bụng. Sumire ép má vào giữa khe ngực Miu. Hai người nằm nhưthếmột hồi lâu. Sumire dường nhưrun rẩy, rất khẽ. Chắc hẳn côấy đang khóc, Miu nghĩ. Nhưng dường nhưcôấy không thểđểtiếng khóc thoát ra. Chịchoàng tay quanh vai Sumire kéo cô lại sát hơn. Côấy vẫn còn là một đứa bé, Miu nghĩ. Đơn độc và sợhãi, côấy muốn có hơiấm của ai đó. Giống nhưcon mèo con bám vào cành thông.
Sumire dịch người lên một chút. Chỏm mũi cô cọvào cổMiu. Ngực họép vào nhau. Miu nuốt nước bọt. Tay Sumire rờrẫm trên lưng chị.
"Em thật sựthích chị," Sumire nói khẽ.
"Chịcũng thích em," Miu nói. Chịkhông biết nói gì khác. Và đó là sựthật.
Sumire bắt đầu cởi cúc áo phía trước của Miu. Miu cốngăn cô lại. Nhưng Sumire không dừng.
"Một chút thôi," cô nói. "Chỉmột chút thôi, xin chị."
Miu nằm yên. Ngón tay Sumire nhẹnhàng dò quanh ngực Miu. Mũi cô cà tới cà lui trên cổhọng chị. Cô chạm vào núm vú Miu, ve vuốt và giữnó lại giữa hai ngón tay. Lúc đầu thì rụt rè, sau thì mạnh bạo hơn.
Miu ngừng kể. Chịngước nhìn tôi nhưtìm kiếm điều gì. Má chịửng hồng.
"Có một điều tôi cần giải thích với anh. Cách đây rất lâu tôi đã gặp một chuyện thật bất thường và tóc bạc trắng cả. Chỉtrong một đêm. Từđấy tôi bắt đầu nhuộm tóc. Sumire biết tôi nhuộm tóc, nhưng khi đến đảo vì có quá nhiều việc phải lo nên tôi thôi.Ởđây không ai biết tôi nên chuyện đó chẳng có gì quan trọng cả. Nhưng khi biết anh đến tôi đã nhuộm trởlại. Tôi không muốn anh cóấn tượng khác lạvềtôi trong lần đầu gặp mặt."
Thời gian trôi đi trong khoảng im lặng bao trùm.
"Tôi chưa từng quan hệtình dục đồng giới, và không bao giờnghĩ rằng mình lại có xu hướng đó. Nhưng nếu đó là điều Sumire thực sựmuốn thì tôi nghĩ mình có thểgiúp. Ít nhất tôi cũng không thấy ghê tởm. Nghĩa là, chỉcần chuyện đó được tiến hành với Sumire. Vì vậy tôi đã không ngăn lại khi cô bắt đầu ve vuốt khắp người tôi hay khi cô cho lưỡi vào miệng tôi. Cảm giác thật lạlùng, nhưng tôi cốlàm quen với nó. Tôi đểcô muốn làm gì thì làm. Tôi thích Sumire, và nếu việc này làm cô vui thì tôi cũng chẳng quan tâm cô làm những gì."
"Nhưng cơthểvà đầu óc tôi là hai thứkhác nhau. Một phần trong tôi cảm thấy hạnh phúc khi được Sumire ve vuốt âu yếm nhưvậy. Nhưng dùđầu óc tôi sung sướng đến thếnào đi nữa thì cơthểtôi vẫn phản kháng. Nó không đầu hàng cô. Tim óc tôi hứng khởi, nhưng toàn bộphần cơthểcòn lại thì nhưtảng đá cứng ngắc, khô khốc. Thật buồn, nhưng tôi khôngbiết làm sao cả. Tất nhiên Sumire biết điều đó. Cơthểcô bịkích thích, hơiẩmướt, nhưng tôi khôngthểđápứng.
"Tôi cho cô biết cảm giác của mình. 'Chịkhông từchối em,' tôi nói, 'nhưng chịkhông thểlàm được những việc nhưthế. Kểtừkhi chuyệnấy xảy ra với chịmười bốn năm trước, chịđã không còn khảnăng hiến mình cho bất kỳ ai trên cõi đời này. Cái đó vượt ngoài tầm tay chị, nó được định đoạtởnơi nào đó khác.' Tôi nói với côấy nếu tôi có thểlàm bất cứđiều gì, anh biết đấy, bằng ngón tay, bằng miệng tôi, thì tôi sẽlàm. Nhưng đó không phải điều côấy muốn. Tôi đã biết nhưvậy.
*
* *
"Côấy hôn trán tôi và xin lỗi. 'Đấy chỉvì em thích chị,' cô nói. 'Em đã bịámảnh lâu lắm rồi, và em phải thử.' 'Chịcũng thích em,' tôi bảo cô. 'Vì vậy đừng suy nghĩ gì cả. Chịvẫn muốn emởcùng chị.' "
"Nhưnước vỡbờ, Sumire úp mặt vào gối nức nởhồi lâu. Trong khi cô khóc, tôi vuổt dọc tấm lưng trần của cô từbảvai xuống thắt lưng,cảm thấy rất rõ từng đốt xương của cô. Tôi muốn khóc cùng cô nhưngkhông thể.
"Và khiấy tôi hiểu ra. Hiểu rằng chúng tôi là những người bạn đồng hành tuyệt vời, nhưng rốt cuộc chỉlà hai khối kim loại đơn độc bay theo quỹđạo riêng của mình. Trông xa chúng nhưnhững ngôi sao băng đẹp đẽ, nhưng thực tếchúng chẳng là gì ngoài những nhà tù, nơi mỗi người chúng tôi bịnhốt đơn độc, đi đến nơi vô định. Khi quỹđạo hai vệtinh của chúng tôi ngẫu nhiên ngang qua nhau thì chúng tôi có thểởcùng nhau. Thậm chí có thểmởlòng với nhau. Nhưng chỉtrong một khoảng khắc hết sức ngắn ngủi mà thôi. Sang khoảng khắc sau chúng tôi lại rơivào sựđơn độc tuyệt đối. Cho đến khi chúng tôi cháy bùng lên và trởthành hưvô."
"Sau khi hảcơn khóc, Sumire đứng lên, nhặt bộđồngủrơi trên sànmặc vào," Miu kể. "Côấy nói muốnởmột mình và trởvềphòng cô. 'Đừng quá lo nghĩ,' tôi bảo cô. 'Mai là một ngày mới, mọi việc sẽlại nhưcũthôi. Rồi em sẽthấy.' 'Em cũng đoán vậy,' Sumire nói. Cô cúi xuống, áp má vào má tôi. Má côướt vàấm. Tôi nghĩ cô thì thầm gì đó vào tai tôi. Nhưng cô nói khẽđến mức tôi không nghe được. Tôi định hỏi cô nói gì nhưng cô đã quay đi."
"Sumire lấy khăn tắm lau nước mắt rồi rời khỏi phòng. Cửa đã đóng, tôi lại chui vào chăn và nhắm mắt. Sau một kinh nghiệm nhưvừa rồi tôi nghĩ khó mà ngủđược, nhưng thật kỳ lạlà tôi đã nhanh chóng thiếp đi."
"Bảy giờsáng hôm sau khi tôi thức dậy thì Sumire không có nhà. Chắc cô dậy sớm - hay cũng có thểđã không ngủlại được - và một mình ra bãi biển. Cô đã nói cô muốnởmột mình một lúc. Cũng lạlà cô không đểlại tin nhắn, nhưng nghĩ đến đêm hôm trước, tôi đoán cô vẫn còn bối rối, bất an.
"Tôi giặt giũ, phơi khô chăn nệm, rồi ngồiởhiên đọc sách đợi cô về. Cảbuổi sáng trôi qua mà chẳng thấy Sumire đâu. Tôi thấy lo bèn ngó vào phòng cô xem sao, mặc dù biết mình không nên. Tôi sợcó thểcô đã rời đảo. Nhưng túi đồcủa cô vẫn mở, hộchiếu vẫnởtrong ví, bộđồbơivà tấtướt đang phơiởgóc phòng. Trên bàn vung vãi tiền xu, giấy ghi chép, và một chùm chìa khóa. Một chiếc trong đó dùng đểmởcửa trước nhà nghỉ.
"Tôi thấy thật kỳ quặc. Ý tôi là bất cứkhi nào ra bãi biển chúng tôi cũng đi giày nặng và mặc áo phông bên ngoài áo tắm vì phải băng qua núi. Kèm theo túi bạt đựng khăn tắm và nước khoáng. Nhưng cô bỏtất cảlại - túi xách, giày, đồbơi. Vật duy nhất không thấy là đôi dép da rẻtiền cô muaởmột cửa hiệu địa phương và bộđồngủbằng lụa mỏng tôi cho cô mượn tối qua. Dù chỉđi dạo quanh đây thôi nhưng nếuởngoài lâu anh sẽkhông ăn mặc nhưthếchứ, đúng không?"
"Buổi chiều tôi sục sạo khắp nơi tìm cô. Tôi đi mấy vòng quanh nhà nghỉ, ra bãi biển, sau đó đi tới đi lui trên phố, cuối cùng quay lại nhà. Nhưng Sumire vẫn mất tăm mất dạng . Mặt trời lặn, đêm xuống. Gió đã nổi. Suốt đêm tôi có thểnghe thấy tiếng sóng vỗ. Bất kỳ tiếng động nhỏnào cũng làm tôi thức giấc. Tôi không khóa cửa trước. Bình minh lên, vẫn không thấy Sumire. Giường của cô vẫn y nguyên nhưkhi tôi rời khỏi nó. Vậy là tôi đến đồn cảnh sát địa phươngởgần bến cảng."
"Tôi trình bày mọi chuyện cho một viên cảnh sát nói được tiếng Anh. 'Cô gái đi du lịch cùng tôi đã biến mất,' tôi bảo anh ta, 'và hai đêm nay chưa về.' Nhưng anh ta không coi đó là chuyện nghiêm trọng. 'Bạn của bà sẽquay lại,' anh ta nói. 'Bao giờcũng thếcả. Mọi người đến đây nghỉngơi. Đang mùa hè, họlà thanh niên, bà chờđợi chuyện gì cơchứ.' Hôm sau tôi lại đến, và lần này họtỏra quan tâm hơn. Nhưng vẫn chưa đến mức bắt tay vào việc gì đó. Tôi gọi điện đến đại sứquán Nhật BảnởAthens và nói rõ tình hình. Rất may, tôi gặp được người khá tửtế. Anh ta cảquyết nói gì đó bằng tiếng Hy Lạp với cảnh sát trưởng và cuối cùng cảnh sát đã bắt tay vào điều tra."
"Họkhông lần ra đầu mối. Họhỏi những ngườiởcảng và quanh nhà nghỉcủa chúng tôi, nhưng không ai nhìn thấy Sumire. Trưởng phà và người bán vé cũng không nhớbất kỳ cô gái Nhật Bản nào lên phà mấy ngày gần đây. Sumire chắc hẳn vẫn còn trên đảo. Trước hết, cô không mang theo tiền mua vé. Trên hòn đảo nhỏnày, một cô gái Nhật Bản lang thang trong bộđồngủsẽkhông thểtránh khỏi sựchú ý của mọi người. Cảnh sát hỏi một cặp người Đức sángấy đã bơi rất lâuởbãi biển. Họkhông thấy bất kỳ cô gái Nhật Bản nào, cảởbãi biển lẫn trên đường. Cảnh sát hứa với tôi sẽlàm hết sức mình và tôi nghĩ là họđã rất cốgắng. Nhưngthời gian cứtrôi mà vẫn không có tăm hơi gì."
Miu hít thởthật sâu và lấy tay che nửa mặt.
"Tất cảnhững gì tôi có thểlàm là gọi điện vềTokyo yêu cầu anh đến. Tôi vô phương rồi."
Tôi hình dung ra hìnhảnh Sumire, cô độc, lang thang trên dãy đồi mấp mô trong bộđồngủbằng lụa mỏng và đôi dép da.
"Bộđồngủmàu gì?" Tôi hỏi.
"Màuư?" Miu hỏi lại, vẻkhông chắc chắn.
"Bộđồngủcủa Sumire mặc khi biến mấtấy."
"Nó màu gì à? Tôi không chắc. Tôi mua nóởMilan và chưa mặc lần nào. Sáng màu. Có lẽlà xanh nhạt? Nó rất nhẹ, không có túi."
"Tôi muốn chịgọi lại cho đại sứquánởAthens và yêu cầu họcửngười đến đây. Nhất quyết yêu cầu vậy. Và nói đại sứquán liên lạc với bốmẹSumire. Chắc họsẽbịsốc nhưng chúng ta không thểgiấu họchuyện này được nữa."
Miu khẽgật đầu.
"Sumire đôi khi hơi kỳ quặc, chịbiết đấy," tôi nói, "và côấy làm những chuyện điên khùng nhất. Nhưng côấy sẽkhông bỏđi bốn ngày mà không nói một lời nào. Côấy không phải loại người vô trách nhiệm nhưvậy. Côấy sẽkhông biến mất trừphi có lý do hợp lý. Lý do gì thì tôi không biết nhưng hẳn phải là nghiêm trọng. Có thểcôấy bịrơi xuống một cái giếng ngoài đồng và đang chờngười đến cứu. Có thểcôấy bịbắt cóc. Theo chỗchúng ta biết, côấy có thểbịgiết và vùi xác đâu đó. Một cô gái trẻmặc đồngủlang thang trong đêm - bất cứchuyện gì cũng có thểxảy ra cả. Dù sao đi nữa chúng ta cũng phải lên một kếhoạch. Nhưng phải đi ngủđã. Ngày mai sẽlà một ngày dài."
"Anh có nghĩ là...Sumire...tựsát không?" Miu hỏi.
"Chúng ta không thểloại trừkhảnăng đó. Nhưng côấy sẽđểlại thư. Côấy sẽkhông vứt lung tung mọi thứthếnày đểbắt chịthu dọn. Côấy yêu chịvà tôi biết là côấy coi trọng tình cảm của chị."
Miu khoanh tay nhìn tôi một lúc. "Anh thực sựnghĩ thế?"
Tôi gật đầu. "Tất nhiên. Tính Sumire là vậy mà."
"Cámơn anh. Đấy chính là điều tôi muốn nghe nhất."
Miu dẫn tôi sang phòng Sumire. Không đồtrang trí, căn phòng hình hộp gợi tôi nghĩ đến một khối lập phương khổng lồ. Có một chiếc giường gỗbé, bàn viết, tủquần áo và một bàn gương trang điểm nhỏ. Dưới chân bàn có một chiếc vali màu đỏcỡtrung bình. Cửa sổphía trước mởra dãy đồi xa xa. Trên bàn đặt chiếc máy tính Macintosh PowerBook mới.
"Tôi đã dọn lại đồđạc của côấy đểanh có thểngủởđây."
Còn lại một mình, tôi đột nhiên thấy buồn ngủ. Đã gần nửa đêm. Tôi thay quần áo và chui vào chăn nhưng không thểchợp mắt được. Chỉmới đây thôi Sumire đã nằm trên chiếc giường này, tôi nghĩ. Chuyến đi dài vẫn khiến cơthểtôi bồn chồn. Tôi bịámảnh là mình đang làm một cuộc hành trình không có tận cùng.
Nằm trên giường, tôi xem xét lại tất cảmọi chuyện Miu đã kể, lập trong đầu một danh sách những điểm quan trọng. Nhưng đầu óc tôi cứtrơra. Tôi không suy nghĩ mạch lạc được. Đếđến mai hãy hay, tôi kết luận. Đột nhiên tôi nghĩ tới cảnh lưỡi của Sumire trong miệng Miu. Quên nó đi, tôi quyết tâm tựnhủ. Đểđến mai. Nhưng, thật không may, khảnăng ngày mai sẽđược cải thiện hơn so với hôm nay lại rất mong manh. Những suy nghĩảm đạm sẽchẳng đưa mình đến đâu hết, tôi quyết định, và nhắm mắt lại. Chẳng mấy chốc, tôi chìm vào giấc ngủsâu.

Chương 10
Khi tôi thức dậy, Miu đang ngồi bên bàn ăn sángởngoài hiên. Lúc đó là 8h30, vầng mặt trời sớm mai đang tỏa nắng tràn ngập thếgian. Miu và tôi ngồiởhiên ăn sáng, vừa ăn vừa ngắm nhìn mặt biển lấp lánh. Chúng tôi ăn bánh mì nướng với trứng và uống cà phê. Hai con chim trắng lướt xuống con dốc dẫn ra bờbiển. Chiếc đài phát thanh đang bật quanh đó, văng vẳng tiếng phát thanh viên đọc nhanh tin tức bằng tiếng Hy Lạp.
Một cảm giác tê liệt mệt mỏi lạlùng choán hết đầu tôi. Tôi không thểtách biệt được ranh giới giữa cái thực và cái chỉhình nhưlà thực. Tôi đangởđây trên một hòn đảo nhỏHy Lạp, ăn sáng cùng một phụnữxinh đẹp lớn tuổi hơn mà tôi chỉmới gặp ngày hôm trước. Người phụnữnày yêu Sumire, nhưng không thểcó bất kỳ ham muốn tình dục nào với cô. Sumire yêu người phụnữnày và ham muốn chịta. Tôi yêu Sumire và có ham muốn tình dục với cô. Sumire thích tôi, nhưng không yêu, và khôngcó bất kỳ ham muốn gì với tôi. Tôi có ham muốn tình dục với một phụnữđược giấu tên. Nhưng tôi không yêu cô ta. Thật rối rắm, hệt nhưtrongmột vởkịch hiện sinh. Mọi thứkết thúcởđó, không có sựlựa chọn nào khác. Và Sumire đã rời sân khấu.
Miu lại rót đầy cốc cà phê đã cạn của tôi. Tôi cámơn chị.
"Anh thích Sumire phải không?" Miu hỏi tôi. "Ý tôi là nhưthích một phụnữ."
Tôi khẽgật đầu trong khi phết bơvào bánh mì nướng. Bơlạnh và cứng nên phải một lúc mới phết đều lên bánh được. Tôi ngước lên nói thêm. "Tất nhiên đấy không phải là việc có thểchọn mà được. Nó tựđến thôi."
Chúng tôi tiếp tục ăn sáng trong im lặng. Bản tin đã hết, chiếc radio chuyển sang chơi nhạc Hy Lạp. Gió thổi đung đưa giàn hoa giấy. Nếu nhìn kỹcó thểthấy những con sóng bạc đầu ngoài xa.
"Tôi đã suy tính lại và cho rằng mình nên đến Athens ngay," Miu nói trong khi gọt hoa quả.
"Có lẽởđây rất khó liên lạc bằng điện thoại nên tốt hơn là tôi đi thẳng đến đại sứquán nói chuyện trực diện với họ. Có thểngười bên đại sứquán sẽsẵn lòng quay lại với tôi hoặc tôi có thểchờbốmẹSumire đến Athens rồi quay lại với họ. Dù gì đi nữa tôi cũng muốn anhởlại đây chừng nào có thể. Cảnh sát có thểliên lạc, và Sumire có thểtrởvềbất cứlúc nào. Anh giúp tôi chứ?"
Tất nhiên, tôi đáp.
"Tôi sẽlại đến đồn cảnh sát xem việc điều tra thếnào, sau đó thuê thuyền tới Rhodes. Chuyến khứhồi từAthens sẽcần thời gian, vì vậy tôi sẽnghỉlại khách sạn vài ngày."
Tôi gật đầu.
Miu đã gọt xong quảcam và lấy khăn ăn lau cẩn thận. "Anh đã bao giờgặp bốmẹSumire chưa?"
Chưa bao giờ, tôi nói.
Miu thởdài nhưngọn gió nơi rìa thếgiới. "Tôi không biết phải giải thích chuyện này với họsao đây."
Tôi có thểhiểu sựbối rối của chị. Làm sao bạn có thểgiải thích một chuyện không thểgiải thích được chứ?
Miu và tôi xuống bến cảng. Chịxách một cái túi nhỏđựng quần áo đểthay đổi, đi giày da cao gót và khoác chiếc túi hiệu Mila Schon. Chúng tôi ghé vào đồn cảnh sát. Tôi nói mình là bà con của Miu tình cờđi du lịch gần đây. Họvẫn chưa tìm ra manh mối nào. "Nhưngổn cảthôi," họvui vẻnói. "Đừng lo gì cả. Nhìn quanh các vịmà xem. Đây là một hòn đảo thanh bình. Tất nhiên chỗchúng tôi cũng có vài vụphạm tội - tình nhân cãi cọ, say rượu, đụng độchính trị. Xét cho cùng thì chúng ta đang đềcập đến con người mà, vàởđâu thì cũng thếthôi. Nhưng chúngchỉlà những vụẩu đảgiữa người địa phương. Mười lăm năm gần đây trên đảo này chưa có người ngoại quốc nào là nạn nhân của tội ác."
Có lẽđúng nhưvậy. Nhưng khi yêu cầu giải thích sựbiến mất của Sumire thì họkhông nói gì.
"Bên bờBắc của đảo có một động đá vôi lớn," viên cảnh sát đánh bạo nói. "Nếu lang thangởđấy thì có lẽcôấy không tìm được đường ra.
Cái động đó bên trong nhưmê cung vậy. Nhưngnóởrất xa. Một cô gái nhưthếkhông thểđi bộxa đến thếđược."
Có thểcôấy bịchết đuối? Tôi hỏi.
Đám cảnh sát lắc đầu. Quanh đây không có dòng chảy xiết, họnói. Thời tiết tuần qua ôn hòa, biển lặng. Nhiều ngưdân ra khơi đánh cáhàng ngày, và nếu cô gái bịchết đuối thì trong sốhọđã có thuyền đi ngang qua xác côấy.
"Còn giếng thì sao?" tôi hỏi. "Chẳng lẽcôấy không thểngã xuống một cái giếng sâu đâu đó trên đường đi dạo sao?"
Viên cảnh sát trưởng lắc đầu. "Trên đảo này không có cái giếng nào cả. Chúng tôi có nhiều con suối tựnhiên nên không cần đào giếng. Vảlại đây toàn đá cứng nên đào giếng phải tốn rất nhiều công sức."
Sau khi rời đồn cảnh sát, tôi bảo Miu tôi muốn đến bãi biển chịvà Sumire thường đến, nếu có thểthì trong sáng nay. Chịmua một tấm bản đồđảo loại thườngởquầy báo và chỉđường cho tôi; mỗi chiều đi vềmất bốn mươi lăm phút, chịbáo trước, nên cần phải mang giày cứng.
Chịra cảng và bằng thứtiếng nửa Pháp nửa Anh đã nhanh chóng thương lượng được với một chiếc thuyền máy chởchịđến Rhodes.
"Cầu cho mọi chuyện kết thúc tốt đẹp," chịnói với tôi khi chia tay. Nhưng mắt chịnói khác. Chịbiết mọi việc không hềđơn giản. Tôi cũng biết thế. Máy đã nổ, chịbỏmũ xuống cầmởtay trái, tay phải vẫy chào tôi. Khi chiếc thuyền đã mất hút ngoài xa, tôi cảm giác nhưbêntrong mình vừa mất mát cái gì đó. Tôi lang thang quanh cảng một lúc rồi ghé vào cửa hàng lưu niệm mua cặp kính râm sẫm màu. Rồi tôi leo lên các bậc thang dốc vềnhà nghỉ.
Mặt trời càng lên cao, không khí càng trởnên nóng nực. Tôi khoác chiếc áo cotton ngắn tay, đeo kính râm và đi giày, rồi trèo qua con đường đồi dốc ra bãi biển. Chẳng mấy chốc tôi đã thấy hối hận vì không mang theo mũ nhưng vẫn tiếp tục đi. Vừa leo dốc một lúc tôi đã thấy khát. Tôi dừng lại uống nước và lấy kem chống nắng Miu đưa cho xoa lênmặt và cánh tay. Con đường trắng xóa bụi, hễcó gió là lại tung lên mù mịt. Thỉnh thoảng tôi đi ngang qua những người dân đảo đang chăn lừa. Họcất cao giọng chào tôi "Kali mera!" và tôi cũng đáp lại họnhưvậy. Tôi đoán đó là điều nên làm.
Sườn đồi phủđầy cây thấp, quăn queo. Cừu và dê núi chạy nhảy trên những tảng đá lởm chởm, mặt cau có. Những chiếc chuông đeoởcổchúng khẽphát ra tiếng leng keng. Người chăn hoặc là trẻcon hoặc là người già. Khi tôi đi ngang qua họliếc mắt nhìn và ngập ngừng giơtay lên raý gì đó. Tôi cũng giơtay lên đáp lại. Sumire không thểtựmình đi theo đường này được. Chẳng có chỗnào mà trốn, vảlại sẽcó người nhìn thấy cô.
Bãi biển vắng ngắt. Tôi cởi quần áo, khỏa thân xuống biển. Nước biển trong vắt, dễchịu. Lúc nào bạn cũng có thểnhìn thấy sỏi dưới đáy. Một chiếc du thuyền bỏneoởcửa lạch, buồm xếp lại, cột buồm cao lắc lưnhưcái máy đếm nhịp nhạc khổng lồ. Không thấy bóng ai trên boong. Mỗi khi thủy triều xuống, vô sốnhững viên sỏi nhỏtrơra, vavào nhau lạo xạo. Bơi một lúc tôi lên bờ, trải khăn tắm nằm phơi trần ngửa mặt nhìn trời trong xanh trên cao. Những con chim biển bay lượn quanh vịnh tìm cá. Bầu trời không một gợn mây. Tôi nằm lơmơởđó có lẽkhoảng nửa tiếng, suốt thời gian đó không thấy ai đi ra bãi biển. Chẳng mấy chốc tôi đã bịbủa vây trong sựim lặng kỳ lạ. Bãi biển này lặng lẽđến mức người ta chẳng thểra đây một mình, nó lại quá đẹp nữa. Nó khiến tôi tưởng tượng ra một cách chết. Tôi mặc quần áo và lại theo đường đồi trởvềnhà nghỉ. Trời còn nóng hơn trước. Vừa bước đi một cách máy móc tôi vừa cốhình dung Miu và Sumire nói chuyện gì với nhau khi cảhai đi trên con đường này.
Sumire chắc hẳn trầm tưsuy nghĩ vềham muốn tình dục của mình. Y nhưtôisuy nghĩ vềham muốn của tôi mỗi khiởbên cô. Tôi dễdàng biết được cô cảm thấy nhưthếnào. Sumire sẽhình dung cảnh Miu trần truồng bên cạnh mình và cô không muốn gì hơn là ôm chịthật chặt. Một sựtrông chờ, trộn lẫn nhiều cảm xúc khác - sựphấn khích, cam chịu, do dự, bối rối, sợhãi - dâng trào rồi dần suy sụp. Bạn lạc quan được một lát rồi sụp xuống vì biết chắc tất cảsẽtan ra từng mảnh. Và rốt cuộc nó đã xảy ra nhưthế.
Tôi leo lên đỉnh đồi, nghỉngơi uống nước rồi đi xuống. Khi mái nhà nghỉvừa hiện ra trong tầm mắt, tôi nhớMiu có nói là sau ngày hai chịem ra đảo Sumire cứngồiởphòng say sưa viết cái gì đấy. Côấy viết gì? Miu không nói gì thêm mà tôi cũng không thúc giục. Có lẽ- chỉcó lẽthôi - trong những gì Sumire viết có manh mối nào đó. Tôi giận mình đã không đoán ra điều này từtrước.
Khi vềtới nhà nghỉtôi vào phòng Sumire, bật máy tính của cô lên và mởổcứng. Chẳng thứgì có vẻhứa hẹn cả. Có một danh sách chi tiêu cho chuyến đi châu Âu của họ, các địa chỉ, lịch làm việc. Mọi vấn đềliên quan đến công việc của Miu. Không có hồsơcá nhân. Tôi mởbảng chọn NHỮNG VĂN BẢN GẦN ĐẤY - không có gì. Có lẽcô không muốn ai đọc nên đã xóa hết. Có nghĩa là lưu các hồsơcá nhân của mình trong một chiếc đĩa mềm nằmởđâu đó. Có vẻnhưcô không mang đĩa theo mà biến mất; vì một lý do, bộquần áo ngủcủa cô mặc không có túi.
Tôi lục các ngăn kéo bàn. Có mấy cái đĩa nhưng chúng chỉsao lại những thứtrongổcứng hoặc các hồsơkhác liên quan đến công việc. Chẳng thứgì có vẻhứa hẹn. Tôi ngồi xuống cạnh bàn suy nghĩ. Nếu mình là Sumire thì mình sẽđểcái đĩa đóởđâu. Phòng thì nhỏ, chẳng có nhiều chỗđểcất giấu vật gì. Sumire vốn rất cầu kỳ trong việc quyết định xem ai là người có thểđọc được những gì cô viết.
Tất nhiên, cái vali đỏ. Đó là thứduy nhất trong phòng có thểbịkhóa.
Cái vali mới của cô dường nhưchẳng có gì bên trong vì nhẹbỗng; tôi lắc nó, nhưng chẳng có âm thanh gì. Tuy nhiênổkhóa bốn sốcủa nó đã khóa. Tôi thửvài tập hợp sốmà tôi biết Sumireưa dùng - sinh nhật, địa chỉ, điện thoại, mã bưu điện - nhưng đều không được. Không có gì lạ, vì một sốngười khác có thểdễdàng đoán được thì sẽchẳng mấy khi được lấy làm mã khóa. Nó phải là sốnào đó cô có thểnhớđược, nhưngkhông liên quan gì đến cá nhân. Tôi ngẫm nghĩ hồi lâu và rồi bừng tỉnh. Tôi thửmã sốvùng Kunitachi - nói cách khác, mã vùng của tôi. 0-4-2-5.
Ổkhóa lách cách mởra.
Một chiếc túi vải nhỏmàu đen được nhétởtúi trong vali. Tôi kéo khóa và thấy bên trong có một cuốn nhật ký màu xanh lá cây và một chiếc đĩa mềm. Tôi mởcuốn nhật ký trước. Nó được viết bằng nét chữquen thuộc của cô. Chẳng có gì khiến tôi chú ý. Chỉlà thông tin vềnhững nơi họđến. Những người họgặp. Tên các khách sạn. Giá xăng. Các thực đơn ăn tối. Các nhãn rượu và mùi vịcủa chúng. Vềcơbản chỉlà một bản danh sách. Nhiều trang bỏtrống. Có vẻnhưghi nhật ký không phải một trong những điểm mạnh của Sumire.
Chiếc đĩa không có tên. Trên nhãn của nó chỉcó đềngày tháng bằng nét chữrõ ràng của Sumire. Tháng Tám 19**. Tôi cho đĩa vào máy tính và mởra. Menu cho thấy có hai tài liệu, không cái nào có đầu đề. Chúng chỉlà Tài liệu 1 và Tài liệu 2.
Trước khi mởchúng ra, tôi chậm rãi ngó quanh phòng. Áo khoác của Sumire treo trong tủ. Tôi thấy chiếc kính râm, quyển từđiển tiếng Ý và hộchiếu của cô. Trên bàn làm việc có chiếc bút bi và bút chì bấm. Ngoài khung cửa sổphía trên bàn viết có thểnhìn thấy con dốc thoai thoải, lởm chởm đá. Một con mèo đen đang thảbước trên tường nhà hàng xóm. Căn phòng nhỏtrống trơn này chìm trong bầu khôbg khí tĩnh mịch buổi chiều muộn. Tôi nhắm mắt lại và vẫn có thểnghe thấy tiếng sóng vỗvào bãi biển hoang vắng sáng nay. Tôi mởmắt, và lần này chăm chú lắng nghe cuộc đời thực. Tôi không thểnghe thấy gì.
Tôi cho con trỏvào Tài liệu 1 và nháy đúp biểu tượng.
Chương 11
Tài liệu 1
Bạn đã bao giờthấy ai đó bịbắn
mà không chảy máu?
Sốphận đã đẩy tôi đến một quyết định - một quyết định không (một câu hỏi lý thú, nhưng tôi dành nó cho lúc khác) - và tôi đangởđây trên một hòn đảo Hy Lạp. Một hòn đảo nhỏmà mãi đến gần đây tôi mới nghe nhắc đến tên. Thời gian là...hơn bốn giờsáng một chút. Cốnhiên bên ngoài vẫn còn tối đen. Những con dê vô hại đang say trong giấc ngủbầy đàn êm đềm của chúng. Hàng cây ôliu ngoài đồng đang hấp thụchất dinh dưỡng do màn đêm cung cấp. Và vầng trăng, nhưmột vịlinh mục u sầu nào đó, đang nghỉngơi phía trên mái nhà, duỗi hai tay tới mặt biển buồn bã.
Dùởbất cứnơi đâu, đây là khoảng thời gian trong ngày tôi thích nhất. Khoảng thời gian chỉcủa riêng tôi. Trời sắp sáng, và tôi ngồi đây viết. Giống nhưĐức Phật được sinh ra từsườn mẹ(sườn phải hay sườn trái tôi không nhớnữa), vầng mặt trời ban mai sẽnhô lên và hiện ra trên mép đồi. Và người phụnữkín đáo tên Miu sẽlặng lẽthức dậy. Khoảng sáu giờchúng tôi sẽcùng ăn bữa điểm tâm đơn giản rồi đi qua đồi đến bãi biển yêu thích. Trước khi vòng quay đều đặn đó bắt đầu, tôi muốn xắn tay áo lên làm cho xong một vài việc.
Trừmấy bức thưra thì khá lâu rồi tôi không viết cái gì cho riêng mình, và tôi rất không tin mình có thểdiễn đạt ý kiến theo cách mình thích. Chưa khi nào tôi có niềm tinấy. Tuy nhiên, không biết vì sao, tôi luôn cảm thấy buộc phải viết.
Tại sao? Thật sựđơn giản thôi. Đối với tôi đểnghĩ vềđiều gì đấy thì trước hết tôi phải viết nó ra.
Cách này tôi có từhồi nhỏ. Cứmỗi khi không hiểu điều gì tôi lại gom các từngữvung vãi dưới chân minh và xếp nó lại thành câu. Nếu không có tác dụng, tôi lại tung chúng ra rồi xếp lại theo trật tựkhác. Lặp đi lặp lại vài lần, và tôi đã có thểsuy nghĩ được nhưhầu hết mọi người. Viết đối với tôi không bao giờkhó cả. Những đứa trẻkhác thì gom nhặt những hòn sỏi hay những quảđấu đẹp, còn tôi thì viết. Tôi nguệch ngoạc hết câu này đến câu khác tựnhiên nhưhít thởvậy. Và tôi sẽsuy nghĩ.
Hiển nhiên bạn sẽnghĩ đấy là một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian đểđi tới một kết luận, khi bạn thấy hễcứnghĩ vềđiều gì là tôi phải trải qua tất cảcác bước nhưvậy. Hoặc cũng có thểbạn không nghĩ thế. Nhưng trong thực tiễn việc đó cần phải có thời gian. Tới mức khi vào tiểu học mọi người đã nghĩ tôi là đứa đần độn. Tôi không thểtheo kịp những đứa trẻkhác.
Khi học hết tiểu học cảm giác bịxa lánh mà nó gây ra cho tôi đã giảm đáng kể. Khi đó tôi đã học được cách bắt kịp với thếgiới xung quanh. Thếnhưng cho đến trước khi tôi bỏtrường đại học và cắt đứt mọi quan hệvới chếđộquan liêu hành chính, khoảng trống này vẫn hiện diện trong tôi - nhưmột con rắn câm lặng trong bãi cỏ.
Đềtài tạm thời của tôiởđây: dựa trên những câu chuyện hàng ngày, tôi dùng ngòi bút đểxác định tôi là ai.
*
* *
Đúng không?
Đúng thế!
Cho đến nay tôi đã viết một khối lượng không thểtin nổi. Hầu nhưhàng ngày. Tôi nhưkẻđứng giữa bãi cỏrộng lớn, một mình cắt cỏnhưngvừa cắt xong cỏđã lại mọc lên ngay.
Nay cắt chỗnày, mai cắt chỗkia... Khi đã cắt hết một vòng cảbãi cỏquay lại chỗđầu tiên thì cỏđã lại tốt tươi nhưlúc ban đầu.
Nhưng từkhi gặp Miu họa hoằn lắm tôi mới viết. Vì sao vậy? Lý thuyết Hưcấu = Truyền đạt (5) mà K. kểcho tôi là có lý. Nó đúngởcấp độnào đó. Nhưng không giải thích được mọi thứ. Đến đây tôi phải đơngiản hóa suy nghĩ của mình.
Đơn giản hóa, đơn giản hóa.
Việc xảy ra sau khi tôi gặp Miu là tôi ngừng suy nghĩ. (Tất nhiên tôi dùng định nghĩa riêng của mình vềsuy nghĩ). Miu và tôi luônởbên nhau, hai cái thìa ngoắc vào nhau, và tôi bịcuốn theo chịđến đâu đó - một nơi nào đó tôi không thểđoán biết được - và tôi nghĩ, được thôi, cứtrôi theo dòng đi.
Nói cách khác, tôi phải vứt bỏnhiều hành trang đểđến gần chịhơn. Ngay cảhành động suy nghĩ cũng trởthành gánh nặng. Tôi nghĩ mình hiểu tại sao lại xảy ra chuyện đó. Cỏcó mọc cao thếnào tôi cũng không thểlo lắng. Tôi duỗi người nằm ngửa, dán mắt lên trời, ngắm những đụn mây trôi. Phó mặc sốphận mình cho mây trời. Thảmình theo mùi cỏhăng hăng, theo tiếng gió thì thầm. Và một lúc sau thì tôi đã chẳng thèm quan tâm đến sựkhác biệt giữa cái tôi biết và cái tôi không biết.
Không, điều đó không đúng. Ngay từđầu tôi đã chẳng thèm quan tâm. Tôi phải nói rõ ràng hơn suy nghĩ của mìnhởđây.
Rõ ràng, rõ ràng.
*
* *
Bây giờtôi hiểu rằng nguyên tắc cơbản mà tôi tựđặt ra cho mình trong việc viết lách luôn là viết vềmọi việc nhưthểtôi không biết chúng - và điều này đúng cho cảnhững điều tôi biết hoặc tôi nghĩ là biết. Nếu tôi nói ngay từđầu Ôi, mình biết mà, chẳng cần phải tiêu tốn thì giờquý giá của mình đểviết vềnó thì chuyện viết lách của tôi sẽchẳng bao giờcó được một khởi đầu tốt đẹp. Chẳng hạn, nếu tôi nghĩ vềai đó, Mình biết cậu chàngấy, khỏi phải tốn thời gian nghĩ vềcậu ta, mình đã hạgục cậu ta rồi, thì tôi có nguy cơbịđánh lừa (và điều này cũng áp dụng cảcho bạn nữa). Trong mọi chuyện chúng ta nghĩ là đã hiểu toàn bộvẫn luônẩn giấu chừngấy những điều chúng ta chưa hiểu.
Sựhiểu biết chẳng là gì ngoài tổng sốnhững sựhiểu nhầm của chúng ta.
Nói nhỏvới nhau, đấy chính là cách tôi hiểu thếgiới. Tóm tắt là thế.
Trong thếgiới chúng ta sống, cái ta biết và cái ta không biết giống nhưcặp song sinh dính liền, không thểchia tách, tồn tạiởtrạng thái lẫn lộn.
Lẫn lộn, lẫn lộn.
Ai có thểthực sựphân biệt được biển cảvà cái phản chiếu trong nó? Hay nói lên sựkhác biệt giữa cơn mưa và sựcô đơn?
Vậy là, tôi nghiễm nhiên không còn quan tâm đến sựkhác biệt giữa biết và không biết nữa. Nó trởthành xuất phát điểm của tôi. Một điểm xuất phát kinh khủng, có lẽ- nhưng ai mà chẳng phải cần đến một tấm nhún tạm thời, đúng không? Tất cảnhững cái đó giải thích cách tôi bắt đầu nhìn các cặp nhịnguyên nhưđềtài và phong cách, khách thểvà chủthể, nguyên nhân và hậu quả, các khớp tay và phần cơthểcòn lại của tôi không phải nhưnhững cặp đen - trắng, mà nhưmột tổng thểkhông thểphân biệt cái này với cái kia.
Tất cảđã đổtràn xuống sàn bếp - muối, hạt tiêu, bột mì, tinh bột. Tất cảtrộn lẫn vào nhau thành một viên tròn.
*
* *
Các khớp tay tôi và phần cơthểcòn lại của tôi...Khi ngồi đây trước máy vi tính, tôi nhận thấy mình đang quay lại với thói quen xấu ngày trước là bẻđốt ngón tay. Thói quen xấu này mới trởlại sau khi tôi bỏthuốc lá. Đầu tiên tôi bẻnăm đốt ngón tay phải - rắc, rắc - sau đó bẻsang các đốt ngón tay trái. Tôi không khoác lác, nhưng tôi bẻđốt ngón tay kêu to đến nỗi bạn mà nghe thấy thì tưởng ai đó bịgãy cổ. Tôi là vô địch bẻđốt ngón tayởtrường tiểu học. Làm bọn con trai xấu hổ.
Khi tôi vào đại học, K. cho tôi biết một cách dứt khoát rằng đây là một kỹnăng mà thật sựtôi không nên lấy làm tựhào. Khi một cô gái đến một độtuổi nhất định thì không thểbạđâu cũng bẻđốt ngón tay. Nhất là trước mặt người khác. Nếu không bạn sẽcó kểt cục giống nhưnhân vật Lotte Lenya trong phim From Russia with Love. Sao trước đó chẳng ai nói với tôi nhưvậy nhỉ? Tôi cốdứt bỏthói quen đó. Tôi muốn nói, tôi thật sựthích Lotte Lenya nhưng chưa đến mức muốn thành côấy. Tuy nhiên khi đã bỏthuốc thì tôi lại nhận thấy hễngồi vào viết là bất giác tôi lại bẻđốt ngón tay. Rắc, rắc, rắc.
Tên tôi là Bond. James Bond.
Đểtôi quay lại vấn đềmình đang nói. Thời gian hạn hẹp - không có chỗđểmà vòng vo. Quên Lotte Lenya đi. Xin lỗi, cácẩn dụ- cần phải tách ra. Nhưtôi đã nóiởtrên, bên trong chúng ta cái ta biết và cái ta không biết cùng chung nhau một chỗở. Đểcho tiện hầu hết mọi người dựng lên một bức tường giữa chúng. Nó khiến cuộc sống dễdàng hơn.Nhưng tôi thì xóa đi bức tường đó. Tôi phải làm. Tôi căm ghét các bức tường. Tôi là kiểu người vậy đấy.
Dừng lạiởhìnhảnh cặp song sinh dính liền, không phải lúc nào chúng cũng hòa hợp với nhau. Không phải lúc nào họcũng cốhiểu nhau. Trái lại thì đúng hơn. Tay phải không cốbiết tay trái đang làm gì - và ngược lại. Sựhỗn độn ngựtrịvà kết cục chúng ta lạc lối - chúng ta đâm sầm vào cái gì đó.Ầm!
Điều tôi muốn nóiởđây là mọi người cần phải có một chiến lược khôn ngoan nếu họmuốn cái họbiết và cái họkhông biết chung sống hòa bình với nhau. Chiến lược đó - vâng, bạn biết rồi đấy! - là suy nghĩ. Chúng ta phải tìm được một cái neo an toàn. Nếu không chắc chắn chúng ta sẽđi theo một quá trình dẫn tới va chạm đáng sợ.
Một câu hỏi.
Vậy mọi người phải làm gì nếu họmuốn tránh sựva chạm (ầm!) nhưngvẫn nằm trên đồng ngắm mây bay, nghe cỏmọc - nói cách khác là không suy nghĩ? Nghe có vẻkhó? Hoàn toàn không. Xét một cách logic, việc này dễthôi. C'est simple(1). Câu trảlời là những giấc mơ. Cứmơmãi. Bước vào thếgiới của những giấc mơvà không bao giờquay ra. Sống trong mơsuốt quãng thời gian còn lại.
Trong mơbạn không cần phải phân biệt vạn vật với nhau. Hoàn toàn không. Biên giới không tồn tại. Vì thếtrong mơhiếm khi có va chạm. Mà nếu có thì cũng không gây tổn thương. Thực tại thì khác. Thực tại làm đau đớn.
Thực tại, thực tại.
Quay trởlại thời điểm chiếu ra mắt bộphim The Wild Bunch của đạo diễn Sam Peckinpah, tại cuộc họp báo một nữphóng viên đã giơtay đặt câu hỏi: "Sao trong phim các ngài lại cho thấy máu đỏkhắp nơi nhiều đến thế?" Cô hỏi một cách khá gay gắt. Một diễn viên trong đoàn, Ernest Borgnine, có vẻhơi bối rối và trảlời: "Thưa cô, cô có bao giờthấy người nào bịsúng bắn mà không chảy máu chưa?" Bộphim này được công chiếu vào thời điểm căng thẳng nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tôi thích câu trảlời đó. Đó là một trong những nguyên tắc của thực tại. Chấp nhận những điều đó có thểhiểu được, và đểmặc chúng nhưvậy. Và máu đổ. Súng nổvà máu đổ.
Bạn đã bao giờthấy ai đó bịbắn
mà không chảy máu?
Điều này giải thích quan điểm của tôi với tưcách một nhà văn. Tôi suy nghĩ - theo một cách rất bình thường - và đi đến chỗ, trong một vương quốc tôi không thểgọi tên, tôi hình thành nên một giấc mơ, một bào thai vô hình được gọi là sựhiểu biết, đang trôi nổi trong thứnướcối không hiểu đầy tràn của tất cảmọi người. Chắc hẳn chính vì vậy mà các tiểu thuyết của tôi thường dài một cách phi lý và, cho đến tận bây giờ, ít nhất, vẫn chưa bao giờcó được một kết cục rõ ràng. Những kỹnăng cần có thuộc vềtinh thần và chuyên môn đểgiữđược đường đi nước bước của truyện đều nằm ngoài tầm với của tôi.
Tất nhiênởđây tôi không viết tiểu thuyết. Tôi không biết gọi nó là gì. Chỉviết vậy thôi. Tôi hay độc thoại nên không cần thiết phải gói ghém gọn gàng mọi thứ. Tôi không có những nghĩa vụcủa lương tâm.Tôi chỉ- hừm - suy nghĩ. Lâu lắm rồi tôi không có bất cứmột suy nghĩ thật sựnào, và có lẽsắp tới cũng không. Nhưng bây giờ, ngay lúc này, tôi đang nghĩ. Và đó chính là việc tôi sẽlàm cho đến khi trời sáng. Suy nghĩ.
Tuy nhiên cần phải nói rằng tôi vẫn không sao tránh được những mối ngờvực u ám lâu nay vẫn bám theo mình. Có phải tôi đang tốn thời gian và năng lượng theo đuổi một việc vô ích không? Đang xách xô nước đến nơi đã sắp tràn? Tôi có nên từbỏmọi nỗlực vô ích và đểmặc mình trôi đến đâu thì đến?
Va chạm? Nó là gì vậy?
*
* *
Đểtôi diễn đạt theo cách khác.
Được rồi - Tôi định dùng cách nào khác đây?
Ồ, tôi nhớra rồi - nó là thếnày.
Nếu tôi chỉđịnh viết lan man, có lẽtôi nên chui vào chănấm, nghĩ vềMiu và vuốt ve mình. Đó là điều tôi muốn nói.
Tôi thích những đường cong phía sau của Miu. Sựtương phản mạnh mẽgiữa chòm lông mu đen tuyền và mái tóc bạc trắng của chị, cặp mông tròn trịa bó mình trong chiếc quần lót đen của chị, chòm lông mu hình chữT của chị, mọi thứđều đen.
Tôi phải thôi nghĩ vềchuyện này. Phải thoát ra khỏi những tưởng tượng miên man vềtình dục (nhắp chuột) đểtập trung vào viết. Không thểđểnhững giờkhắc quý giá trước rạng đông này trôi mất. Tôi sẽđểai đó khác,ởmột nơi nào đó khác, quyết định cái gì có ích, cái gì không. Ngay lúc này đây, tôi chẳng có chút hứng thú nào với những gì họnói.
Đúng không?
Đúng thế!
Vậy thì - tiếp tục tiến lên.
Người ta bảo đưa giấc mơ(nói cách khác là giấc mơthực sự) vào truyện là điều mạo hiểm. Chỉrất ít nhà văn - và tôi đang nói đến những người tài năng nhất - có khảnăng tái tạo được kiểu kết hợp phi lý thấy trong mơ. Nghe có lý. Nhưng tôi vẫn muốn kểlại một giấc mơgần đây của tôi. Tôi muốn ghi lại giấc mơnày một cách đơn giản nhưsựkiện liên quan đến tôi và cuộc đời tôi. Nó có văn vẻhay không, tôi không quan tâm. Tôi chỉlà người thủkho thôi.
Tôi đã nhiều lần mơcùng một kiểu giấc mơ. Chi tiết khác nhau, kểcảkhung cảnh, nhưng chúng cùng theo một mô hình. Và nỗi đau của tôi cảm thấy khi thức dậy luôn giống nhau. Một chủđểduy nhất được lặp đi lặp lại, giống nhưđoàn tàu hỏa hết đêm này sang đêm khác đều kéo còi khi qua cùng một khúc cua không nhìn rõ đượcấy.
Giấc mơcủa Sumire
(Đoạn này tôi viếtởngôi thứba. Nhưthếcó cảm giác chân thực hơn).
Sumire đang trèo lên một cầu thang dài hình xoắnốc đểgặp người mẹvốn đã chết từlâu. Mẹcô đang đợi trên đầu cầu thang. Bà có điều muốn nói với Sumire, một thông tin cực kỳ quan trọng mà Sumire đang vô cùng cần đểsống. Trước đây Sumire chưa từng gặp người chết nên cô thấy sợ. Cô không biết mẹcô là người trông thếnào. Có thể- vì một lý do nào đó
Sumire không thểhình dung được - mẹcô căm ghét cô. Nhưng cô phải gặp bà. Đây là cơhội tốt nhất và duy nhất của cô.
Cầu thang dài vô tận. Trèo mãi, trèo mãi mà cô vẫn chưa lên được tới đầu cầu thang. Sumire leo lên cầu thang, đứt cảhơi. Cô phải chạy đua với thời gian. Không phải lúc nào mẹcô cũngởđây, trong tòa nhà này. Trán Sumire đẫm mồhôi. Và cuối cùng cô cũng lên được tới nơi.
Đầu cầu thang rộng rãi, ngay đầu lối đi đối diện với cô có một bức tường đá dày. Ngang tầm mắt có một lỗtròn giống nhưlỗthông gió. Một lỗnhỏđường kính khoảng 50cm. Và mẹSumire nhưđang bịnắm chân kéo vào cái lỗấy. Sumire nhận ra thời gian của bà sắp cạn.
*
* *
Trong khoảng không gian chật hẹpấy, mẹcô nằm ngửa, hướng mặt vềphía cô. Bà nhìn mặt Sumire nhưmuốn cầu khẩn điều gì. Thoạt nhìn Sumire biết ngay bà là mẹcô. Bà là người đã trao cho mình da thịt, cuộc sống, cô biết thế. Nhưng chẳng hiểu sao người phụnữởđây lại không phải người mẹtrong albumảnh gia đình. Mẹthật của mình đẹp và trẻ. Vậy thì rốt cuộc cái người trong album đó không phải mẹthật của mình, Sumire nghĩ. Bốđã lừa gạt mình.
"Mẹ!" Sumire can đảm thốt lên. Cô cảm thấy bức tường trong người mình đã tan chảy. Ngay khi cô thốt ra từđó, mẹcô bịkéo sâu hơn vàotrong cái lỗ, dường nhưcómột khoảng chân không rộng lớn nào đó bên kia đang hút bà vào. Miệng bà há ra, và bà hét lên gì đó với Sumire. Nhưng tiếng gió thoát ra từcái lỗđã thổi bạt lời bà. Ngay sau đó, mẹcô bịlôi mạnh vào bóng tối của cái lỗvà biến mất.
Sumire ngoái lại thì chẳng thấy cầu thang đâu nữa. Cô bịbao vây giữa những bức tường đá. Chỗcầu thang lúc nãy giờlà một cánh cửa gỗ. Cô vặn nắm đấm mởcửa, và phía xa kia là bầu trời. Cô đangởtrên đỉnh một tòa tháp cao. Cao đến mức nhìn xuống cô thấy chóng mặt. Rất nhiều vật thểnhỏtí xíu, giống nhưmáy bay, đang bay trên trời. Loại máy bay nhỏđơn giản bằng tre nứa và những mảnh gỗnhẹmà ai cũng có thểlàm được. Phía đuôi mỗi máy bay có một động cơnhỏcỡnắm tay và cánh quạt. Sumire hét to với một phi công đang bay ngang qua hãy đến giải cứu cô. Nhưng chẳng người phi công nào chú ý.
Chắc tại mình ăn mặc thếnày, Sumire nghĩ. Chẳng ai có thểnhìn thấy mình. Cô mặc chiếc áo choàng bệnh viện trắng nhạt nhòa. Cô cởi nó ra, và trần truồng - không mặc gì bên trong. Cô vứt chiếc áo xuống đất cạnh cánh cửa và lúc này, nhưmột linh hồn được tháo cũi sổlồng, nó bay lên theo gió và biến khỏi tầm nhìn. Cũng cơn gióấy vuốt ve cơthểcô, thổi lạo xạo lớp lông giữa hai chân cô. Cô chợt nhận ra tất cảnhững chiếc máy bay nhỏkia đã biến thành chuồn chuồn. Bầu trời dày đặc chuồn chuồn đủmàu sắc, cặp mắt lồi to tướng sáng long lanh khi chúng nhìn chằm chằm xung quanh. Tiếng vỗcánh của chúng mỗi lúc một to giống nhưchiếc radio được tăng âm lượng. Cuối cùng nó biến thành một tiếng gầm không chịu nổi. Sumire cúi xuống, nhắm mắt và bịt chặt hai tai.
Và cô thức giấc.
Sumire có thểnhớlại từng chi tiết của giấc mơnày. Cô có thểvẽmột bức tranh vềnó. Điều duy nhất cô không tài nào nhớnổi là khuôn mặt mẹcô khi bà bịhút vào cái lỗđenấy. Và tiếng kêu khẩn thiết của bà cũng vĩnh viễn biến mất trong khoảng trống bao la đó. Sumire nằm trên giường, cắn chặt chiếc gối và òa khóc.
Người thợcạo không đào cái lỗnào nữa
Sau giấc mơnày tôi đi đến một quyết định quan trọng. Mũi cuốc chim có phần chăm chỉcủa tôi cuối cùng sẽbắt đầu làm mẻtảng đá rắn. Rắc. Tôi quyết định nói rõ cho Miu biết tôi muốn gì. Tôi không thểlơlửng nhưthếnày mãi được. Tôi không thểlàm một người thợcạo nhỏbé yếu đuối đào một cái lỗởvườn sau, không tiết lộcho ai biết sựthật tôi yêu Miu. Nếu cứhành động theo cách này thì tôi sẽbiến mất, từtừnhưng chắc chắn. Mọi bình minh và hoàng hôn sẽcướp đoạt của tôi từng mảnh, từng mảnh bản thân tôi, và chẳng bao lâu nữa cuộc đời tôi sẽbịbào mòn hoàn toàn - và kết cục tôi sẽchẳng là gì.
*
* *
Mọi việc rõ ràng nhưpha lê.
Pha lê, pha lê.
Tôi muốn được làm tình với Miu và được chịấy ôm. Tôi đã từbỏnhiều thứquan trọng đối với mình. Tôi không còn gì đểcó thểbỏnữa. Vẫn chưa quá muộn. Tôi phảiởvới Miu, đi vào chịấy. Và chịấy phải đi vào tôi. Nhưhai con rắn lấp lánh, đầy ham muốn.
Và nếu Miu không chấp nhận tôi thì sao?
Tôi sẽđi qua cây cầu đó khi thời gian đến.
"Bạn đã bao giờthấy ai đó bịbắn mà không chảy máu?"
Máu phải chảy. Tôi sẽmài sắc dao đểsẵn sàng cắt cổmột con chóởnơi nào đó.
Đúng không?
Đúng thế!
Những điều tôi viết đây là thông điệp cho chính tôi. Tôi tung nó vào không trung giống nhưmột chiếc boomerang. Nó cắt ngang bóng tối, làm giá lạnh linh hồn nhỏbé của một con kangaroo khốn khổnào đó rồi cuối cùng quay lại chỗtôi. Nhưng cái boomerang quay vềkhông phải cái boomerang tôi đã ném đi.
Boomerang, boomerang
Chương 12
Tài liệu 2
Bây giờlà 2h30 chiều. Bên ngoài trời sáng và nóng nhưđịa ngục. Vách đá, bầu trời, biển cảđều lấp lánh. Nhìn kỹchúng một lúc, cảnh vật bắt đầu nhòe đi, mọi thứhòa thành một khối hỗn loạn. Ý thức chìm trong những bóng tối mơmàng đểtránh ánh sáng. Ngay cảchim cũng ngừng bay. Nhưng trong phòng thì mát mẻdễchịu. Miu đangởphòng khách nghe nhạc Brahm. Chịmặc bộđồmùa hè màu xanh có những tua mỏng, mái tóc bạc phơbuộc túm vềphía sau. Tôi ngồiởbàn viết những dòng này.
"Nhạc có làm phiền em không?" Miu hỏi tôi.
Nhạc Brahm không bao giờlàm phiền em cả, tôi đáp.
Tôi đang lục lọi kýức, cốnhớlại câu chuyện Miu kểtôi nghe mấy ngày trước trong ngôi làngởBurgundy. Việc này thật không dễ. Chuyện chịkểkhông liền mạch, thời gian đảo lộn lung tung. Có những lúc tôi không sao lần ra được sựkiện nào xảy ra trước, sựkiện nào xảy ra sau, đâu là nguyên nhân, đâu là hệquả. Nhưng tôi không trách chị. Chiếc dao cạo tàn khốc bíẩn chôn sâu trong kýức đã rạch vào chị, và tới lúc những ngôi sao đã mờnhạt trước ánh bình minh đang đến trên các ruộng nho thì sức sống cũng bịrút cạn khỏi đôi má chịkhi chịkểtôi nghe câu chuyện của mình.
Miu kểcâu chuyệnấy chỉsau khi tôi vật nài đòi nghe. Tôi phải tìm đủmọi cách đểthuyết phục chịkể- hết khuyến khích, ép buộc, cho đến nịnh nọt, cầu khẩn, dụdỗđểchịkhông bỏnửa chừng. Chúng tôi uống vang đỏvà trò chuyện suốt đêm. Siết chặt tay nhau chúng tôi lần theo các dấu vết của kýức chị, gom chúng lại với nhau, phân tích các kết quả. Vẫn có những chỗMiu không thểnào kéo ra khỏi kýức được. Một khi bịsa chân vào đấy chịlại trởnên bối rối và uống nhiều rượu hơn. Cónhững vùng kýức nguy hiểm. Bất cứkhi nào đi qua đó chúng tôi đều từbỏcuộc tìm kiếm và thận trọng rút lui đến một vịtrí cao hơn.
Tôi thuyết phục Miu kểlại câu chuyện này sau khi phát hiện chịnhuộm tóc. Miu là người thận trọng đến mức chỉrất ít người xung quanh biết tóc chịlà tóc nhuộm. Nhưng tôi thì biết. Đi du lịch lâu ngày cùng nhau, ngày nào cũngởcạnh nhau, sớm muộn gì bạn cũng sẽbiết những việc nhưvậy. Mà cũng có thểMiu không cốgiấu việc đó. Nếu muốn chắc hẳn chịđã thận trọng hơn. Có thểchịnghĩ đằng nào thì tôi cũng biết, hoặc có thểchịmuốn tôi biết việc đó. (Hừm, đây chỉthuần là giảthuyết của tôi thôi.)
Tôi hỏi thẳng chị. Tính tôi thế- không vòng vo tam quốc gì cả. Sao tóc chịtrắng thế? Tôi hỏi. Chịnhuộm tóc lâu chưa? Mười bốn năm, chịđáp. Mười bốn năm trước tóc chịhoàn toàn bạc trắng, đến từng sợi một. Chịbịốm à? Không, không phải thế, Miu nói. Có chuyện xảy ra và toàn bộmái tóc chịbạc trắng. Chỉtrong một đêm.
Em muốn nghe chuyện này, tôi nói, khẩn nài chị. Em muốn biết mọi điều vềchị. Chịbiết em sẽkhông giấu chịđiều gì. Nhưng Miu lập tức lắc đầu. Chịấy không bao giờkểcho ai nghe chuyện đó; ngay chồng chịcũng không biết chuyện gì đã xảy ra. Suốt mười bốn năm qua đó là bí mật riêng tưcủa chị.
Nhưng cuối cùng chúng tôi đã trò chuyện suốt đêm. Chuyện gì rồi cũng có lúc phải kể, tôi thuyết phục chị. Nếu không chịsẽvĩnh viễn bịcầm tù với bí mậtấy.
Miu nhìn tôi nhưnhìn vào một cảnh vật xa xăm nào đó. Có điều gì đó thoáng gợn lên trong mắt chịrồi lại chậm chạp rút vềnơi đáy sâu."Chịchẳng có gì phải làm sáng tỏcả. Chúng có món nợphải thanh toán, không phải chị," Miu nói.
Tôi không hiểu chịnói gì.
"Nếu chịkểem nghe chuyện đó thì hai chịem ta lúc nào cũng sẽphải chia sẻnó," Miu đáp.
"Và chịkhông biết làm thếcó đúng không. Nếu bây giờchịtiết lộ, em sẽbịcuốn vào. Đó có phải điều em muốn không? Em có thực sựmuốn biết điều mà chịđã phải hy sinh rất nhiều đểcốquên đi không?"
Có, tôi đáp. Dù nó có là gì đi nữa, em cũng muốn chia sẻcùng chị. Em không muốn chịgiấu điều gì.
Lộrõ vẻbối rối, Miu nhấp một ngụm vang và khép mắt lại. Tiếp theo là một khoảng im lặng khi thời gian dường nhưngưng đọng.
Nhưng cuối cùng chịđã bắt đầu câu chuyện. Từng chút một, ngắt quãng từng đoạn. Một sốtình tiết tựnó đã bộc lộmình, trong khi những tình tiết khác thậm chí còn chưa thành hình. Có cảnhững khoảng trắng và những chỗbịbỏqua không thểtránh, một sốtrong đó tựbản thân nó có tầm quan trọng đặc biệt. Giờđây, nhiệm vụcủa tôi trong vai trò người kểchuyện là thu thập - một cách thận trọng - tất cảcác tình tiết đó thành một mối.
Chuyện vềMiu và vòng đu quay
Mùa hè nọ, Miu một mình lưu lại một thịtrấn nhỏởThụy Sĩ giáp biên giới Pháp. Hồi đó chị25 tuổi, sinh sống và học pianoởParis. Theo yêu cầu của ông bố, chịđã đến thịtrấn nhỏnày đểlo vài vụđàm phán kinh doanh. Công việc thật ra đơn giản, vềcơbản chỉlà ăn tối với đối tác và thuyết phục họký hợp đồng. Miu thích nơi này ngay lần đầu tiên nhìn thấy nó. Một nơi dễchịu, đáng yêu, có hồnước và bên cạnh là tòa lâu đài Trung cổ. Chịthấy sốngởđây cũng thú vịnên không bỏlỡcơhội. Thêm nữaởlàng bên cạnh có liên hoan âm nhạc, và nếu thuê xe hơi thì ngày nào chịcũng có thểđến dựđược.
Chịmay mắn tìm được một căn hộtiện nghi cho thuê ngắn hạn, một ngôi nhà nhỏngăn nắp sạch sẽ, vừa ý, nằm trên đỉnh đồiởngoài thịtrấn. Cảnh trí tuyệt với. Cạnh đó có nơi đểchịtập đàn piano. Giá thuê không rẻ, nhưng nếu bịkẹt tiền thì lúc nào chịcũng có thểnhờbốchi viện.
Vậy là Miu bắt đầu cuộc sống tạm thời nhưng bình yênởthịtrấn đó. Chịtham dựcác buổi hòa nhạc tại liên hoan âm nhạc, đi bộtrong vùng phụcận và chẳng mấy chốc đã thiết lập được vài mối quen biết. Chịtìm được một tiệm ăn xinh xắn và một quán cà phê mà chịnăng lui tới.
Từcửa sổcăn hộnhìn ra chịcó thểthấy một công viên giải trí nằm bên rìa thịtrấn. Trong công viên có một vòng đu quay khổng lồ. Những ca-bin có cửa màu sắc sặc sỡđược gắn vĩnh viễn vào bánh xe khổng lồ, tất cảchậm rãi quay tròn trên trời. Khi lên tới đỉnh cực đại phía trên thì nó bắt đầu quay xuống. Lẽtựnhiên, các vòng đu này chẳng đi tới đâu cả. Chúng lên cao, chúng lại xuống thấp, một hành trình theo đường vòng mà, vì một lý do kỳ lạnào đó, được phần lớn mọi người thấy thích thú.
Buổi tối, vòng đu quay lấp lánh muôn ngàn ánh sáng, ngay cảkhi đã ngừng chạy vì trời vềđêm và công viên giải trí đã đóng cửa, vòng đu quay vẫn nhấp nháy suốt đêm dài, nhưthểganh đua với các vì sao trên trời. Miu thường ngồi bên cửa sổnghe nhạc trên đài phát thanh và nhìn chăm chăm vào cửđộng lên xuống của vòng đu quay. Hay khi nó đã ngừng quay thì nhìn vào khối bất động nhưtượng đài của nó.
Miu quen một người đàn ông sốngởthịtrấn. Một kiểu người Latin đẹp trai, trạc năm mươi tuổi. Anh ta cao lớn, mũi đẹp tuyệt vời và mái tóc đen thẳng. Anh ta đến làm quen với chịtại quán cà phê. Chịngười nước nào? Anh ta hỏi. Tôi người Nhật Bản, chịtrảlời. Và hai người bắt đầu trò chuyện. Tên anh ta là Ferdinando. Anh ta quê Barcelone, chuyển đến đây từnăm năm trước đểđảm nhận công việc thiết kếnội thất.
Anh ta nói chuyện thong thả, thường pha trò. Họchuyện phiếm một lúc rồi chia tay. Hai ngày sau họgặp lại nhau cũng tại quán cà phêấy. Chịbiết được anh ta đã ly hôn, đang sống độc thân. Anh ta kểvới chịanh ta đã rời Tây Ba Nha đểbắt đầu một cuộc sống mới. Miu không cóấn tượng tốt vềngười đàn ông này. Chịcó thểcảm nhận được anh ta đang tìm cách tán tỉnh chị. Chịngửi thấy dấu hiệu ham muốn tình dục và điềuấy khiến chịsợ. Chịquyết định tránh quán cà phê đó.
Nhưng chịvẫn chạm mặt Ferdinando nhiều lần trong thịtrấn - thường xuyên tới mức khiến chịcó cảm giác anh ta bám theo mình. Có lẽđấy chỉlà mộtảo giác ngớngẩn. Đây là thịtrấn nhỏnên có thường đụng mặt nhau cũng chẳng phải chuyện lạ. Lần nào thấy chị, anh ta cũng ngoác miệng và chào hỏi thân mật. Tuy nhiên, chịdần dần thấy bực bội và lo lắng.
Chịbắt đầu xem Ferdinando nhưmối đe dọa đối với cuộc sống thanh bình của mình. Giống nhưtiếng chũm chọe chói tai khi bắt đầu một bản tổng phổ, một bóng đen báo điềm gởđã bắt đầu trùm lên mùa hè dễchịu của chị.
Tuy nhiên, Ferdinando chỉlà một vệt của cái bóng đen còn lớn hơn.Sau mười ngày sốngởđây chịbắt đầu cảm thấy một thứtrởngại đang bám lấy cuộc sống của chịtại thịtrấn. Cái thịtrấn xinh đẹp, sạch sẽgọng gàng nhưly nhưlau này giờdường nhưtrởnên thiển cận, tựmãn. Dân cưvẫn thân thiện, tửtế, nhưng chịbắt đầu cảm thấy một định kiến rõ rệt đối với chịvì chịlà người châu Á. Thứrượu vang chịuống trong tiệm ăn đột nhiên có dưvịdởtệ. Chịtìm thấy sâu trong mớrau mình mua.
Các màn trình diễn tại liên hoan âm nhạc nghe thật uểoải.
Chịkhông còn tâm trí nào cho âm nhạc nữa. Ngay căn hộchịđã cho là khá tiện nghi cũng bắt đầu hóa ra dơdáy, trang trí nghèo nàn.Mọi thứđều bịmất đi vẻlộng lẫy ban đầu. Cái bóng đen báo điềm gởlan rộng. Và chịkhông thểthoát khỏi nó.
Ban đêm chuông điện thoại kêu, và chịnhấc máy. "Alô?" Chịnói. Nhưng điện thoại tắt ngấm. Chuyện này lặp đi lặp lại. Chắc hẳn là Ferdinando, chịnghĩ. Nhưng chịkhông có bằng chứng. Làm sao anh ta biết sốcủa chị? Chiếc điện thoại thuộc đời cũ nên chịkhông thểtháo phích cắm ra. Chịngủkhông sâu và bắt đầu dùng thuốc ngủ. Ăn cũng mất ngon.
Mình phải rời khỏi đây, chịquyết định. Nhưng chẳng hiểu sao chịkhông thểdứt mình nổi khỏi thịtrấn này. Chịviện ra đủthứlý do đểởlại. Chịtrảtiền thuê nhà cảtháng, đã mua vé xem liên hoan âm nhạc. Chịcũng đã cho thuê căn hộởParis trong mấy tháng hè. Giờchịkhông thểcứthếđứng dậy mà bỏđi được, chịtựnhủ. Vảlại, thật sựchẳng có chuyện gì xảy ra hết. Trên thực tếchịkhông bịbất kỳ thương tổn nào, đúng không? Chẳng ai đối xửtệhại với chịcả. Chẳng qua mình quá nhạy cảm với mọi thứmà thôi, chịtựthuyết phục mình.
Một tối, khoảng hai tuần sau khi đến sốngởđây, chịăn tốiởtiệm ăn gần nhà nhưthường lệ. Ăn xong chịmuốn thay đổi không khí nên đi dạo một lúc khá lâu. Miên man suy nghĩ, chịlang thang hết phốnày đến phốkhác. Trước khi nhận ra mình đang làm gì thì chịđã thấy mình đứng trước cổng công viên giải trí. Công viên có vòng đu quay. Khắp nơi rộn ràng tiếng nhạc, tiếng người bán hàng mời chào, tiếng trẻla hét sung sướng. Khách đến công viên chủyếu là các gia đình, một vài cặp tình nhân từthịtrấn. Miu nhớhồi nhỏđã từng có lần được bốđưa đến công viên giải trí. Thậm chí bây giờchịvẫn có thểnhớđược mùi chiếc áo khoác bằng vải tuýt của bốkhi hai bốcon lái chiếc tách trà xoay. Suốt thời gian chơi, chịbám riết tay áo bố. Đối với cô bé Miu cái mùiấy là dấu hiệu của thếgiới người lớn xa xăm, một biểu tượng của sựan toàn. Chịthấy nhớbố.
Đột nhiên nổi hứng, chịmua vé vào công viên. Nơi này đầy các quầy hàng, cửa hiệu khác nhau - gian chơi bắn sung, gian biểu diễn rắn, gian bói toán. Bà thầy bói, một phụnữto lớn, quảcầu thủy tinh đặt trước mặt, vẫy tay bảo Miu: "Thưa cô, mời cô vào đây. Chuyện này rất quan trọng. Sốphận của cô sắp thay đổi." Miu chỉmỉm cười bước đi.
Chịmua một cây kem, ngồi xuống ghếđá ăn và quan sát mọi người qua lại. Chịcảm thấy mình bịtách xa khỏi đám đông nhộn nhịp xung quanh. Một người đàn ông lên tiếng nói chuyện với chịbằng tiếng Đức. Anh ta khoảng ba mươi, nhỏngười, tóc vàng, đểrâu, một mẫu người trông khá dễưa trong bộđồng phục. Chịlắc đầu, mỉm cười chỉđồng hồđeo tay. "Tôi đang đợi bạn," chịnói bằng tiếng Pháp. Giọng chịnghe cao hơn và có vẻxa lạ. Người đàn ông không nói gì nữa, mỉm cười bối rối, khẽvẫy tay chào chịrồi bước đi.
Miu đứng lên, dạo vòng quanh. Ai đó đang ném phi tiêu vào một quảbóng nổtung. Một con gấu đang lắc lưnhảy múa. Tiếng đàn organ đang chơi bản "Sông Danube xanh".
Chịngước mắt lên và thấy vòng đu quay đang thong thảquay trong không trung. Thật thú vịkhi được đứng trên vòng đu quay nhìn vềcăn hộcủa mình, chịchợt nghĩ, còn hơn là đi lòngvòng. May là trong túi áo khoác, chịcó mang theo chiếcống nhòm nhỏ. Chịđểnó vào đó từbuổi đi nghe liên hoan âm nhạc lần trước, nó đã giúp chịnhìn được sân khấu từchỗngồi ngoài xa trên bãi cỏ. Chiếcống nhòm nhẹvà khá nhạy. Với nó chịcó thểnhìn vào được căn phòng mìnhở.
Chịmua véởchiếc quầy phía trước vòng đu quay. Ông già bán vé bảo chị: "Thưa cô, chúng tôi sắp đóng cửa rồi." Ông ta nhìn xuống trong lúc lúng búng câu này, nhưthểnói với chính mình. Rồi ông lắc đầu. "Sắp hết giờlàm việc rồi. Đây là vòng cuối. Một vòng nữa rồi chúng tôi nghỉ." Bộrâu quai nón của ông ta nhuốm khói thuốc lá, khắp cằm râu bạc trắng mọc lởm chởm. Ông húng hắng ho. Má đỏnhưthểđã nhiều năm dạn dày gió bấc.
"Thếcũng được rồi. Một vòng là đủ," Miu đáp lại. Chịmua vé, bước lên thềm. Chịlà người duy nhất chờbước lên đu, và theo những gì chịcó thểquan sát được, những buồng đu nhỏbé đều trống trơn. Những cái buồng trống lừđừquay trong không trung nhưđang ngẫm nghĩ, nhưthếchính thếgiới đang bịxì hơi cho đến cạn kiệt.
Chịbước vào buồng đu màu đỏ, ngồi xuống ghế, trong khi ông già bán vé bước đến, đóng cửa và khóa lại từbên ngoài. Chắc là đểcho an toàn. Giống nhưmột con vật thời cổxưa nào đó đang sống lại, vòng đu quay bắt đầu cót két quay lên cao. Hàng dãy quầy hàng và các điểm vui chơi hấp dẫn lùi xuống phía dưới chị. Trong lúc đó ánh sáng thịtrấn hiện ra trước mắt chị. Chiếc hồnằm bên trái chị, và Miu có thểnhìn thấy ánh sáng từnhững chiếc thuyền du ngoạn phản chiếu nhẹnhàng trên mặt nước. Sườn núi xa xa nhấp nháy ánh đèn từcác thôn xóm nhỏ. Ngực chịthắt lại trước tất cảvẻđẹp đó.
Vùng đỉnh đồi nơi chịsống lọt vào tầm mắt. Miu chĩaống nhòm tìm căn hộcủa mình, nhưng tìm thấy nó không phải việc dễdàng. Vòng đu quay càng lúc càng lên cao. Cần phải nhanh lên. Chịxoayống nhòm tới lui điên cuồng tìm kiếm. Nhưng có quá nhiều tòa nhà trông rất giống nhau. Vòng đu đã lên tới đỉnh và bắt đầu quay xuống. Cuối cùng chịđã phát hiện ra tòa nhà đó. Đúng nó rồi! Nhưng không hiểu sao nó lại có nhiều cửa sổhơn chịtưởng. Rất nhiều người mởcửa sổđểhóng ngọn gió mát mùa hè. Chịdi chuyểnống nhòm từcửa sổnày qua cửa sổkhác, và cuối cùng đã xác đinh được vịtrí căn hộthứhai trên tầng ba, tính từbên phải sang. Nhưng vừa khi đó vòng đu quay đã xuống gần sát đất. Tường của các tòa nhà khác che mất tầm nhìn. Tiếc quá, chỉvài giây nữa là chịđã có thểthấy ngay bên trong căn hộcủa mình.
Chiếc đu quay chậm chạp tiến gần đến mặt đất. Chịcốmởcửa bước ra nhưng nó không nhúc nhích. Dĩ nhiên rồi - nó bịkhóa ngoài. Chịnhìn quanh tìm kiếm ông lãoởquầy bán vé nhưng chẳng thấy đâu. Đèn trong quầy đã tắt. Chịđịnh gọi người, nhưng chẳng có bất kỳ ai đểmà gọi. Chiếc đu quay lại bắt đầu quay lên. Rối tung hết cảlên, chịnghĩ. Sao lại ra cơsựnày chứ? Chịthởdài. Có lẽông lão đi toilet rồi quên mất giờ. Đành phải đi thêm một vòng nữa vậy.
Cũng được thôi, chịnghĩ. Tính đãng trí của ông lão sẽcho chịcơhội được đi đu quay vòng hai miễn phí. Lần này chắc chắn chịsẽnhận ra căn hộcủa mình. Chịnắm chặtống nhòm và dán mắt ra ngoài cửa sổ. Lần trước chịđã nhìn bao quát toàn cảnh và xác định được vịtrí nên lần này tìm căn hộcủa mình dễhơn. Cửa sổmở, đèn sáng. Chịrất ghét trởvềmà phòng tối thui, và đã định ăn tối xong là vềngay.
Chịcó cảm giác tội lỗi khi dùngống nhòm nhìn phòng mình từmột nơi xa nhưthếnày, nhưthểchịđang nhìn trộm mình vậy. Nhưng mìnhkhông cóởđấy, chịcảquyết với chính mình. Tất nhiên là không. Trên bàn có điện thoại. Mình thật sựmuốn gọi vềđấy. Mình cũng đểmột bức thưtrên bàn. Mình muốn đọc được nó từchỗnày. Miu nghĩ. Nhưng lẽđương nhiên Miu không thểthấy chi tiết thếđược.
Cuối cùng chiếc đu quay đã lên đến đỉnh và bắt đầu đi xuống. Nhưngmới xuống được một đoạn thì nó đột nhiên dừng lại. Chịbịvăng vào thành buồn, đập mạnh vai và suýt đánh rơiống nhòm xuống sàn. Tiếng động cơcủa vòng đu quay tắt ngấm, tất cảmọi vật chìm trong sựim lặng bí hiểm. Tiếng nhạc rộn rã mà lúc nãy chịnghe thấy đã biến mất. Hầu hết đèn trong các quầy hàng phía dưới cũng đã tắt. Chịnghe ngóng cẩn thận nhưng ngoài tiếng gió yếuớt, không còn gì nữa. Tĩnh lặng tuyệt đối. Không tiếng người bán hàng mời chào, không tiếng trẻla hét sung sướng. Thoạt đầu chịkhông hiểu chuyện gì đã xảy ra. Và rồi chịnhận ra: chịđã bịbỏrơi.
Chịvươnngười ra ngoài khung cửa sổmởlưng chừng và lại nhìn xuống. Chịnhận ra mình đangởđộcao nhưthếnào. Miu tính kêu cứu, nhưng biết sẽchẳng ai nghe thấy. Chịởquá cao, giọng chịquá nhỏ.
Ông lão kia có thểđi đâu được kia chứ? Chắc ông ta đã uống say. Màu sắc đó của khuôn mặt, hơi thở, giọng nói khàn đặc của ông ta - không nhầm được. Ông ta đã quên mất việc cho mình lên đu quay và đã cắt điện. Lúc này có lẽông ta đang say sưa tại một quán rượu nào đấy, uống bia hay rượu gin, càng uống càng say và quên mất mình đang làm gì. Miu cắn môi. Có thểmình không ra được khỏi đây cho đến chiều mai, chịnghĩ. Hay có thểđến tối? Khi nào công viên giải trí lại mởcửa? Chịkhông biết.
Miu chỉmặc một cái áo khoác nhẹkèm chiếc váy cotton ngắn, và dù đang giữa mùa hè nhưng không khí ban đêmởThụy Sĩ vẫn lạnh. Gió đã mạnh lên. Chịlại nhô ra ngoài cửa sổnhìn xuống dưới. Ánh sáng thậm chí còn ít hơn trước. Nhân viên công viên giải trí đã kết thúc ngày làm việc và vềnhà. Chắc hẳn phải có bảo vệđâu đó quanh đây. Chịhít một hơi thởsâu và dồn hết sức hét lên kêu cứu. Chịlắng nghe. Rồi lại hét. Một lần nữa. Không có tiếng trảlời.
Chịrút cuốn sổnhỏtrong túi khoác và viết bằng tiếng Pháp: "Tôi bịkhóa bên trong đu quayởcông viên giải trí. Xin hãy giúp tôi." Chịném mẩu tin nhắn ra ngoài cửa sổ. Tờgiấy bay theo gió. Gió đang thổi vềphía thịtrấn, vì vậy nếu may mắn nó có thểbay được tới đó. Những nếu có ai nhặt được và đọc thì anh ta (hay chịta) có tin không? Trong tờgiấy khác, chịviết tên và địa chỉcủa mình kèm theo tin nhắn. Nhưvậy có lẽđáng tin hơn. Người ta sẽkhông coi đó là chuyện đùa mà hiểu là chịđang gặp rắc rối nghiêm trọng. Chịxé hết nửa cuốn sổthảbay theo gió.
Đột nhiên chịnảy ra một ý, lấy hết mọi thứtrong ví ra, chỉđểlại một tờmười franc và bỏvào đó mẩu giấy: "Một phụnữđang bịkhóa trong đu quay trên đầu ông bà. Xin hãy giúp."
Chịthảví ra ngoài cửa sổ. Nó rơi thẳng xuống đất. Tuy nhiên, chịkhông thểnhìn thấy nó rơixuống đâu, cũng không nghe được tiếng nó chạm đất. Chịđặt mảnh giấy tương tựvào túi xách rồi thảxuống.
Miu nhìn đồng hồđeo tay. Bây giờlà 10h30. Chịlục lọi trong túi áo khoác xem còn gì không. Mấy thứmỹphẩm giản dị, gương, hộchiếu. Kính râm. Chìa khóa chiếc xe chịthuê và chìa khóa căn hộ. Một con dao quân đội đểgọt hoa quả. Một túi bóng nhỏđựng ba cái bánh quy giòn. Một cuốn sách tiếng Pháp bìa mềm. Chịđã ăn tối nên từgiờđến sáng mai sẽkhông đói. Trời mát nên cũng sẽkhông quá khát. Và may là chịvẫn chưa phải đi vệsinh.
Chịngồi xuống chiếc ghếnhựa, tựa đầu vào thành buồng. Sựân hận quay cuồng trong tâm trí. Vì sao chịlại vào công viên giải trí, lại leo lên chiếc đu quay này? Lẽra sau khi rời khỏi nhà hàng chịnên đi thẳng vềnhà. Giá nhưvậy thì bây giờchịđã được tắm rửa thoải mái bằng nước nóng, cuộn mình nằm trên giường với một quyển sách hay, nhưchịvẫn làm mọi tối. Vì sao chịlại không làm thế? Và tại cái chết tiệt gì mà người ta lại thuê một lão say rượu không có khảnăng nhưông giàđó chứ?
Chiếc đu quay cót két trong gió. Chịcốđóng cửa sổlại cho gió lùa vào nhưng nó không di chuyển dù một phần. Chịđành đầu hàng, ngồi bệt xuống sàn. Mình đã biết lẽra nên mang theo áo len mà, chịnghĩ. Khi rời khỏi nhà chịđã dừng lại, băn khoăn không biết có nên khoác thêm chiếc áo len không. Nhưng tối mùa hè có vẻdễchịu, tiệm ăn chỉcách chỗchịởcó ba dãy nhà. Vào thời điểm đó thì việc dạo bước đến công viên giải trí và leo lên chiếc đu quay đúng là điều xa vời nhất trong tâm trí của chị. Mọi việc chệch hướng hết.
Đểbớt căng thẳng, chịtháo đồng hồ, dây chuyền bạc mỏng và đôi hoa tai hình vỏsò cho vào túi xách. Chịthu mình lại trong một góc sàn, hy vọng có thểngủcho đến sáng. Lẽđương nhiên chịkhông ngủđược. Chịlạnh và lo lắng. Thỉnh thoảng cơn gió mạnh lại khiến buồng đu quay lắc lư. Chịnhắm mắt, hình dung mình đang chơi bản sonata cung C thứcủa Mozart, lướt ngón tay trên phím đàn tưởng tượng. Chẳng có lý do gì đặc biệt, nhưng chịnhớđến bản nhạc mình đã chơi hồi nhỏnày. Nhưngđến giữa phần thứhai suy nghĩ của chịbắt đầu lơmơ.Và chịthiếp đi.
Chịkhông biết mình đã ngủđược bao lâu. Có lẽlà mới chỉmột chốc. Chịbất ngờthức dậy, và trong một thoáng không biết mình đangởđâu. Dần dần kýức của chịquay trởlại. Phải rồi, chịnghĩ, mình đang ngồi trong cái đu quayởcông viên giải trí. Chịlôi đồng hồtừtrong túi ra, đã quá nửa đêm. Miu chậm chạp đứng lên. Cơthểchịmỏi nhừvì tưthếngủgò bó. Chịhá miệng ngáp mấy cái, duỗi người và xoa bóp cổtay.
Biết là không thểngủlại ngày được, chịlấy cuốn sách ra khỏi túi đểtránh cho đầu óc phải nghĩ ngợi và bắt đầu đọc từđoạn bỏdởlúc trước. Đó là cuốn truyện trinh thám mới chịmuaởhiệu sách trong thịtrấn. May là đèn trên đu quay sáng suốt đêm. Nhưng mới đọc được vài trang chịnhận ra mình không theo nổi cốt truyện. Mắt đểvào dòng chữ, nhưng tâm trí chịởcách xa hàng dặm.
Miu đầu hàng, gấp sách lại. Chịnhìn trời đêm. Một màn mây mỏng che khuất bầu trời, và chịkhông thểnhìn thấy bất cứvì sao nào. Mảnh trăng sáng lờmờ. Ánh đèn phản chiếu bóng chịlên cửa sổkính của buồng đu quay. Chịngó khuôn mặt mình hồi lâu. Khi nào việc này sẽkết thúc? Chịtựhỏi. Bịtreoởđây. Rồi đây sẽthành câu chuyện cười đểbạn kểcho mọi người. Cứthửhình dung cảnh bịnhốt trong chiếc đu quay tại công viên giải tríởThụy Sĩ xem.
Nhưngnó đã không trởthành chuyện cười.
Đây chính là chỗcâu chuyện thực bắt đầu.
Một lúc sau, chịgiơống nhòm chĩa vềcửa sổcăn hộcủa mình. Không có gì thay đổi. Thếđấy, mày trông chờgì chứ? Chịmỉm cười tựhỏi.
Chịnhìn sang các cửa sổkhác của tòa nhà. Đã quá nửa đêm hầu hết mọi người đang ngủsay. Phần lớn cửa sổđều tối. Tuy nhiên, vẫn có một vài người còn thức, đèn trong phòng họvẫn sáng. Ngườiởcác tầng dưới còn cẩn thận buông rèm cửa. Còn các tầng trên thì mọi người không thèm bận tâm, mặc cho rèm cửa mởđểhưởng ngọn gió đêm mát mẻ. Cuộc sống bên trong các căn phòng yên tĩnh, trọn vẹn và tầm nhìn thông thoáng. (Ai mà ngờđược có người đang ngồi trên đu quay lúc nửa đêm dùngống nhòm chĩa vào nhà mình?) Nhưng Miu không thích thú với chuyện nhòm ngó vào đời tưcủa người khác. Chịthấy nhìn vào căn phòng trống trải của mình còn thú vịhơn nhiều.
*
* *
Khi đã nhìn qua một lượt tất cảcác cửa sổvà quay trởvềcăn hộcủa mình, Miu há hốc miệng kinh ngạc. Có một người đàn ông trần truồng trong phòng ngủcủa chị. Thoạt đầu chịtưởng là mình nhìn nhầm phòng. Chịxoay đi xoay lại chiếcống nhòm. Nhưng không hềnhầm: đấy đúng là phòng chị. Đồnội thất của chị, hoa chịcắm trong bình, những bức tranh trong căn hộcủa chịđang treo trên tường. Người đàn ông đó là Ferdinando. Không nhàm được. Anh ta đang ngồi trên giường chị, trần nhưnhộng. Ngực và bụng anh ta lông lá, cái dương vật dài rũ xuống nhưmột con vật lờđờ.
Anh ta có thểlàm gì trong phòng mình chứ? Trán Miu lấp loáng mồhôi. Sao anh ta vào trong được? Miu không tài nào hiểu nổi. Đầu tiên chịnổi giận, rồi bối rối. Rồi, một người phụnữxuất hiệnởcửa sổ. Cô ta mặc chiếc áo khoác ngắn tay màu trắng và một chiếc váy cotton ngắn màu xanh. Một phụnữ? Miu nắm chặtống nhòm và dán mắt nhìn.
Cái mà chịnhìn thấy là chính chị.
Đầu óc Miu trống rỗng. Mình đangởđây, nhìn vào phòng mình bằngống nhòm. Và trong căn phòng đó là mình. Miu chỉnh đi chỉnh lạiống nhòm. Nhưng chịcó nhìn bao nhiêu lần đi nữa thì trong phòng vẫn là chị. Mặc đúng bộquần áo bây giờchịđang mặc. Ferdinando ôm chịvà bếlại giường. Anh ta hôn Miu và nhẹnhàng cởi quần áo cho chịởtrong phòng. Lột áo khoác, cởi nịt vú, tháo váy, hôn vào dưới cổtrong khi lấy tay vuốt ve hai bầu vú. Một lúc sau anh ta dùng một tay cởi quần lót của chị, đúng chiếc quần giờchịđang mặc. Miu không thởnổi. Chuyện gì đang xảy ra thếnày?
Chịchưa kịp nhận ra chuyện gì thì dương vật của Ferdinando đã dựng đứng lên, cứng nhưkhúc gỗ. Chịchưa bao giờthấy một dương vật nào to nhưđến thế. Anh ta cầm tay Miu đặt vào dương vật mình. Anh ra vuốt ve chịvà liếm khắp người chịtừđầu đến chân. Anh ta tận hưởng cảm giác thích thú. Chịkhông chống cự. Chị- Miu trong căn hộ- đểmặc anh ta muốn làm gì thì làm, hoàn toàn tận hưởng niềm khoái cảm đang dâng lên. Thỉnh thoảng chịlại giơtay vuổt ve dương vật và bìu dái của Ferdinando, cho phép anh ta chạm đến bất kỳ chỗnào trên người mình.
Miu không tài nào rời mắt khỏi cảnh tượng lạlùng này. Chịthấy phátốm. Cổhọng khô rang đến không nuốt được. Chịcó cảm giác nhưmìnhsắp nôn. Mọi thứđã được cường điệu một cách kỳ cục, hăm dọa, giống nhưmột bức tranh phúng dụthời Trung cổ. Miu đã suy nghĩ thếnày: hai người kia cốtình cho chịthấy cảnh này. Họbiết mình đang quan sát. Nhưng chịvẫn không thểdời mắt được.
Trống rỗng.
Rồi chuyện gì đã xảy ra?
Miu không nhớ. Kýức chịbịđứt đoạn tại chỗnày.
"Chịkhông nhớđược," Miu nói. Chịlấy tay che mặt. "Chịchỉbiết rằng chuyện đó là một trải nghiệm khủng khiếp," chịkhẽnói thêm. "Tôiởngay chỗnày, còn một cái tôi khácởkia. Và người đàn ông đó - Ferdinando - đang làm đủtrò với cái tôiởkia."
"Chịnói đủtrò nghĩa là sao?"

"Chịkhông nhớđược. Đủtrò. Với việc chịbịkhóa trong đu quay, anh ta đã làm tất cảnhững gì anh ta muốn - với cái tôiởkia.


Chương 13
Tôi đọc hai lần cảhai tài liệu, lúc đầu chỉlướt qua, rồi chậm rãi, đểý đến chi tiết, khắc sâu chúng trong tâm trí. Các tài liệu này chắc chắn là của Sumire; chúng được viết theo đúng văn phong quen thuộc của cô. Tuy nhiên, vẫn có điều gì đó khác với giọng điệu chung, một điều tôi không thểnắm bắt được. Nó kìm nén hơn, xa cách hơn. Thếnhưngkhông còn nghi ngờgì - Sumire đã viết cảhai.
Sau một lúc lưỡng lự, tôi nhét cái đĩa mềm vào trong túi xách của mình. Nếu Sumire trởvềan toàn, tôi chỉviệc trảnó vềchỗcũ. Vấn đềlà nếu cô không trởvềthì phải làm gì. Nếu có ai đó lục soát đồđạc của cô, chắc chắn họsẽtìm thấy chiếc đĩa, và tôi không chịu được ý nghĩ sẽcó những con mắt khác tọc mạch những gì tôi vừa đọc.
Sau khi đọc xong hai tài liệu, tôi phải ra khỏi nhà. Tôi thay áo sơmi mới, rời nhà nghỉvà leo xuống cầu thang đểtới thịtrấn. Tôi đổi 100 đôla séc du lịch, mua một tờbáo khổnhỏbằng tiếng Anh tại quầy báo rồi ngồi đọc dưới chiếc dùởquán cà phê. Người hầu bàn ngái ngủnghe tôi gọi nước chanh và bánh mì nướng quệt pho mát. Hắn ghi lại yêu cầu của tôi bằng cái bút chì ngắn ngủn, không có vẻgì vội vã hơnthường lệ. Mồhôi thấm qua lưng áo hắn thành một vệt lớn. Vết mồhôi đó dường nhưđang gửi một thông điệp, nhưng tôi khôngthểgiải mã được.
Tôi máy móc đọc lướt qua một nửa tờbáo rồi lơđãng nhìn quangcảnh bến cảng. Một con chó đen gầy trơxương không biết từđâu chui ra, khịt khịt ngửi chân tôi, rồi, mất hứng, bỏđi. Dân chúng mỗi người một góc trải qua buổi chiều hè uểoải. Những kẻduy nhất có vẻđang di chuyển là gã hầu bàn và con chó, nhưng tôi nghi ngờkhông biết họcòn giữđược bao lâu. Ông lãoởchỗquầy tôi mua báo ngủthiếp đi dưới chiếc dù, chân giang rộng. Bức tượng người anh hùngởquảng trường vẫn đứng bình thản nhưthường lệ, quay lưng lại ánh mặt trời gay gắt.
Tôi áp cốc nước chanh mát lạnh vào tay và trán cho mát, suy đi tính lại những mối liên hệcó thểgiữa sựbiến mất của Sumire và những gì cô viết.
Sumire đã không viết gì một thời gian dài. Khi cô gặp Miu lần đầu tại đám cưới, niềm ham mê viết của cô đã tuột ra ngoài cửa sổ. Vậy mà trên hòn đảo nhỏnày cô lại cầm bút viết liền hai tài liệu trong một khoảng thời gian ngắn. Phải kỳ công lắm thì chỉtrong mấy ngày mới viết được nhiều nhưthế. Chắc hẳn có một điều gì đó đã thôi thúc Sumire ngồi vào bàn viết. Nguyên cớlà đâu?
Thêm nữa, giữa hai tài liệu này có đềtài chung không? Tôi ngước mắt nhìn lũ chim đang đậu trên cầu tàu, suy ngẫm một lúc.
Trời quá nóng đến nỗi không tài nào nghĩ nổi những vấn đềphức tạp. Thú thực tôi thấy bối rối và mệt mỏi. Nhưng giống nhưviệc thu gom tàn binh của một đội quân thất trận - không kèn không trống - tôi gom các ý nghĩ tản mát của mình lại. Tập trung đầu óc, tôi chắp nối chúng lại với nhau.
"Điều thực sựquan trọngởđây," tôi khe khẽnói thành lời với chính mình, "không phải những điều lớn lao người khác nghĩ đến, mà là những vấn đềnhỏnhặt của anh, chính anh." Câu châm ngôn tôi thường dạy học trò. Nhưng thực tếc có phải thếkhông? Nói thì dễ, nhưng đưa vàothực hành lại không đơn giản. Bắt đầu từnhững vấn đềnhỏđã khó, nói gì đến cảBức tranh lớn. Hay có lẽsuy nghĩ càng nhỏthì càng khó đểnắm bắt? Thêm nữa cũng chẳng ích lợi gì khi tôiởxa nhà đến thế.
Giấc mơcủa Sumire. Sựtách đôi của Miu.
Tôi nhận ra có hai thếgiới khác nhau.Ởđây, đó là yếu tốchung.
Tài liệu 1: Cái này liên quan đến giấc mơcủa Sumire. Cô leo lên dãy cầu thang dài đến gặp người mẹđã mất của mình. Nhưng khi cô tới nơi, mẹcô đã quay lại phía bên kia. Và Sumire không ngăn bà lại được. Cô bịbỏlại trên đỉnh tháp, bịbao vây bởi các vật thểđến từthếgiới khác. Sumire thường có những giấc mơnhưvậy.
Tài liệu 2: Cái này liên quan đến kinh nghiệm lạlùng của Miu mười bốn năm trước. Chịbịmắc kẹt suốt đêm trên vòng đu quay trong một công viên giải trí tại thịtrấn nhỏcủa Thụy Sĩ, và khi nhìn quaống nhòm phòng mình chịthấy một cái tôi thứhaiởđấy. Con ma của một người đang sống. Và kinh nghiệm đó đã phá hủy con người Miu - hay ít nhất làm cho sựphá hủy đó trởnên rõ rệt. Theo lời Miu, chịbịtách ra làm hai, với một tấm gương chắn giữa hai cái tôi. Sumire đã thuyết phục Miu kểchuyện này và vận dụng hết khảnăng của mình đểviết lại nó.
Bên này - bên kia. Đó là sợi chỉchung. Sựdi chuyển từbên này sang bên kia. Chắc hẳn Sumire đã bịchủđềnày thu hút và bịthôi thúc đủđểdành nhiều thời gian đến thếnhằm viết hết nó ra. Nói theo lời của cô thì viết ra tất cảnhững điều này đã giúp cô suy nghĩ.
Gã hầu bàn đến lau vụn bánh và tôi gọi thêm nước chanh. "Xin cho nhiều đá," tôi yêu cầu. Khi gã mang nước uống đến tôi nhấp một ngụm và lại áp cốc nước vào trán cho mát.
"Nhưng nếu Miu không chấp nhận tôi thì sao?" Sumire viết. "Khi nào đến lúc tôi sẽđi qua cây cầu đó. Máu sẽphải chảy. Tôi sẽmài sắc dao, sẵn sàng cắt đôi cổhọng một con chóởnơi nào đó."
Cô đang cốtruyền đạt điều gì? Có phải cô đang bóng gió mình có thểtựsát? Tôi không thểtin nhưvậy. Lời lẽcủa cô không có mùi tửkhí. Cái tôi cảm nhận được trong đó là ý chí tiến lên phía trước, là nỗlực cho một khởi đầu mới. Chó và máu chỉlàẩn dụ, nhưtôi đã giải thích cho cô trên chiếc ghếbăng trong công viên Inogashira (khoảng giữa chương 1). Chúng trởnên có ý nghĩa nhờnhững sức mạnh thần bí truyền sinh khí. Câu chuyện vềnhững cánh cổng Trung
Hoa làẩn dụvềviệc truyện kểnắm bắt được ma thuật đó nhưthếnào.
Sẵn sàng cắt đôi cổhọng một con chóởnơi nào đó.
Ởđâu đó?
Suy nghĩ của tôi đâm sầm vào một bức tường vững chãi. Một ngõ cụt tuyệt đối.
Sumire có thểđi đâu? Đâu là nơi nào đó mà cô phải đến trên hòn đảo này?
Tôi không sao dứt bỏđược hìnhảnh Sumire bịrơi xuống một cái giếngởchốn xa xăm nào đó và đang chờđợi cứu viện trong cô đơn. Bịthương, lẻloi, đói, và khát. Suy nghĩ này gần nhưkhiến tôi phát điên.
Cảnh sát nói rõ ràng trên đảo không có cái giếng nào. Họcũng không hềnghe nói đến bất kỳ cái hốnàoởbất cứnơi đâu quanh thịtrấn.
Nếu có thì chúng tôi là những người đầu tiên phải biết, họtuyên bố. Tôi buộc phải đồng ý với họvềvấn đềđó.
Tôi quyết định đánh liều đưa ra một giảthuyết.
Sumire đã đi sang phía bên kia.
Giảthuyết này sẽgiải thích rất nhiều. Sumire bước qua tấm gươngsang phía bên kia. Tìm gặp một Miu khác đangởđó. Nếu Miuởphía bên này cựtuyệt cô thì không phải đó là một hành động logic sao?
Tôi cốnhớlại những điều cô viết: "Vậy chúng ta cần làm gì đểtránh va chạm? Xét một cách logic, việc này dễthôi. Câu trảlời là những giấc mơ. Cứmơmãi. Bước vào thếgiới của những giấc mơ, và khôngbao giờquay ra. Sống trong mơsuốt quãng thời gian còn lại."
Tuy nhiên vẫn còn một câu hỏi. Một câu hỏi chủchốt. Bạn nghĩ làm sao đến được đó?
Đặt vào những điều kiện logic đơn giản, việc này cũng dễthôi. Tuy nhiên, giải thích nó không dễ.
Tôi trởlại đúng nơi tôi đã xuất phát.
Tôi nghĩ vềTokyo. Vềcăn hộcủa mình, trường học nơi tôi dạy, đống rác trong bếp tôi lén vứt vào một cái thùngởbến xe. Tôi chỉmới xa Nhật Bản hai ngày, nhưng dường nhưnó đã là một thếgiới khác. Một tuần nữa năm học mới sẽbắt đầu. Tôi hình dung cảnh mình đứng trước ba mươilăm học sinh. Nhìn từkhoảng cách này thì việc tôi dạy ai đó - thậm chí lũ trẻmười tuổi - có vẻthật phi lý.
Tôi tháo kính râm lấy khăn tay lau vầng trán đẫm mồhôi, rồi lại đeo kính vào ngắm lũ chim biển.
Tôi nghĩ vềSumire. Vềcơn hứng tình sôi sục của tôi khi tôi ngồi cạnh cô vào cái ngày cô chuyển đến chỗởmới. Kiểu cương cứng kinh hoàng tôi chưa từng trải qua. Giống nhưtoàn bộcơthểtôi sắp nổtung. Khi đó, trong trí tưởng tượng của tôi - một cái gì đó giống nhưthếgiới giấc mơmà Sumire đã viết - tôi làm tình với cô. Và cảm giác đó còn thực hơn bất kỳ cuộc ân ái nào tôi từng trải qua.
Tôi nuốt một ít nước chanh đểthông họng.
Tôi quay lại với giảthuyết của mình, phát triển nó thêm. Bằng cách nào đó Sumire đã tìm thấy lối thoát. Nó thuộc kiểu lối thoát nào và làm sao cô khám phá ra được thì tôi không biết.
Giảsửnó là một kiểu cánh cửa. Tôi nhắm mắt cốhình dung trong đầu hìnhảnh tỉmỉcái cửa đó trông nhưthếnào. Chỉlà một cái cửa bình thường trong một bức tường bình thường. Sumire tình cờtìm thấy cái cửa đó, vặn nắm đấm và bước ra ngoài - từbên này sang bên kia. Mặc độc bộpyjama lụa mỏng và đi dépởnhà.
Cái gì nằmởphía bên kia cánh cửa thì vượt ngoài khảnăng tưởng tượng của tôi. Cánh cửa khép lại và Sumire không trởvềnữa.
*
* *
Tôi quay lại nhà nghỉ, ăn tối với những thứcó sẵn trong tủlạnh. Mìống cà chua và húng quế, xalát và một lon bia Amsstel. Tôi ra hiên ngồi, chìm trong suy nghĩ. Cũng có thểchẳng nghĩ ngợi gì cả. Không ai gọi điện. Có lẽMiu đang tìm cách gọi từAthens về, nhưng anh chẳng thểtrông chờđiện thoại hoạt động.
Trời mỗi lúc một xanh sẫm hơn, mặt trăng còn nhô lên trên biển, mấy vì sao nhấp nháy. Gió thổi dọc sườn núi làm bụi dâm bụt xào xạc. Ngọn hải đăng tựđộng trên cầu tàu chớp nháy thứánh sáng cổxưa của nó. Mọi người đang chậm rãi dắt lừa xuống đồi. Tiếng trò chuyện sôi nổi của họgần lại, rồi nhỏdần vềphía xa. Tôi lặng lẽthu giữtoàn bộcảnh tượng xứngười, dường nhưhoàn toàn thuộc vềtựnhiên này.
Rốt cuộc điện thoại không đổchuông, và Sumire không xuất hiện. Thời gian trôi qua lặng lẽ, nhẹnhàng, đêm đang sâu dần. Tôi lấy mấy băng nhạc trong phòng Sumire và đưa ra phòng khách bật. Một băng là tuyển tập nhạc Mozart, trên có chữviết tay: Elizabeth Schwarzkopt và Walter Gieseking (p). Tôi không rành nhạc cổđiển nhưng vừa nghe tôi đã thấy nhạc này thật tuyệt vời. Phong cách hát hơi cổnhưng nó gợi lại cho tôi cảm giác nhưkhi đọc một đoạn văn hay, đáng nhớ- nó nhắc nhởbạn hãy ngồi thẳng và tập trung chú ý. Dường nhưcác nghệsĩ đangởngay trước mặt tôi, giọng hát tinh tếcủa họbổng lên, trầm xuống, rồi lại bổng lên. Chắc hẳn trong băng phải có một bài hát tên là "Sumire". Tôi ngảngười ra ghế, nhắm mắt và chia sẻnó cùng người bạn đang mất tích.
*
* *
Tiếng nhạc làm tôi tỉnh giấc. Thứnhạc xa vắng, gần nhưkhông nghe thấy. Đều đều, nhưngười thủy thủgiấu mặt kéo chiếc neo từđáy biển, âm thanh mơhồđã đánh thức tôi dậy. Tôi ngồi trên giường, vươn người vềphía cửa sổmở, chăm chú lắng nghe. Đúng là tiếng nhạc. Chiếc đồng hồđặt cạnh giường chỉhai giờđêm. Âm nhạc? Vào lúc khuya khoắt nhưthếnày?
Tôi mặc quần áo, xỏgiày và bước ra ngoài. Đèn nhà hàng xóm đã tắt hết, phốxá vắng ngắt. Trời đứng gió, ngay cảtiếng sóng biển cũng không nghe thấy. Chỉcó ánh trăng giãi trên mặt đất. Tôi đứng đó, lại lắng nghe. Thật kỳ lạ, tiếng nhạc nhưvọng xuống từđỉnh đồi. Trên dãy đồi dốc đứng không có bất kỳ làng mạc nào, chỉcó một nhóm chăn cừu và những tu viện nơi các thầy tu sống cuộc sốngẩn dật. Thật khó hình dung nổi bọn họlại có thểtụtập hội hè vào lúc đêm khuya thếnày.
Ởngoài trời tiếng nhạc nghe rõ hơn. Tôi không nắm bắt được giai điệu, nhưng nghe nhịp thì rõ là nhạc Hy Lạp. Đó là tiếng nhạc sống chói tai nhộn nhạo, không phải thứđược phát qua loa phóng thanh.
Lúc đó tôi đã hoàn toàn tỉnh táo. Không khí đêm hè dễchịu, sâu thẳm huyền bí. Nếu không lo lắng cho Sumire thì có lẽtôi đã khoan khoái tận hưởng nó. Tôi chống tay lên hông, vươn người, ngước nhìn trời và thởsâu. Trong tôi tràn ngập không khí mát mẻban đêm. Đột nhiên tôi nảy ra một ý nghĩ - có thể, ngay lúc này, Sumire cũng đang lắng nghe chính tiếng nhạc đó.
Tôi quyết định tản bộvềphía tiếng nhạc một lúc. Tôi phải tìm xem nó phát ra từđâu, ai đang chơi nó. Đường lên đỉnh đồi chính là con đường sáng nay tôi đã qua đểtới bãi biển, vì vậy tôi nắm rõ đường. Có thểđi xa được đến đâu thì mình sẽđi tới đó, tôi quyết định.
Ánh trăng soi sáng cảnh vật giúp việc đi lại dễdàng. Nó tạo nên những hình thù kỳ dịgiữa các vách đá, phủlên mặt đất những bóng đen lạmắt. Mỗi khi đếgiày chạy của tôi đá phải một viên sỏi trên đường, âm thanh lại được khuếch đại lên. Tôi càng lên cao tiếng nhạc nghe càng rõ. Đúng nhưtôi đoán, nó phát ra từđỉnh đồi. Tôi có thểnhận ra một sốnhạc cụgõ, đàn măngđôlin cổdài, đàn ăccooc và sáo. Có thểghita nữa. Ngoài tiếng nhạc ra, tôi không nghe thấy gì. Không tiếng hát, không người reo hò. Chỉcó tiếng nhạc bất tận, theo một nhịp điệu lẻloi, hầu nhưbuồn tẻ.
Tôi muốn xem chuyện gì đang diễn ra trên đỉnh núi nhưng đồng thời lại nghĩ mình không nên tới gần đó. Sựtò mò không thểkiềm chếgiằng co nỗi sợhãi bản năng. Nhưng tôi phải bước tới trước. Tôi thấy mình nhưđang mơ. Nguyên tắc thực hiện các lựa chọn có thểkhác đã bịbỏqua. Hay có thểchính sựlựa chọn thực hiện nguyên tắc đó đã bịbỏqua?
Theo những gì tôi biết, vài ngày trước Sumire đã bịđánh thức bởi cùng tiếng nhạc này và sựtò mò đã chiến thắng khi cô leo lên con dốc trong bộpyjama.
Tôi dừng lại quay nhìn phía sau. Cơn dốc lờmờquanh co chạy xuống phía thịtrấn trông nhưdấu vết của một con sâu khổng lồ. Rồi tôi ngước lên bầu trời, dưới ánh trăng, và liếc nhìn lòng bàn tay mình. Đột ngột hiểu ra, tôi biết đây không còn là tay mình nữa. Tôi không thểlý giải được. Nhưng vừa liếc nhìn tôi đã biết. Tay tôi không còn là tay tôi, chân tôi không còn là chân tôi nữa.
Tắm trong ánh trăng nhợt nhạt, cơthểtôi, giống nhưmột con búp bê thạch cao, đã mất hết hơiấm sựsống. Nhưthểmột phù thủy đã yểm bùa tôi, thổi sựsống tạm bợcủa tôi vào nắm đất sétấy. Tia sáng của sựsống đã biến mất. Sựsống thật sựcủa tôi đã ngủvùiởnơi nào đó,và một kẻgiấu mặt đang nhét nó vào vali, định mang đi.
Tôi cảm thấyớn lạnh, khó thở. Ai đấy đã sắp xếp lại các tếbào của tôi, dứt đứt các sợi chỉnối liền ý thức tôi. Tôi không thểsuy nghĩ mạch lạc được. Điều duy nhất tôi có thểlàm là rút nhanh hết mức vềnơi trúẩn quen thuộc. Tôi hít thởsâu và lặn xuống tận đáy cái biển ý thức.
Tôi rẽdòng nước xiết, ngụp nhanh xuống và dùng cảhai tay bám lấy một tảng đá to. Nước vỗmạnh vào màng nhĩ. Tôi nhắm chặt mắt, nín thởchịu đựng. Một khi tâm trí đãổn định thì không còn khó khăn đó nữa. Tôi dần quen với tất cả- áp lực của nước, sựthiếu không khí, bóng tối dày đặc, với những dấu hiệu phát ra từcõi hỗn độn. Đó là điều tôi đã trải qua nhiều lần khi còn nhỏ.
Thời gian tựđảo ngược, móc lại, vỡvụn, rồi tựsắp xếp lại. Thếgiới mởra vô tận, tuy nhiên vẫn xác định và có giới hạn. Những hìnhảnh sắc nét - chỉhìnhảnh thôi - trôi dọc những hành lang tăm tối giống nhưbầy sứa hay những linh hồn vật vờ. Nhưng tôi buộc mình không nhìn chúng. Nếu tôi đểlộra, dù chỉmột chút xíu, là tôi đã nhìn thấy chúng, thì lập tức chúng sẽtrởnên có ý nghĩa. Ý nghĩa gắn với thời gian, và thời gian đang tìm cách bắt tôi trồi lên mặt nước. Tôi đóng kín tâm trí chờcho hành trình của chúng kết thúc.
Tôi không biết mình đãởtrong tưthếđó bao lâu. Khi tôi nổi lên mặt nước, mởmắt, lặng lẽhít thở, thì tiếng nhạc đã tắt. Màn trình diễn bíẩn đã kết thúc. Tôi thận trọng nghe ngóng. Không nghe thấy gì nữa. Tôi không thểnghe thấy gì. Không nhạc, không tiếng người, không tiếng gió thổi.
Tôi muốn biết lúc này là mấy giờnhưng lại không đeo đồng hồ. Tôi đã bỏnó lại cạnh giường.
Lúc này, bầu trời chi chít sao. Hay đó là do tôi tưởng tượng? Dường nhưtựbầu trời đã biến đổi thành một thứkhác. Cảm giác bịxa lánh kỳ lạmà tôi từng có đã biến mất. Tôi duỗi người, co cánh tay, gập ngón tay. Không có cảm giác bịrời khỏi vịtrí. Nách tôi lạnh vàẩmướt, nhưng tất cảchỉcó thế.
Tôi đứng dậy khỏi bãi cỏvà tiếp tục leo lên đồi. Tôi đã đi được xa nhưthếnày và có thểlên tới tận đỉnh. Có phải trên đó thực sựcó nhạc? Tôi phải tựmình nhìn thấy, dù chỉlà những dấu vết mờnhạt nhất còn sót lại. Năm phút sau tôi đã lên tới đỉnh. Dưới chân đồi phía Nam là biển, cầu tàu và thịtrấn đang say ngủ. Đôi ba ngọn đèn chiếu dọc con đườngởbãi biển. Sườn đồi phía bên kia chìm trong bóng tối, không nhìn thấy một ánh sáng nào. Tôi dán mắt vào bóng đêm, và cuối cùng nhận ra một dãy đồi xa xa bồng bềnh dưới ánh trăng. Khuất sau nó bóng tối còn dày đặc hơn. Cònởđây quanh tôi, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy một lễhội vui vẻvừa diễn ra.
Mặc dù tiếng vọng của nó vẫn còn văng vẳng trong đầu tôi, nhưnggiờthậm chí tôi còn không chắc có phải mình đã nghe thấy tiếng nhạc không. Càng lúc tôi càng hoài nghi hơn. Có lẽđấy hoàn toàn chỉlàảo giác, tai tôi bắt được những tín hiệu từmột nơi khác, một thời gian khác. Và điều này có ý nghĩa - cái ý tưởng mọi người tụtập trên đỉnh núi vào lúc một giờđêm đểchơi nhạc đúng là phi lý.
Giữa bầu trời phía trên đỉnh đồi, vầng trăng bạc lờmờtrông rất gần. Một quảcầu bằng đá cứng, lớp vỏcủa nó bịăn mòn bởi dòng thời gian tàn nhẫn. Những hình thù quái đản trên bềmặt của nó là các tếbào ung thưmù quáng đang vươn xúc tu vềphía hơiấm sựsống. Ánh trăng làm méo mó mọi âm thanh, tẩy sạch mọi ý nghĩa, ném mọi ý nghĩ vào hỗn loạn. Nó làm Miu thấy cái tôi thứhai. Nó đưa con mèo của Sumire đến nơi nàođó. Nó khiến Sumire biến mất. Và nó mang tôi tới đây,ởgiữa tiếng nhạc - gần như- chưa bao giờtồn tại. Trước mặt tôi là bóng tối không đáy; sau lưng tôi, một thếgiới của ánh sáng nhợt nhạt. Tôi đứng đây trên đỉnh đồi nơi đất khách quê người, tắm mình trong ánh trăng. Có lẽtất cảchuyện này đã được lên kếhoạch tỉmỉngay từlúc bắt đầu.
Tôi trởlại nhà nghỉvà uống cạn một cốc rượu mạnh của Miu. Tôi cốngủnhưng không thể. Không chợp mắt được. Cho đến khi trời Đông hửng sáng, tôi đã bịvây bủa bởi ánh trăng, trọng lực và một thứxao động nào đó trong thếgiới này.
Tôi hình dung lũ mèo đang chết đói trong căn hộđóng kín. Những con thú ăn thịt nhỏbé, mềm mại. Tôi - cái tôi đích thực - đã chết, còn chúng vẫn sống, đang ngấu nghiến thịt da tôi, nhai tim tôi, hút máu tôi. Nếu lắng nghe thật chăm chú, tôi có thểthấy vẳng lại từmột nơinào đó rất xa tiếng lũ mèo đang liếm não tôi. Ba con mèo nhỏvây quanh cái đầu vỡtoác của tôi, húp xì xụp thứchất lỏng xám mềm bên trong. Đầu những cái lưỡi đỏ, thô ráp của chúng liếm láp những nếp nhăn mềm của não bộtôi. Cứmỗi khi đầu lưỡi chúng liếm vào, suy nghĩ của tôi lại bốc hơi và tan biến nhưkhông khí nóng.

Chương 14
Rốt cuộc chúng tôi không bao giờbiết được chuyện gì đã xảy đến với Sumire. Nói nhưMiu, côấy đã biến mất nhưmột làn khói.
Hai ngày sau Miu quay lại đảo trên chuyến phà trưa, đi cùng một nhân viên đại sứquán Nhật Bản và một sĩ quan cảnh sát phụtrách các vấn đềvềdu lịch. Họlàm việc với đồn cảnh sát địa phương và bắt đầu cuộc điều tra toàn diện các cưdân trên đảo. Cảnh sát đã cho dán thông báo và đăngảnh hộchiếu phóng to của Sumire lên báo địa phương. Nhiều người được gọi hỏi nhưng không lần ra manh mối nào. Thông tin lúc nào cũng bịlái sang nói đến một người nào khác.
BốmẹSumire cũng đã đến đảo. Họđến ngay khi tôi vừa rời đi. Năm học mới vẫn chưa bắt đầu, nhưng tôi không thểchịu nổi suy nghĩ phải đối diện với họ. Ngoài ra, giới truyền thông Nhật Bản cũng phong thanh nắm bắt được sựviệc và đã bắt đầu liên lạc với đại sứquán Nhật Bản và cảnh sát địa phương. Tôi bảo Miu là đã đến lúc tôi phải quay vềTokyo. Cóởlại đảo thêm nữa thì cũng chẳng giúp tìm được Sumire.
Chịgật đầu. "Anh đã làm được rất nhiều rồi," chịnói. "Thật đấy. Nếu anh không đến thì tôi đã hoàn toàn thất bại. Đừng lo. Tôi sẽnói rõ mọi chuyện với bốmẹSumire. Và tôi sẽđối phó với cánh phóng viên. Mọi việc cứđểtôi. Anh không phải chịu trách nhiệm gì trong chuyện này cả. Tôi có thểkhá tháo vát khi cần thiết, và có thểgiữvững lập trường của mình."
Chịtiễn tôi ra cảng. Tôi đi chuyến phà chiều trởlại Rhodes. Vừa đúng mười ngày kểtừkhi Sumire mất tích. Miu ôm tôi tạm biệt. Một cái ôm rất tựnhiên. Chịim lặng vòng tay qua lưng tôi một hồi lâu. Trời chiều vẫn nóng, nhưng da thịt chịmát mẻmột cách kỳ lạ. Tay chịđang cốgắng nói với tôi điều gì đấy. Tôi nhắm mắt lại, lắng nghe những lời nói đó. Không phải lời nói - một điều gì đó không thểkết thành ngôn ngữ. Trong sựim lặng của cảhai người, một điều gì đó đã xảy ra giữa chúng tôi.
"Bảo trọng nhé," Miu nói.
"Chịcũng vậy," tôi đáp. Chúng tôi đứng đó một lúc trước ván cầu.
"Tôi muốn anh nói cho tôi một việc, thật chân thành," chịnghiêm trang nói ngay trước khi tôi lên phà. "Anh có tin là Sumire không còn sống không?"
Tôi lắc đầu. "Tôi không chứng minh được, nhưng tôi cảm thấy côấy vẫn đang còn sốngởnơi nào đó. Ngay cảsau một quãng thời gian dài nhưthếnày, tôi vẫn không có cảm giác côấy đã chết."
Miu khoanh đôi cánh tay rám nắng trước ngực và nhìn tôi.
"Thực sựtôi cũng cảm thấy thế," chịnói. "Rằng Sumire chưa chết. Nhưng tôi cũng cảm thấy mình sẽkhông bao giờgặp lại côấy nữa. Tuy nhiên tôi không thểchứng minh được gì."
Tôi không nói một lời. Im lặng lại len vào choán đầy khoảng trống giữa mọi vật vây quanh chúng tôi. Đàn chim biển kêu quác quác trên đường cắt ngang bầu trời không gợn mây, và trong quán cà phê gã hầu bàn với vẻlờđờmuôn thưởđang thay khay đồuống khác.
Miu cắn môi trầm ngâm suy nghĩ. "Anh có ghét tôi không?" Cuối cùng chịhỏi.
"Vì Sumire biến mấtư?"
"Phải."
"Tại sao tôi lại ghét chị?"
"Tôi không biết." Giọng chịđượm nỗi mệt mỏi bịkìm nén lâu ngày. "Tôi cũng có cảm giác sẽkhông bao giờgặp lại anh. Vì vậy tôi đã hỏi."
"Tôi không ghét chị," tôi đáp.
"Nhưng ai có thểnói được chứ, biết đâu sau này thì sao?"
"Tôi không ghét người ta vì những việc nhưvậy."
Miu cởi mũ, nắn lại mép cho thẳng rồi lại đội lên. Chịliếc nhìn tôi.
"Có lẽbởi vì anh không chờđợi bất kỳ điều gì từbất kỳ ai," chịnói. Mắt chịsâu và trong sáng, giống nhưbóng tối lờmờngày chúng tôi gặp nhau. "Tôi không giống thế. Tôi chỉmuốn anh biết tôi thích anh. Rất thích."
Và chúng tôi chia tay nhau. Con phà lùi khỏi bến cảng, chân vịt khuấy tung mặt nước khi nó quay 180 độđểchuyển hướng; Miu đứng trên cầu tàu dõi theo tôi. Chịmặc một bộđồtrắng bó sát người, tay thỉnh thoảng đưa lên giữmũ khỏi bịgió thổi bay. Đứng trên cầu tàu của hòn đảo nhỏHy Lạp này, trông chịnhưđến từmột thếgiới khác, mong manh, vô cùng xinh đẹp, duyên dáng.
Tôi dựa lưng vào thành phà ngắm chịhồi lâu. Thời gian nhưngưng đọng, cảnh tượng đó mãi mãi khắc sâu trong kýức tôi.
Nhưng thời gian lại bắt đầu chuyển động, hình dáng Miu càng lúc càng nhỏhơn, đầu tiên là một chấm mờ, rồi mất hút trong không gian mờảo. Thịtrấn xa dần, dãy núi hiện lên mờnhạt, và cuối cùng cảhòn đảo lẫn vào ánh sáng, trởnên mơhồ, và hoàn toàn biến mất. Một hòn đảo khác hiện ra thếvào chỗđó rồi cũng lại biến vào xa xăm nhưthế. Thời gian trôi qua, tất cảnhững gì tôi đã bỏlại phía sau đó dường nhưchưabao giờtồn tại.
Có lẽtôi nênởlại với Miu. Năm học mới khai giảng thì có chuyện gì chứ? Tôi nên động viên Miu, làm tất cảnhững gì có thểđểgóp sức tìm kiếm, và nếu có chuyện gì khủng khiếp xảy ra tôi nên ôm lấy chị, trao cho chịsựanủi mà tôi có thể. Miu muốn tôi, tôi tin nhưvậy, và trong chừng mực nào đó tôi cũng muốn chị.
Chịđã nắm giữtrái tim tôi với một sức mạnh hiếm có.
Tôi đã nhận ra toàn bộđiều này lần đầu tiên khi đứng trên phà quan sát chịbiến vào cõi xa xăm. Trong tôi trào dâng niềm xúc động, nhưcóhàng nghìn sợi chỉđang trói buộc. Có lẽkhông phải một tình yêu đang nởrộ, nhưng là một tình cảm rất gần nhưvậy. Tâm trạng rối bời, tôi ngồi xuống ghếphà, đặt túi đồthểthao trên đầu gối, chăm chú nhìn đường rẽnước màu trắng kéo dài sau đuôi phà. Bầy mòng biển bay sau con phà, bám theo đường rẽnước. Tôi vẫn có thểcảm nhận được lòng bàn tay nhỏbé của Miu áp lên lưng mình nhưcái bóng một linh hồn nhỏbé.
Tôi dựđịnh bay thẳng vềTokyo, nhưng vì một sốlý do vé nên tôi đặt ngay hôm trước đã bịhủy, và cuối cùng tôi phải qua đêmởAthens. Tôi bắt chiếc xe buýt chạy tuyến đường ngắn của hãng hàng không vàởlại khách sạn trong thành phốmà họgiới thiệu. Một khách sạnấm cúng, dễchịu gần quận Plaka mà thật không may, chật ních khách du lịch Đứcồn ào. Chẳng biết làm gì, tôi lang thang quanh thành phố, mua vài thứđồkỷniệm chưa biết đểtặng ai và đến tối thì leo lên đỉnh đồi Acropolis. Tôi ngồi xuống một phiến đá phẳng, hứng ngọn gió mát hoàng hôn và ngắm nhìn ngôi đền màu trắng bồng bềnh trong ánh đèn pha xanh xanh. Một cảnh tượng đẹp nhưmơ.
Nhưng tất cảnhững gì tôi cảm thấy là sựcô đơn không thểso sánh được. Trước khi tôi nhận biết được, thếgiới xung quanh đã cạn kiệt mọi sắc màu. Từtrên đỉnh đồi hoang tàn, giữa đống đổnát của những cảm giác trống vắng, tôi có thểnhìn thấy chính cuộc đời mình đang trải dài vào tương lai. Nó giống hệt hình minh họa trong cuốn tiểu thuyết khoa học giảtưởng tôi đọc hồi nhỏ: bềmặt tiêu điều của một hành tinh hoang vắng. Không có chút dấu hiệu nào của sựsống. Mỗi ngày dường nhưvôtận, không khí nếu không nóng nhưđang sôi lên thì cũng giá nhưbăng.Phi thuyền chởtôi tới đây đã biến mất, và tôi bịkẹt lại. Tôi phải tựmình tìm cách sống sót.
Tôi lại hiểu ra rằng đối với tôi Sumire quan trọng và không thểthay thếđược nhưthếnào. Cô đã buộc tôi lại với thếgiới này theo cách của cô. Khi tôi trò chuyện với cô hay đọc truyện của cô, tâm trí tôi lặng lẽtrải rộng ra, và tôi có thểnhìn thấy những điều trước đây chưa từng thấy. Chúng tôi trởnên thân thiết với nhau một cách tựnhiên. Giống nhưcặp tình nhân trẻcởi quần áo trước mặt nhau, Sumire và tôi phơi bày trái tim mình cho nhau, một trải nghiệm tôi chưa từng có với bất kỳ ai,ởbất kỳ nơi nào khác. Chúng tôi quý trọng những gì chúng tôi có cùng nhau, dù không bao giờnói thành lời chúng quý giá đến thếnào.
Tất nhiên, thật đau khổlà chúng tôi không bao giờyêu nhau bằng xác thịt. Nếu có thì hai đứa tôi sẽcàng thêm hạnh phúc. Nhưng điều đó cũng giống nhưcon nước thủy triều, nhưsựđổi mùa - một thứkhông thểthay đổi, một sốphận bất di bất dịch mà chúng tôi không bao giờcó thểbiến đổi. Dù có che chắn khéo léo thếnào, mối quan hệmong manh của chúng tôi cũng không thểkéo dài mãi mãi. Chúng tôi buộc phải đương đầu với ngõ cụt. Điều đó chắc chắn đến đau đớn.
Tôi yêu Sumire hơn bất cứai khác và muốn cô hơn bất kỳ thứgì khác trên đời. Và tôi không thểphát triển những tình cảm này hơn chẳng qua là vì chúng không đưa tới đâu cả.
Tôi mơmột ngày nào đó sẽcó sựbiến đổi bất ngờlớn lao. Ngay cảkhi cơhội đểđiều đó biến thành sựthực rất mong manh, tôi vẫn có thểđược mơ, đúng không? Nhưng tôi biết nó sẽkhông bao giờthành sựthực.
Giống nhưkhi thủy triều rút xuống đểlộbãi biển trơtrụi, Sumire ra đi đã đểtôi lại trong một thếgiới trống vắng, méo mó. Một thếgiớiảm đạm, lạnh lẽo, trong đó những gì tôi và Sumire từng có sẽkhông bao giờxảy ra nữa.
Mỗi người chúng ta được sốphận ban cho một điều đặc biệt mà chúng ta chỉcó được vào một thời điểm đặc biệt trong đời. Giống nhưmột ngọn lửa nhỏ. Những người may mắn, thận trọng thì biết cách giữgìn nó, khơinó thành đống lửa to và lấy nó làm bó đuốc soi đường cho mình. Nhưngmột khi đểngọn lửa tắt thì sẽkhông bao giờcó lại được nữa. Tôi không chỉmất Sumire. Tôi còn đánh mất cảngọn lửa quý giáấy.
Cái phía bên kia, nó là gì? Sumire đãởđấy, và phần bịmất của Miu cũng vậy. Miu với mái tóc đen và ham muốn tình dục lành mạnh. Có lẽởbên đấy họđã gặp nhau, yêu nhau, thỏa mãn nhau. "Bọn tớlàm những thứcậu không thểnói bằng lời được," có lẽSumire sẽnói với tôi nhưvậy, nói thành lời chẳng có gì quan trọng cả.
*
* *
Ởđấy có chỗcho tôi không? Tôi có thểởcùng họkhông? Trong khi họđắm đuối yêu nhau, tôi sẽngồiởmột góc phòng nào đó và đọc Tuyển tập Balzac đểgiải trí. Khi cô tắm xong, Sumire và tôi sẽđi dạo và nói đủthứchuyện - nhưthường lệ, Sumire nói là chính. Nhưng quan hệcủa chúng tôi có kéo dài mãi mãi không? Nó có tựnhiên không? "Tất nhiên," Sumire sẽnói với tôi. "Không cần phải hỏi thế. Vì cậu là người bạn duy nhất và chân thành nhất của tớ."
Nhưng tôi không có bất kỳ manh mối nào cho biết làm sao đi sang thếgiớiấy. Tôi chà mạnh mặt đá cứng nhẵnởđền Acropolis. Lịch sửbao thếkỷđã thấm qua mặt đá này và tụlại bên trong. Dù muốn hay không, tôi cũng đã bịnhốt chặt trong dòng thời gian đó. Tôi không thểthoát ra được. Không, nói thếkhông hoàn toàn là sựthực. Sựthực là tôi thật sựkhông muốn thoát.
Ngày mai tôi sẽbay vềTokyo. Kỳ nghỉhè sắp hết và tôi lại phải bước vào dòng chảy thường ngày bất tận. Chỗcủa tôi làởđó. Căn hộcủa tôiởđó, bàn làm việc của tôi, lớp của tôi, học sinh của tôi. Những tháng ngày lặng lẽđang chờđợi tôi, những cuốn sách đểđọc. Mối tình thoảng qua.
Nhưng ngày mai tôi sẽlà một con người khác, không bao giờtrởlại nhưcũ được nữa. Sẽkhông ai nhận thấy điều đó khi tôi trởvềNhật Bản. Nhìn bềngoài sẽkhông có gì khác. Nhưng có thứgì đó bên trong đã bùng cháy và biến mất. Máu đã chảy, và một thứgì đó bên trong tôi đã tiêu tan. Mặt cúi xuống, không nói một lời, cái gì đó đã chết. Cửa mởra, cửa khép lại. Đèn tắt. Đây là ngày cuối cùng dành cho cái người đang là tôi bây giờ. Hoàng hôn cuối cùng. Khi bình minh lên, cái tôi bây giờsẽkhông cònởđây nữa. Một người khác sẽnhập vào thân xác này.
Vì sao mọi người cứphải cô đơn nhưthếnày? Mục đích của nó là gì? Hàng triệu con người trên thếgiới này, tất cảđều đang mong mỏi khát khao, đang tìm kiếm những người khác đểthỏa mãn mình nhưnglại tựhọcô lập họ. Vì sao? Có phải Trái đất sinh ra chỉđểnuôi dưỡng sựcô đơncủa con người?
Tôi nằm ngửa trên phiến đá, chăm chú nhìn trời và nghĩ vềtất cảvệtinh nhân tạo đang bay quanh Trái đất. Chân trời vẫn còn mờsáng, những vì sao đã bắt đầu nhấp nháy trên bầu trời sâu thẳm nhuộm màu rượu vang. Tôi chăm chú quan sát tìm kiếm ánh sáng vệtinh giữa các vì sao đó, nhưng trời vẫn còn quá sáng đểcó thểxác định được nó bằng mắt thường. Những ngôi sao thưa thớt dường nhưđược ghim chặt vào vịtrí, bất động. Tôi nhắm mắt, lắng nghe các thếhệSputnik đời sau cho đến tận bây giờvẫn đang bay quanh Trái đất và chỉcó trọng lực là mối liên hệduy nhất với hành tinh này. Những linh hồn đơn độc bằng kim loại bay trong bóng tối vũ trụkhông có gì ngăn trở, chúng gặp nhau, lướt qua nhau và rẽtheo các hướng khác nhau, không bao giờgặp lại. Không một lời trao đổi. Không một lời hứa hẹn.
Chương 15
Chiều Chủnhật, điện thoại kêu. Chủnhật thứhai sau khi năm học mới bắt đầu vào tháng Chín. Tôi đang chuẩn bịbữa trưa muộn và phải tắt bếp gas rồi mới trảlời. Tiếng chuông gần nhưkhẩn cấp - ít nhất cũng có vẻnhưvậy. Tôi tin chắc là Miu gọi đểbáo tin vềnơiởcủa Sumire. Tuy nhiên, không phải Miu gọi mà là bạn gái tôi.
"Xảy ra chuyện rồi," chịnói ngay, không chào hỏi nhưthường lệ. "Anh đến đây ngay bây giờđược không?"
Chuyện có vẻđáng sợ. Có phải chồng chịđã biết vềquan hệcủa chúng tôi? Tôi hít một hơi thởsâu. Nếu mọi người phát hiện ra tôi ngủvới mẹcủa một học sinh thì chắc chắn tôi sẽgặp rắc rối to. Tình huống xấu nhất là tôi sẽmất việc. Tuy nhiên, tôi đã sẵn sàng chấp nhận chuyện đó. Tôi đã biết vềcác rủi ro rồi.
"Chịđangởđâu?" Tôi hỏi.
"Ởsiêu thị," chịnói.
*
* *
Tôi bắt chuyến tàu đến Tachikawa, xuống nhà ga cạnh siêu thịlúc 2h30. Buổi chiều vẫn nóng nhưthiêu, mùa hè lại quay trởlại, nhưng tôimặc áo sơmi trắng, quần xám nhạt và đeo cà vạt theo yêu cầu của chị. "Anh mặc thếtrông ra dáng thầy giáo hơn," chịnói, "và anh sẽgâyấn tượng tốt hơn. Đôi khi nhìn anh cứnhưmột cậu học sinh," chịnói thêm.
Ởcửa ra vào của siêu thị, tôi hỏi một trợlý trẻđang đẩy xe hàng đường đến văn phòng an ninh. Anh ta cho tôi biết nó nằmởbên kia đường, trên tầng ba nhà phụ, một ngôi nhà nhỏba tầng xấu xí đến thang máy cũng không có. Những vết nứt chạy dọc bức tường bê tong dường nhưđang nói, này, đừng có lo lắng vềchúng tôi, dù sao đi nữa thì người ta cũng sắp kéo sập nơi này rồi. Tôi lao lên dãy cầu thang chật hẹp, cũ nát, tìm được cánh cửa đềchữAN NINH và gõ nhẹmấy tiếng. Một giọng đàn ông trầm đáp lại. Tôi mởcửa, nhìn thấy bạn gái mình và đứa con trai của chịđang ngồi trước bàn làm việc đối diện với một nhân viên an ninh trung niên mặc đồng phục. Chỉcó ba người bọn họ.
Căn phòng kích thước vừa phải, không quá lớn, không quá nhỏ. Dọc cửa sổkê ba chiếc bàn, một chiếc tủsắt dựa lưng vào bức tường đối diện. Trên tường có bảng phân công nhiệm vụvà trên giá sắt đặt ba chiếc mũ của nhân viên an ninh. Phía sau cánh cửa kính mờởcuối phòng hình nhưcó một phòng nữa, có lẽlà nơi nghỉngơi cho nhân viên. Cănphòng chúng tôi đang có mặt hầu nhưhoàn toàn không trang trí. Khônghoa, không tranh, thậm chí đến lịch cũng không. Chỉcó một chiếc đồng hồtròn to treo trên tường. Một căn phòng hoàn toàn trống trải, giống nhưmột góc thếgiới cổxưa nào đó đã bịthời gian quên lãng. Thêm vào đó, nơi này toát ra một thứmùi kỳ lạ- mùi của khói thuốc lá, tài liệu lưu cữu và mồhôi trộn lẫn vào nhau qua bao nhiêu năm.
Viên trưởng phòng an ninh là một người đàn ông mập mạp, tuổi ngoài năm mươi. Ông ta có đôi cánh tay lực lưỡng, cái đầu lớn phủmái tóc muối tiêu thô dày được xịt thứnước dưỡng tóc rẻtiền, loại tốt nhất ông ta có thểmua với mức lương thấp của nhân viên an ninh. Cái gạt tàn trước mặt ông ta đầyứđầu mẩu thuốc lá Seven Star. Khi tôi bước vào phòng, ông ta gỡchiếc kính gọng đen ra, lấy một mảnh vải lau lau rồi lại đeo vào. Có lẽđấy là cách ông ta chào hỏi người mới đến. Khi bỏkính ra, mắt ông ta lạnh nhưđá trên mặt trăng. Khi ông ta đeo kính trởlại thì sựlạnh lẽo không còn, thay vào đó là cái nhìn chằm chằm đầy vẻdọa nạt.Nhưng có kính hay không thì cái nhìn của ông ta cũng không giúp cho người đối diện thấy thoải mái.
Căn phòng nóng nực ngột ngạt; cửa sổmởrộng nhưng không có chútgió nào lọt vào. Chỉcó tiếngồn ào từđường phốbên ngoài. Một chiếc xe tải to phanh kít lại vì đèn đỏ, tiếng phanh gợi tôi nhớtới tiếng saxophone teno của Ben Webster những năm gần đây. Mọi người trong phòng đều đẫm mồhôi. Tôi tiến lại bàn, tựgiới thiệu, và đưa cho nhân viênan ninh danh thiếp của mình. Ông ta cầm lấy không nói một lời, mím môi, chăm chăm nhìn nó một lúc, rồi đặt lên trên bàn và ngước nhìn tôi.
"Anh còn khá trẻđểlàm thầy giáo đấy, đúng không," ông ta nói. "Anh dạy học được bao lâu rồi?"
Tôi giảvờsuy nghĩ một chút rồi đáp, "Ba năm."
"Hừm," ông ta nói. Và không nói bất kỳ điều gì khác. Nhưng sựim lặng đã nói một cách rất hùng hồn. Ông ta cầm tấm danh thiếp lên, đọc tên tôi lần nữa nhưthểđang kiểm tra lại điều gì đó.
"Tôi là Nakamura, phụtrách văn phòng an ninhởđây," ông ta tựgiới thiệu. Ông ta không đưa danh thiếp của mình. "Cứtựnhiên kéo lấy ghếnhé. Xin lỗi vì nóng quá. Điều hòa nhiệt độbịhỏng, và Chủnhật thì sẽchẳng có ai đến sửa cả. Họkhông đủtửtếđến mức mang cho tôi một cây quạt, nên tôi đành ngồi chịu đựng vậy. Anh cứcởi áo ngoài ra nếu muốn. Chúng ta có thểphảiởđây một lúc, và chỉnhìn anh cũng làm tôi phát ngốt rồi."
Tôi làm theo lời ông ta, kéo một chiếc ghếlại và cởi áo khoác ra. Chiếc áo sơmi đẫm mồhôi dính chặt vào da.
"Anh biết đấy, lúc nào tôi cũng ganh tịvới cánh giáo viên." Nhân viên an ninh lên tiếng. Một nụcười thoáng qua hiện trên khóe môi, tuy nhiên đôi mắt với ánh nhìn nhưcủa loài động vật ăn thịt ngoài biển cảvẫn dò xét tận nơi sâu kín con người tôi đểtìm kiếm một động thái mơhồnhất. Lời lẽông ta khá lịch sựnhưng chỉbềngoài thôi. Từgiáo viên nghe nhưxúc phạm.
"Các anh có hơn một tháng hè nghỉngơi, chẳng phải làm đêm hay ngày Chủnhật, lại luôn được mọi người quà cáp. Đời thếmới là đời. Đôi khi tôiước chi mình học hành chăm chỉhơn và chính mình cũng trởthành thầy giáo. Sốphận nhảy vào can thiệp và tôiởđây - một nhân viên an ninh siêu thị. Tôi biết, mình không đủthông minh. Nhưng tôi đã bảo các con tôi lớn lên phải thành giáo viên. Tôi không quan tâm bất kỳ ai khác nói gì, giáo viên dễdàng có được tất cảnhững gì họcần."
Bạn gái tôi mặc chiếc áo ngắn tay màu xanh giản dị. Tóc chịbúi gọn gàng trên đỉnh đầu và chịđeo đôi hoa tai nhỏ. Đôi dép trắng cao gót, túi xách trắng, và trong lòng là chiếc khăn mùi xoa nhỏmàu kem. Đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp lại nhau sau khi tôi từHy Lạp về.
Chịđưacặp mắt sưng húp vì khóc hêt nhìn tôi lại nhìn ông bảo vệ. Rõ ràng chịđang vô cùng căng thẳng.
Chúng tôi trao đổi với nhau một ánh mắt vội vã, rôi tôi quay sang con chị. Tên nó là Shin'ichi Nimura, nhưng bọn bạn học đặt cho nó biệt danh Cà rốt. Với khuôn mặt dài, gầy gò và mớtóc quăn bù xù, nó thật hợp với biệt danh đó. Tôi cũng thường gọi nó nhưvậy. Nó là đứa tre lặng lẽ, chỉkhi cần mới mởmiệng. Nó học không tồi, ít khi quên làm bài tập và không đùn đẩy chuyện trực nhật lớp. Không bao giờdính vào rắc rối. Nhưng nó thiếu tính chủđộng, không bao giờgiơtay phát biểu trong lớp. Bạn học của Cà rốt không ghét nó, nhưng nó cũng không được xếp vào loại được yêu mến. Mẹnó không thích thếlắm, nhưng đứng từquan điểm của mình thì tôi thấy nó là đứa ngoan.
"Chắc anh đã nghe mẹthằng bé cho biết chuyện gì xảy ra," nhân viên an ninh nói.
"Vâng, tôi biết," tôi trảlời. "Nó bịbắt khi ăn cắpởsiêu thị."
"Đúng vậy," ông ta nói và lấy một hộp các tôngởdưới chân đặt lên bàn. Ông ta đẩy nó vềphía tôi. Trong hộp có mấy cái dập ghim nhỏcòn nguyên vỏ. Tôi cầm lên một cái xem xét. Mảnh giấy đềgiá 850 yên.
"Tám cái dập ghim. Đấy là tất cả?" Tôi hỏi.
"Phải. Tất cảđấy."
Tôi bỏcái dập ghim trởlại hộp. "Nhưvậy tổng sốtiền chỗnày là 6800 yên."
"Chính xác. 6800 yên. Chắc anh đang nghĩ, 'Ồ, được thôi, nó đã ăn cắp. Đó là phạm tội, chắc chắn, nhưng chỉtám cái dập ghim thì có gì mà làm căng thế? Nó chỉlà học sinh thôi mà.' Tôi nói có đúng không?"
Tôi không đáp.
"Nghĩ thếcũng chẳng sao. Vì đó là sựthực. Còn có nhiều tội tệhại hơn là việc lấy cắp tám cái dập ghim. Trước khi làm nhân viên an ninh, tôi đã từng là cảnh sát, vì thếtôi biết mình đang nói chuyện gì chứ."
Khi nói, ông ta nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi chịu đựng cái nhìn đó, cẩn thận không tỏvẻthách thức.
"Nếu đây là lần phạm tội đầu tiên của cậu ta thì cửa hàng chúng tôi cũng chẳng gây chuyện om sòm làm gì. Việc kinh doanh của chúng tôi là phải làm hài lòng khách hàng, và chúng tôi không muốn quá bận tâm đến một việc nhỏnhặt nhưthế. Bình thường tôi sẽdẫn đứa bé đến phòng này, răn đe cảnh cáo một chút. Vụnào nghiêm trọng thì chúng tôi liên lạc với gia đình đềnghịhọtrừng phạt con cái. Chúng tôi không báo cho nhà trường. Đó là chính sách của cửa hàng chúng tôi, giải quyết êm đẹp các vụtrẻcon ăn cắp.
Vấn đềlà, đây không phải lần đầu tiên thằng bé này ăn cắp. Chỉriêngởcửa hàng chúng tôi nó đã làm ba vụrồi. Ba vụ! Anh có tưởng tượng được không? Điều tệhại là trong hai vụđầu nó không chịu cho chúng tôi biết tên hay trường nó học. Tôi là người xửlý việc này nên tôi nhớrõ. Nó không hềhé răng, mặc cho chúng tôi ra sức căn vặn. Theo cách nói của cảnh sát, đó là thủđoạn lì. Không hối hận, ăn năn, cứtrơra nhưđá. Lần này nếu nó vẫn không chịu cho biết tên thì tôi sẽgiải nó sang cảnh sát, nhưng thậm chí điều này cũng chẳng khiến nó có phảnứng gì. Chẳng thểlàm gì khác, nên tôi đã ép nó phải đưa thẻxe buýt ra, nhờđó tôi mới biết được tên nó."
Ông ta dừng lời, chờcho tôi ngấm hết những điều vừa nói. Mắt ông ta vẫn chĩa vào tôi và tôi tiếp tục chịu đựng cái nhìn đó.
"Vấn đềkhác là những thứnó ăn cắp. Chẳng có gì khôn ngoan cả. Lần đầu nó lấy cắp mười lăm cái bút bi. Tổng sốtiền là 9750 yên. Lần thứhai tám cái compa, thành tiền là 8000 yên. Không cần phải nói cũng thấy, lần nào nó cũng lấy trộm một đống đồcùng loại. Nó không dùng cho mình. Nó làm thếchỉđểtiêu khiển, hoặc định đem đến trường bán cho bạn bè."
Tôi thửhình dung cảnh Cà rốt đem những cái dập ghim ăn cắp ra bán cho bạn bè trong giờăn trưaởtrường nhưng không thểhình dung nổi.
"Tôi không hiểu," tôi nói. "Tại sao lại chỉlấy cắp trong một cửa hàng thôi?" tôi nói. "Không phải nguy cơbịtóm là rất cao sao, và hình phạt sẽnặng hơn. Nếu muốn tránh bịtóm thì không phải theo lẽthông thường anh sẽthửởcác cửa hàng khác sao?"
"Đừng có hỏi tôi. Có lẽnó cũng đã lấy cắpởcác cửa hàng khác. Hoặc cũng có thểtình cờnó thích cửa hàng chúng tôi. Có thểnó không thích mặt nhân viên an ninh bình thường cho siêu thị, hơi đâu dính vàonhững chuyện rắc rối. Tiền người ta trảcho tôi không đủđểlàm việc đó. Nếu anh thật sựmuốn biết thì cứtựmình hỏi nó đi. Tôi lôi nó vềđây đã ba tiếng đồng hồmà cấm thấy nó hó hé gì. Thật kỳ lạ. Cho nên tôi mới kéo anh đến đây. Tôi xin lỗi vì đã bắt anh đến vào ngày nghỉ...Nhưng ngay khi anh mới bước vào tôi đã băn khoăn một chuyện. Anh trông có vẻrám nắng. Chuyện này chẳng liên quan gì đến công việcởđây, nhưng có phải anh vừa đi nghỉhèởnơi nào đó đặc biệt?"
"Không, không có nơi đặc biệt nào cả."
Tuy vậy, người nhân viên bảo vệvẫn nhìn tôi soi mói, nhưthểtôi là một phần quan trọng trong câu đốnày.
Tôi lại cầm cái dập ghim lên quan sát kỹ. Chỉlà một cái dập ghim nhỏbình thường thuộc loại văn phòng phẩm rẻtiền có thểthấyởbất cứngôi nhà hay công sởnào. Một đồvăn phòng phẩm rẻtiền. Nhân viên an ninh ngậm một điếu Seven Star, châm thuốc bằng chiếc bật lửa Bic rồi nghiêng sang một bên nhảkhói mù mịt.
Tôi quay sang đứa bé nhẹnhàng hỏi: "Sao lại là dập ghim?"
Cà rốt nãy giờđang nhìn xuống sàn nhà, giờlặng lẽngẩng mặt lên nhìn tôi. Nhưng nó không nói gì. Lần đầu tiên tôi đểý thấy vẻmặt nó thay đổi hoàn toàn: vẻthẫn thờkỳ lạ, mắt nhìn vào vô định. Nó nhưđang nhìn vào khoảng không.
"Ai bắt em làm thế?"
Vẫn không có câu trảlời. Thật khó đoán biết được nó có hiểu tôi nói gì không. Tôi bỏcuộc.
Hỏi đứa bé bất kỳ điều gì vào lúc này đều không có kết quả. Cửa ra vào của nó đã đóng, cửa chính đã khép.
"Vậy đấy, thưa thầy, bây giờchúng ta phải làm gì đây?" Nhân viên an ninh hỏi tôi. "Việc của tôi là rảo quanh cửa hàng, kiểm tra máy theo dõi, tóm bọn trộm cắp và giải chúng vềcăn phòng này. Còn sau đó thếnào lại là chuyện hoàn toàn khác. Đặc biệt khó xửlý khi nó là trẻcon. Theo anh chúng ta phải làm gì đây? Tôi chắc anh thông thạo vềvấn đềnày hơn chúng tôi.
Chúng ta có nên giao vụnày lại cho cảnh sát không? Làm thếchắc chắn sẽdễdàng hơn cho tôi. Dù sao đi nữa thì bơi đứng chỉlàm chúng ta phí thời gian thôi."
Nói thực thì lúc này đầu óc tôi đang mải nghĩ chuyện khác. Cái phòng an ninh nhỏbé buồn thảm của siêu thịnày gợi tôi nhớđến đồn cảnh sát trên hòn đảo Hy Lạp. Và ý nghĩ tức khắc hướng vềSumire. Vềviệc cô đã biến mất.
Tôi phải mất một lúc mới hiểu nhân viên an ninh đang cốnói gì với mình.
"Tôi sẽbáo cho bốnó biết." mẹCà rốt nói bằng giọng đều đều. "Và đảm bảo cho con tôi biết một cách dứt khoát rằng ăn cắp hàng trong siêu thịlà một tội lỗi. Tôi hứa nó sẽkhông làm phiền ông lần nào nữa."
"Thếnghĩa là chịkhông muốn đưavụnày ra tòa. Chịđã nói thếhết lần này đến lần khác rồi," nhân viên an ninh nói giọng mệt mỏi. Ông gảy tàn thuốc vào chiếc gạt tàn. Ông ta lại quay sang tôi nói: " Nhưng với tôi thì ba lần phạm lỗi là đủlắm rồi. Ai đó phải chấm dứt việc này chứ. Anh nghĩ sao vềchuyện này?"
Tôi hít một hơi thởsâu, kéo tâm trí mình quay lại hiện thực. Quay lại với tám cái dập ghim và chiều Chủnhật tháng Chín.
"Tôi chưa thểnói gì chừng nào chưa trò chuyện được với cậu ta," tôi đáp. "Nó à một đứa bé thông minh, và từtrước đến nay chưa có gìsai phạm. Tôi không biết vì sao nó lại làm một chuyện khờdại nhưvậy nhưng tôi sẽdành thời gian tìm hiểu ngọn ngành. Tôi thực sựxin lỗi vì tất cảrắc rối nó đã gây ra."
"Tôi thật không thểnào hiểu được," nhân viên an ninh nói, đôi lông mày cau lại sau cặp kính râm. "Cậu bé này - Shin'ichi Nimura hả? Học sinh của anh đúng không? Anh gặp nó hàng ngày, đúng không?"
"Đúng vậy."
"Nó học lớp bốn, thếnghĩa là nó đãởtrong lớp của anh một năm bốn tháng. Tôi nói đúng chứ?"
"Vâng, đúng vậy. Tôi dạy các trò này từhồi lớp ba."
"Lớp anh có bao nhiêu học sinh?"
"Ba mươi lăm."
"Vậy thì anh có thểđểmắt đến tất cảbọn chúng. Anh vừa bảo tôi anh chưa bao giờthấy nó có biểu hiện sai phạm gì. Hoàn toàn không có biểu hiện gì?"
"Đúng vậy."
"Gượm đã - theo chỗchúng tôi biết , trong vòng nửa năm cậu ta đã thực hiện ba vụăn cắp. Luôn luôn một mình. Chẳng ai bắt nó làm việc đó cả. Cũng không phải do sựthúc ép của hoàn cảnh. Nó cũng không làm vì tiền. Theo lời mẹnó thì bao giờtrong túi nó cũng đầy tiền.
Nhưvậy nó ăn cắp chỉđểmà ăn cắp. Nói cách khác là thằng bé này có vấn đề. Và anh nói với tôi không hềcó bất kỳ dấu hiệu nào sao?"
"Ởđây tôi đang nói với tưcách thầy giáo," tôi đáp, nhưng đặc biệt với trẻem, thói quen lấy cắp đồtrong cửa hàng không phải là hành động phạm tội mà chỉlà hệquảcủa sựmất cân bằng vềtình cảm khó phát hiện. Có thểnếu quan tâm hơn thì tôi đã đểý thấy một điều gì đó. Đây quảlà lỗi của tôi. Nhưng với những đứa trẻbịrối loạn vềmặt tình cảm thì không phải lúc nào cũng có biểu hiện ra bên ngoài. Nếu ông tách riêng hành động này ra khỏi những thứkhác và trừng phạt đứa trẻthì vẫn không giải quyết được vấn đềcơbản. Trừkhi ông tìm ra nguyên nhân cơbản và chữa trịtận gốc, nếu không thì vấn đềđó vềsau sẽlại nổi lên dưới một hình thức khác. Thường thì khi thực hiện việc ăn cắp bọn trẻmuốn gửi đi một thông điệp, vì vậy nếu không phải là cách hiệu quảnhất đểgiải quyết vấn đềthì việc dành thời gian chuyện trò với chúng cũng là điều quan trọng."
Nhân viên an ninh giụi điếu thuốc, hơi há miệng, nhìn tôi chằm chằm một hồi lâu nhưthểtôi là một con vật kỳ quái. Ngón tay ông ta đặt trên mặt bàn mập mạp khủng khiếp, giống nhưmười con vật lông lá màu đen. Càng nhìn chúng tôi càng thấy khó thở.
"Đấy là điều người ta dạy anhởtrường hả, có phải các anh gọi nó là kỹnăng sưphạm hay cái gì đại loại thế?"
"Không nhất thiết. Đó là kiến thức tâm lý học cơbản. Ông có thểđọc thấy trong bất kỳ cuốn sách nào."
"Có thểđọc thấy trong bất kỳ cuốn sách nào," ông ta nhắc lại lời tôi bằng một giọng lờphờ. Ông ta cầm chiếc khăn tay lên lau mồhôi trên chiếc cổdày."
"Sựmất cân bằng vềtình cảm khó phát hiện - cái đó có nghĩ là gì vậy? Hồi còn làm cảnh sát, suốt từsáng đến tối, ngày nào tôi cũng tiếp xúc với những người mất cân bằng vềtình cảm, đúng vậy. Nhưng chẳng có gì là khó phát hiện cả. Thếgian đầy những kẻnhưthế. Vô thiên. Nếu tôi giành thời gian nghe mọi thông điệp mà họgửi đi thì tôi có đến mười bộóc cũng không đủ."
Ông ta thởdài và đặt lại hộp dập ghim xuống dưới bàn.
"Phải, anh hoàn toàn đúng. Trẻem là những tâm hồn trong sáng. Trừng phạt vềmặt thểxác với chúng là không được. Mọi người đều bình đẳng. Không thểxét đoán con người bằng học vấn. Dành thời gian trò chuyện đểtìm cách giải quyết vấn đề. Tôi không phản đối việc đó. Nhưnganh có nghĩ nhờthếmà thếgiới trởnên tốt hơn không? Không hề. Nó chỉxấu đi thôi. Làm sao mọi người có thểbình đẳng với nhau được? Tôi chưatừng nghe thấy một điều nhưthế. Nghĩ mà xem - ngày nàoởcái nước Nhật này cũng có đến 110 triệu người chen chúc. Làm cho tất cảbọn họbình đẳng. Họa có mà địa ngục."
"Nói những lời ngọt ngào thì dễlắm. Mắt nhắm lại, vờnhưkhôngthấy những chuyện đang xảy ra, và tha hồba hoa. Giữkhông khí yênả, hát bài "Auld Lang Syne," trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, và tất cảmọi người sống hạnh phúc mãi mãi vềsau. Ăn cắp hàng hóa là thông điệp của trẻem. Không cần biết những chuyện vềsau. Cách này dễquá, vậy tại sao không chứ? Nhưng ai sẽdọn dẹp quang cảnh bừa bộn? Những người nhưtôi, thếđấy. Anh nghĩ chúng tôi làm việc đó vì ý thích à? Anh mang cái bộmặt này - 6800-yên-thì-có-gì-chứ? Nhưng hãy nghĩ đến những người bịnó ăn cắp.Ởđây có hàng trăm con người làm việc và anh hãy tin là họrất coi trọng việc sai lệch một hay hai yên. Khi họđưa biên lai vàomáy tính tiền mà thấy có chênh lệch 100 yên thì họsẽngồi lại đến tận đêm khuya đểkiểm tra lại tất cả. Anh có biểtởsiêu thịnày các cô thu ngân nhận được bao nhiêu một giờkhông? Sao anh không dạy điều đó cho học sinh của anh?"
Tôi không nói gì. Mẹcủa Cà rốt im lặng, thằng bé cũng vậy. Nhân viên an ninh mệt lửsau khi nói và lại chìm vào im lặng.Ởphòng bên có tiếng điện thoại và ai đó đã nhấc máy lên ngay từhồi chuông đầu tiên.
"Vật thì, chúng ta nên làm gì đây?"
"Treo ngược nó lên trần nhà cho đến khi nó biết nhận lỗi thì sao," tôi nói.
"Ý hay đấy! Vì anh biết cảhai chúng ta sẽchẳng làm được gì cả."
"Rồi, vậy thì điều duy nhất chúng ta có thểlàm là kiên nhẫn thảo luận vấn đề. Tôi không nghĩ ra được ý nào nữa."
Có người từphòng bên gõ cửa bước vào. "Ông Nakamura, cho tôi mượn chìa khóa nhà kho được không." Ông Nakamura lục ngăn kéo bàn một lúc những không tìm thấy.
"Nó biến mất rồi," ông ta nói. "Lạthật. Tôi luôn đểnóởđây mà."
"Chuyện rất quan trọng đấy, tôi cần chìa khóa ngay," người đàn ông kia nói. Nghe cách họtrao đổi với nhau thì thấy có vẻnhưchiếc chìa khóa đó rất quan trọng và dường nhưngay từđầu nó đã không nằmởđây. Họxới tung tất cảcác ngăn kéo bàn nhưng vẫn không tìm thấy.
Suốt thời gian đó ba chúng tôi vẫn ngồi yên lặng. Đôi lần mẹCà rốt đảo mắt sang phía tôi. Cà rốt vẫn ngồi vô cảm nhưtrước, mắt cắm xuống đất. Đầu óc tôi ngổn ngang những ý nghĩ không đầu không cuối. Căn phòng vẫn nóng khủng khiếp.
Người đàn ông cần chìa khóa bỏcuộc, cằn nhằn khi bỏđi.
"Thôi, đủrồi," ông Nakamura quay sang chúng tôi, nói bằng giọng sựvụkhô khan. "Cámơn anh đã đến. Chúng ta kết thúcởđây. Việc còn lại tùy anh và mẹđứa bé giải quyết. Nhưng phải biết rằng nếu nó tái phạm thì không xong với tôi đâu. Tôi hy vọng anh hiểu điều đó. Tôi không muốn gặp bất cứrắc rối nào. Nhưng tôi phải làm công việc của minh."
Mẹcậu bé gật đầu, tôi cũng vậy. Cà rốt thì vẫn nhưkhông nghe thấy gì. Tôi đứng lên, hai mẹcon mệt mỏi cũng đứng lên theo.
"Một điều cuối cùng," nhân viên an ninh nói, vẫn ngồi yên. "Tôi biết thếnày là khiếm nhã, nhưng dù sao tôi cũng vẫn cứnói. Ngay lúc nhìn thấy anh tôi đã cảm thấy có điều gì đó bất an. Anh trẻtrung, cao ráo, dễưa, da rám nắng, nói năng mạch lạc. Mọi điều anh nói đều hoàn toàn có ý nghĩa. Tôi chắc phụhuynh học sinh rất quý anh. Tôi không biết nói sao, nhưng ngay lần đầu tiên nhìn thấy anh,ởanh đã có điều gì đó khiến tôi băn khoăn. Điều gì thì tôi cũng không cắt nghĩa được. Không phải chuyện riêng tưđâu, xin anh đừng bực mình. Chỉlà một cái gì đó khiến tôi lo lắng thôi. Nhưng tôi không hiểu nó là gì mà giày vò tôi nhưvậy?"
"Ông có phiền không nếu tôi đặt cho ông một câu hỏi riêng tư?"
"Cứhỏi đi."
"Nếu mọi người không bình đẳng thì bản thân ông đứngởđâu?"
Ông Nakamura hít một hơi thuốc lá, lắc đầu, rồi chầm chậm nhảkhói ra, nhưthểđang bắt ai đó làm một việc gì. "Tôi không biết," ông đáp. "Nhưng anh đừng lo. Hai chúng ta trình độkhác nhau."
Bạn gái tôi đậu chiếc Toyota Celica màu đỏtrong bãi xe siêu thị. Tôi gọi chịsang bên cách xa đứa bé rồi bảoo chịvềnhà một mình.
"Tôi cần nói chuyện riêng với nó một lúc, rồi sẽđưa nó vềnhà sau." Chịgật đầu. Chừng nhưchịcòn muốn nói điều gì đó với tôi, những lại thôi, ngồi vào xe, lấy kính râm ra đeo và nổmáy.
Khi chịđã lái xe đi, tôi đưa Cà rốt vào một quán cà phê náo nhiệt tôi thấyởgần đó. Tôi ngồi thưgiãn trong phòng có điều hòa nhiệt độ, gọi cho mình một cốc trà đá và cho đứa bé một cốc kem. Tôi mởcúc áo trên, cởi cà vạt nhét vào túi quần. Cà rốt vẫn giữthái độim lìm. Vẻmặt và ánh mắt nó không hềthay đổi kểtừkhi chúng tôiởphòng bảo vệ. Trông nó trống rỗng nhưđang lạc vào một chốn nào. Đôi tay nhỏbé đểngay ngắn trên đầu gối, mắt nhìn xuống sàn, nó cốquay mặt đi. Tôi uống trà đá, nhưng Cà rốt không động đến cốc kem của nó. Kem đang từtừtan ra trong đĩa, nhưng nó cũng chẳng có vẻgì là chú ý. Chúng tôi ngồi đối diện nhau trong im lặng nhưmột cặp vợchồng đang cùng chia sẻsựim lặng kỳ quặc. Cô phục vụquán mỗi khi đến bàn chúng tôi dọn dẹp lại tỏra căng thẳng.
"Mọi chuyện cứthếxảy ra," cuối cùng tôi lên tiêng. Tôi cốgắng phá vỡsựim lặng. Lời lẽcứtựtrong lòng trào ra,
Cà rốt chậm chạp ngước đầu lên quay vềphía tôi. Nó không nói gì. Tôi nhắm mắt, thởra, ngừng một lát.
"Chuyện này thấy chưa kểvới ai, đó là dịp hè này thầy đi đến Hy Lạp. Em có biết Hy Lạpởđâu không? Chúng ta đã biết nước này qua băng video xem trong giờhọc xã hộiởlớp, chắc em còn nhớ. Nó nằmởmiền Nam châu Âu, giáp Địa Trung Hải.Ởđó có nhiều hòn đảo và người ta trồng nhiều ôliu. Năm trăm năm trước công nguyên nền văn minh Hy Lạp đã phát triển rực rỡ. Athens là cái nôi của dân chủ, và Socrates đã phải uống thuốc độc chết. Đấy là nơi thầy đã đến. Một chỗtuyệt đẹp. Nhưngthầy không đến đấy đểnghỉngơi. Một người bạn của thầy bịmất tích trên một hòn đảo nhỏởHy Lạp nên thầy đến đểgiúp tìm kiếm. Nhưngkhông tìm thấy gì cả. Bạn thầy đã lặng lẽtan biến. Nhưmột làn khói."
Cà rốt khẽnhếch miệng, nhìn tôi. Vẻmặt nó vẫn bất động, thiếu sinh khí, nhưng trongmắt nhưđã có ánh sáng. Tôi đã lay động được nó.
"Thầy thật sựthích người bạn này của mình. Rất, rất yêu. Với thầy, đó là người quan trọng hơn hết thảy mọi thứtrên đời. Vì vậy thầy đã bay sang hòn đảo Hy Lạp đó đểtìm kiếm. Nhưng không ích lợi gì cả. Thầy không tìm thấy một manh mối nào. Từkhi mất đi người bạn đó, thầy không còn bạn nào nữa. Không một ai hết."
Tôi không với Cà rốt mà là nói với chính mình. Nghĩ to lên thành tiếng.
"Em có biết bây giờthầy muốn làm gì nhất không? Trèo lên đỉnh một nơi thật cao nhưkim tựtháp. Nơi cao nhất thầy có thểtìm thấy. Nơi emcó thểnhìn được xa nhất. Đứng trên đỉnh cao đó, ngắm nhìn xung quanh, tựmắt mình thấy toàn bộphong cảnh, thấy những cái đã lìa khỏi thểgiới. Thầy không biết nữa...Có thểlà thầy thực sựkhông muốn thấy thế. Có thểthầy không muốn thấy thêm bất cứcái gì nữa."
Cô phục vụđi đến dọn đĩa kem đã tan ra của Cà rốt và đểlại tờbiên lai.
*
* *
"Từhồi nhỏthầy đã luôn thấy mình cô độc. Thầy có bốmẹvà chịgái nhưng thầy không hợp với họ. Thầy không thểnói chuyện được với bất kỳ ai trong gia đình. Cho nên thầy thường tưởng tượng mình là con nuôi. Vì một lý do nào đó, một người họhàng xa nào đó đã bỏlại thầy cho gia đình thầy. Hoặc cũng có thểbốmẹthầy nhận thầy từtrại trẻmồcôi. Bây giờthì thầy nhận ra ý nghĩ đó ngu ngốc đến thếnào. Bốmẹthầy không phải loại người có thểnhận trẻmồcôi vềnuôi dạy. Nhưng thầy vẫn không thểchấp nhận được thực tếlà mình cùng huyết thống với họ. Nghĩ rằng họhoàn toàn là những người xa lạgiúp thầy thấy nhẹnhõm hơn.
Thầy hình dung ra một thịtrấnởnơi xa. Nơi đó có ngôi nhà giađình thực sựcủa thầy sinh sống. Chỉlà một ngôi nhà nhỏbình dịnhưngấm áp và mến khách. Mọi người đều có thểhiểu nhau, có thểnói bất kỳ điều gì mình thích. Chiều chiều có thểnghe tiếng mẹchuẩn bịbữa tối trong bếp, ngửi thấy mùi thơm ngon lành của thức ăn. Đấy mới đúng là nơi thầy thuộc về. Thầy luôn hình dung ra nơi đó trong tâm trí, và thầy là một phần trong bức tranh đó.
Trong cuộc sống thật, gia đình thầy nuôi một con chó và đó là người bạn duy nhất của thầy. Nó là giống chó lai, khá lanh lợi; dạy nó điều gì là nó nhớngay. Hàng ngày thầy dắt nó đi dạo, khi đến công viên, thầy sẽngồi lên ghếvà nói đủthứtrên đời. Thầy và nó rất hiểu nhau. Đấy là những giờkhắc hạnh phúc nhất của thầy hồi nhỏ. Khi thầy lên lớp năm thì con chó bịmột chiếc xe tải cán chếtởgần nhà. Từđấy bốmẹthầy không cho thầy mua con khác nữa. Họbảo giống cho bẩn thỉu,ầm ĩ, chỉtổlàm quẩn chân, rách việc.
Sau khi mất con chó, thầyởlì trong phòng đọc sách. Đối với thầy thếgiới trong sách dường nhưsống động hơn bên ngoài nhiều. Thầy có thểnhìn thấy những điều thầy chưa bao giờthấy trước đó. Sách và âm nhạc là những người bạn thân thiết của thầy.Ởtrường thầy cũng có đôi ba người bạn, nhưng thầy chưa gặp được ai đểcó thểdốc bầu tâm sự. Với những người bạnởtrường thì thầy chỉtrò chuyện qua loa và cùng đá bóng vậy thôi. Khi có chuyện buồn phiền thầy chẳng tìm đến ai cả. Thầy chỉtựmình suy nghĩ, tựmình quyết định, tựmình hành động. Không phải thầy không cảm thấy lẻloi. Thầy nghĩ cuộc đời là vậy. Xét cho cùng, làm người là phải tựmình chống chọi với cuộc đời này.
Nhưng khi vào đại học thầy gặp người bạn vừa kểem nghe vậy là thầy phải thay đổi suy nghĩ. Thầy hiểu ra rằng thói quen lâu nay tựmình nghĩ ngợi mọi việc chỉkhiến mình thu mình lại, nhìn sựvật chỉbằng con mắt của một người. Và thầy bắt đầu cảm thấy chỉcó một mình lẻloi là điều cô độc khủng khiếp.
Cô độc là cảm giác nhưkhi đứngởcửa một con song lớn vào một chiều mưa nhìn dòng nước trôi ra biển. Em đã bao giờlàm thếchưa? Đứngởcửa một con sông lớn và nhìn dòng nước trôi ra biển?"
Cà rốt không đáp.
"Thầy đã từng làm thế," tôi nói.
Cà rốt mởto mắt nhìn tôi.
"Thầy không thểnói vì sao lại cảm thấy cô độc đến vậy khi nhìn nước sông hòa vào nước biển. Nhưng nó thực sựlà thế. Em cũng nên thửmột lần xem."
Tôi cầm áo vét và biên lai tính tiền chậm rãi đứng lên. Tôi đặt một tay lên vai Cà rốt, nó cũng nhỏm dậy. Hai chúng tôi rời khỏi quán cà phê.
Từquán cà phê vềnhà đứa bé mất khoảng nửa giờđi bộ. Chúng tôi cùng nhau đi, tôi không nói một lời nào.
Bên cạnh nhà là một con sông nhỏvới chiếc cầu bê tông bắc qua. Gọi là sông thì hơi quá, đó chỉlà một con mương được khơi rộng. Có lẽkhi quanh đây còn là đồng ruộng thì nó được dùng đểtưới tiêu. Bây giờnước đã đục ngầu, bốc mùi xà phòng giặt. Cỏhè mọc giữa lòng sông, có một cuốn truyện tranh ai vứt xuống nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Cà rốt đi đến giữa cầu, nghiêng mình qua thành cầu ngó xuống dưới. Tôi đứng cạnh nó cũng đưa mắt nhìn theo. Cảhai đứng thếhồi lâu. Có lẽnó không muốn vềnhà. Tôi có thểhiểu điều đó.
Cà rốt sục tay vào túi quần lôi ra một chiếc chìa khóa đưa cho tôi.Đó là một cái chìa bình thường có dán mảnh giấy đỏto. Trên mảnh giấy đềKHO 3. Đấy là chiếc chìa khóa kho mà ông nhân viên an ninh Nakamura tìm kiếm hồi nãy. Chắn hẳn khi bịbỏlại một mình trong phòng một lúc, Cà rốt thấy nó trong ngăn kéo bàn và đút ngay vào túi. Đầu óc cậu bé này bíẩn hơn tôi tưởng. Nó quảlà đứa trẻlạlùng.
Tôi cầm chiếc chìa đểlên lòng bàn tay, cảm thấy sức nặng của bao người đã thấm vào nó. Trước mắt tôi nó hiện ra khốn khổ, bẩn thỉu, ti tiện. Ngẫm nghĩ giây lát, tôi thảchiếc chìa xuống sông. Một tiếng tõm vọng lên. Sông không sâu nhưng nước đục nên chiếc chìa khóa biến mất tăm. Tôi và Cà rốt đứng sát bên nhau nhìn xuống nước một lúc. Không biết vì sao nhưng nó làm tôi có cảm giác vui vẻ, cơthểnhẹbẫng.
"Quá muộn đểlấy lại nó rồi," tôi nói với chính mình hơn là với cậu bé. "Thầy nghĩ là họcòn có một chiếc chìa khóa dựphòngởđâu đó. Sau cùng thì đấy là kho hàng quý của họmà."
Tôi chìa tay ra và Cà rốt nhẹnhàng nắm lấy. Tôi cảm nhận được những ngón tay mảnh khảnh, nhỏbé của nó trong tay mình. Một cảm giác tôi đã từng trải qua - không còn nhớởđâu - nhiều năm trước. Tôi siết chặt tay nó và hai thầy trò rảo bước vềnhà.
Khi chúng tôi bước vào nhà thì mẹnó đang ngồi đợi. Chịđã thay đồ, mặc áo khoác trắng không tay và váy xếp nếp. Cặp mắt chịsưng đỏ. Hẳn là chịđã khóc một mình sau khi vềtới nhà. Chồng chịcó một công ty bất động sảnởTokyo nên ngày nghỉvẫn thường vắng nhà, hoặc là đi làm việc, hoặc là đi chơi gôn. Chịdẫn Cà rốt vềphòng nóởtầng một, sau đó đưa tôi vào bếp thay vì vào phòng khách, và chúng tôi ngồi vào bàn ăn. Có lẽởđây chịdễnói chuyện hơn. Trong bếp có một tủlạnh to màu xanh lế, một cái bàn tròn đặtởgiữa, và một cửa sổsáng hướng vềphía Đông.
"Nó trông khá hơn lúc trước một chút," chịnói khẽ. "Chứkhi vừa thấy nóởphòng bảo vệtôi thật không biết phải làm gì. Tôi chưa baogiờnhìn thấy nó nhưvậy cả. Cứnhưnó đangởmột thếgiới nào khác."
"Chịkhông cần phải lo lắng đâu. Chỉcần có thời gian là nó sẽtrởlại bình thường. Tốt nhất bây giờchịđừng nói gì với nó cả. Cứđểnóởmột mình."
"Anh và cháu làm gì khi tôi đi?"
"Hai chúng tôi nói chuyện."
"Chuyện gì vậy?"
"Chuyện vặt thôi. Chủyếu là tôi nói. Không có gì quan trọng đâu."
"Anh uống chút nước lạnh nhé?"
Tôi lắc đầu.
"Tôi không biết nói chuyện với nó nhưthếnào nữa," chịnói. "Và cái cảm giácấy càng lúc càng mạnh hơn."
"Không cần phải ép mình nói chuyện với nó. Trẻem có thếgiới riêng của chúng. Khi nào nó muốn nói chuyện, nó sẽnói."
"Nhưng nó ít khi nói lắm."
Chúng tôi ngồi đối diện nhau hai bên bàn và cốtránh chạm vào người nhau trong khi nói chuyện. Cuộc nói chuyện này nghiêm túc đúng tinh thần thầy giáo gặp phụhuynh bàn việc của học sinh. Khi nói, bàn tay chịhết xoắn vào lại mởra, có lúc nắm chặt lại. Tôi nghĩ vềnhững điều mà đôi tay này của chịđã làm với tôi trên giường.
Tôi sẽkhông báo cáo chuyện này với nhà trường, tôi bảo chị. Tôi đã trò chuyện thân mật với nó, và nếu có điều gì xảy ra thì tựtôi sẽgiải quyết. Chịđừng lo nghĩ quá. Con chịlà một cậu bé ngoan ngoãn, thông minh, rồi thời gian sẽgiúp nó trưởng thành. Đây chỉlà một giai đoạn nó phải trải qua. Điều quan trọng nhất đối với chịlà phải bình tĩnh. Tôi chậm rãi, nhẹnhàng nhắc đi nhắc lại những điều vừa nói, cốt đểchịnghe rõ. Hình nhưthếchịbớt lo được phần nào.
Chịnói chịsẽlái xe chởtôi vềcăn hộcủa mìnhởKunitachi.
"Anh có nghĩ con trai tôi cảm thấy điều gì không?" Chịhỏi khi xe dừng lại trước đèn giao thông. Tất nhiên, ý chịmuốn nói tới quan hệgiữa hai chúng tôi.
Tôi lắc đầu. "Sao chịnói thế?"
"Khiởnhà một mình chờanh và nó về, tựnhiên tôi nghĩ vậy. Chẳng có bằng cớgì cả. Nhưng nó là đứa rất nhạy cảm, nên tôi tin là nó nhận biết được vợchồng tôi đang có vấn đề."
Tôi ngồi im. Chịcũng không nói gì thêm.
Chịcho xe đi vào bãi đậu ngay phía sau ngã ba nơi tòa nhà tôiởtọa lạc. Chịkéo phanh tay và tắt máy. Động cơim tiếng, máy điều hòa cũng tắt, một sựim lặng khó chịu bao trùm lên chiếc xe. Tôi biết chịmuốn tôi ôm lấy chịởđây ngay lúc này. Nghĩ tới tấm thân mềm mãi của chịdưới chiếc áo khoác miệng tôi trởnên khô khốc.
"Tôi nghĩ tốt hơn là chúng ta không nên gặp nhau nữa," tôi nói thẳng điều mình nghĩ.
Chịkhông nói gì. Tay vẫn đểtrên vôlăng, chịnhìn chằm chằm vềhướng cái đồng hồđo xăng. Gần nhưtất cảnhững biểu hiện trên khuôn mặt dần biến mất.
"Tôi đã suy nghĩ rất nhiều vềđiều này," tôi nói tiếp. "Tôi không nghĩ mình đúng là một phần nguyên nhân của vấn đề. Tôi không thểtìm ra cách giải quyết vấn đềnếu nhưtôi lại là một phần của vấn đề. Nhưthếtốt hơn cho mọi người."
"Mọi ngườiư?"
"Đặc biệt cho con trai chị."
"Cảcho anh nữa chứ?"
"Phải, tất nhiên rồi."
"Thếcòn tôi thì sao? Nó có bao gồm cảtôi không?"
Có chứ, tôi muốn nói vậy. Nhưng tôi không thểthốt ra lời. Chịtháo chiếc kính Raybans màu xanh sẫm ra, sau lại đeo vào.
"Nói ra điều này thật chẳng dễchút nào, nhưng nếu tôi không gặp anh nữa thì sẽthật khó khăn với tôi," chịnói.
"Tôi cũng cảm thấy khó khăn. Tôi rất muốn mọi việc cứdiễn ra nhưhiện nay. Nhưng nhưthếkhông đúng."
Chịthởdài.
"Đúng nghĩa là gì? Anh thửnói xem. Tôi thật sựkhông biết đúng là gì. Tôi biết cái gì là sai. Nhưng đúng là thếnào?"
Tôi không có câu trảlời thỏa đáng.
Có vẻnhưchịsắp khóc. Hay là sắp hét toáng lên. Nhưng rồi bằng cách nào đó chịkìm lại được. Các ngón tay chịbấu chặt vào vôlăng, mu bàn tay đỏửng cảlên.
"Hồi còn trẻai cũng thích nói chuyện với tôi," chịkể. "Nói đủthứ. Những câu chuyện hấp dẫn có, vui vẻcó, lạlùng có. Nhưng đến một lúc nhất định thì không ai nói gì với tôi nữa. Không một ai. Chồng không nói, con không nói, bạn bè không nói...Không ai cả. Nhưlà trênthếgian này không còn gì đáng nói nữa. Đôi khi tôi cảm thấy cơthểmình thành vô hình giống nhưanh có thểnhìn xuyên qua tôi."
Chịnhấc tay khỏi vôlăng và giơra trước mặt.
"Mặc dù không phải là anh sẽhiểu những điều tôi cốnói."
Tôi cốtìm lời lẽthích hợp đểđáp lại nhưng không tìm ra.
"Cámơn anh rất nhiều vềmọi chuyện xảy ra ngày hôm nay," chịnói khi bình tĩnh lại. Giọng chịgần nhưđã bình thường, bình tĩnh trởlại. "Một mình tôi thì không thểxoay xởđược. Thật khó khăn với tôi. May mà có anh đến giúp. Tôi rất biếtơn. Tôi nghĩ anh sẽlà một thầy giáo tuyệt với. Anh gần nhưđã trởthành nhưthếrồi."
Chịchâm chọc gì mình chăng? - tôi thầm nghĩ. Có thểlắm. Không - nhất định không.
"Chưa đâu chịạ," tôi nói. Chịkhẽnhếch mép cười. Cuộc nói chuyện của chúng tôi kết thúcởđó.
Tôi mởcửa xe bước ra ngoài. Cái nắng của chiều hè đã dịu đi đáng kể. Nhưng tôi cảm thấy khó thở, và khi tôi đứng đó, đôi chân tôi thật xa lạ. Chiếc Celica nổmáy và chịđi khỏi đời tôi vĩnh viễn. Chịhạkính xe xuống, vẫy nhẹtay chào tôi, tôi đưa tay chào đáp lại.
Quay lên phòng mình tôi cởi chiếc áo sơmiướt đẫm mồhôi cho vào máy giặt, rồi đi tắm, gội đầu. Xong xuôi tôi vào bếp, làm nốt bữa ăn đang chuẩn bịdởdang và ngồi ăn. Sau đó tôi thảmình vào ghếbành giởcuốn sách vừa mới lấy ra đọc. Nhưng tôi không đọc quá được năm trang. Gấp sách lại giữa chừng, tôi nghĩ một lúc vềSumire. Vềchiếc chìa khóa nhà kho tôi đã thảxuống dòng sông bẩn thỉu. Vềđôi tay chịbạn nắm chặt vôlăng. Quảlà một ngày dài, và nó cuối cùng đã kết thúc, chỉđểlại phía sau những kýức hỗn độn. Tôi đã tắm rửa kỳ cọhồi lâu mà mùi thuốc lá vẫn bám đầy cơthể. Tay tôi vẫn còn cảm giác rõ ràng nhưthểtôi đã vắt hết sựsống ra khỏi một cái gì đó.
Tôi đã làm điều đúng chăng?
Tôi không nghĩ thế. Tôi chỉlàm cái cần thiết cho tôi mà thôi. Đó là sựkhác biệt lớn. Mọi ngườiư? Chịấy hỏi. Có tôi trong đấy không?
Thực ra lúc đó tôi không phải nghĩ vềmọi người. Tôi chỉnghĩ vềSumire. Không phải vềtất cảnhững ngườiởđó hay tất cảchúng tôiởđây.
ChỉvềSumire, người khôngởđâu cả.

Chương 16
Tôi không nghe được chút gì từMiu kểtừkhi chúng tôi chia tay nhauởbến cảng trên hòn đảo Hy Lạp. Điều này khiến tôi thấy lạvì chịđã hứa là sẽliên lạc với tôi bất luận có tin gì mới vềSumire hay không. Tôi không thểtin là chịđã quên tôi; chịkhông phải loại người hứa rồi bỏđó. Chắc phải có chuyện gì khiến chịkhông liên lạc được với tôi. Tôi tính gọi điện cho chịnhưng mà nào tôi có biết tên thật, tên công ty hay địa chỉvăn phòng chị. Giống nhưMiu đã lo lắng, Sumire không đểlại một manh mối nào.
Điện thoại của Sumire cài máy trảlời tựđộng, nhưng ít lâu sau đãbịcắt. Tôi nghĩ đến việc gọi điện cho gia đình của cô. Nhưng tôi khôngbiết số, dù chịu khó tra cuốn danh bạđiện thoại Yokohama thì sẽtìm được sốđiện thoại phòng răng của bốcô. Nhưng tôi phân vân rồi thôi. Thay vào đó tôi đi vào thưviện tìm xem các báo ra tháng Tám. Có một mẩu báo nhỏvềcô, vềmột cô gái Nhật Bản hai mươi hai tuổi đi du lịchởHy Lạp và bịmất tích. Chính quyền sởtại đã điều tra, tìm kiếm cô. Nhưng không lần ra manh mối nào. Thếthôi. Tôi chẳng biết thêm tin gì mới. Khách du lịch ra nước ngoài vẫn thường có những người bịmất tích. Cô chỉlà một người trong sốđó.
Tôi thôi không theo dõi tin tức nữa. Cho dù lý do cô mất tích là gì, cho dù việc điều tra tiến hành ra sao, có một điều chắc chắn: nếu Sumire trởvềnhất định cô sẽliên lạc với tôi. Đấy là điều quan trọng nhất.
Tháng Chín đến và đi, mùa thu trôi qua trước khi tôi kịp nhận ra, và mùa đôngập tới. Ngày 2 tháng Mười một là sinh nhật lần thứhai mươiba của Sumire, còn ngày 9 tháng Mười hai là sinh nhật lần thứhai mươilăm của tôi. Năm mới đến và sau đó năm học kết thúc. Cà rốt không gây ra vụnào nữa, được lên lớp năm, vào năm học mới. Sau hôm đó tôi không bao giờnhắc lại với nó chuyện ăn cắp trong siêu thị. Cứmỗi lần gặp nó tôi lại thấy việc đó không cần thiết.
Do nó đã có một giáo viên mới nên tôi ít có dịp gặp mẹthằng bé - bạn gái cũ của tôi. Mọi điều đều đã qua chẳng còn gì nữa. Mặc dù đôi khi tôi lại nhớcồn cào làn daấm áp của chị, và tôi đã định nhấc máy gọi. Nhưng đến phút chót tôi lại thôi vì tôi nhớđến cảm giác vềchiếc chìa khóa nhà kho siêu thị. Vềbuổi chiều hèấy. Và vềbàn tay nhỏbé của Cà rốt trong tay tôi.
Mỗi khi gặp Cà rốtởtrường tôi vẫn không ngăn nổi ý nghĩ nó là đứa bé lạlùng. Tôi không đủsức hiểu được, những ý nghĩ nàoẩn sau bộmặt gầy guộc, bình thản của nó. Nhưng chắc chắn có những điều đang diễn ra dưới vẻngoài điềm nhiên đó. Và khi bịthúc đẩy, nó sẽdám hành động. Tôi còn có thểcảm nhận được cái gì đó rất sâu trong con người nó. Tôi tin mình đã đúng khi kểcho nó nghe những tình cảm thầm kín của mình khi hai thầy trò ngồi trong quán cà phê. Đó là điều tốt cho cảnó và tôi. Có lẽcho tôi nhiều hơn. Nói ra điều này có vẻhơi lạlùng, nhưngkhi đó nó đã hiểu tôi và chấp nhận tôi. Và thậm chí tha thứcho tôi. Ít nhất là trong chừng mực nào đó.
Những tháng ngày nào - những tháng ngày nhưvô tận của thời thanh thiếu niên - mà những đứa trẻnhưCà rốt phải trải qua đểthành người lớn? Thật không dễdàng cho chúng. Khoảng thời gian khó khăn sẽnhiều hơn khoảng thời gian dễdàng. Từkinh nghiệm riêng của mình, tôi có thểthấy trước sựđau đớn chúng phải trải qua. Liệu nó có yêu một ai đó không? Và liệu người đó có đáp lại tình yêu của nó? Tôi có lo nghĩ mấy cũng chẳng ích gì. Học hết tiểu học nó sẽhọc tiếp lên, sẽrời khỏi đây, và tôi sẽkhông bao giờgặp nó nữa. Vảlại tôi cũng đang có những vấn đềcủa riêng mình.
Tôi đi vào cửa hàng nhạc mua một đĩa Elisabeth Schwarzkopf hát các bài của Mozart và nghe đi nghe lại mãi. Tôi thích những bài ca êm đềm đó. Nhắm mắt nghe nhạc tôi nhưthấy mình trôi vềlại cái đêmấy trên hòn đảo Hy Lạp.
Ngoài một vài kýức rất sâu sắc, trong đó phải kểđến niềm ham muốn mãnh liệt vào cái ngày tôi giúp Sumire chuyển nhà, thì tất cảnhững gì mà cô đểlại chỉcòn là mấy bức thưdài và một cái đĩa mềm. Tôi đã đọc đi đọc lại các bức thưvà hai tài liệu ghi trong đĩa nhiều lần tới mức hầu nhưthuộc lòng chúng. Lần nào đọc tôi cũng lại thấy nhưtôi vàSumire đangởbên nhau, tâm hồn hai đứa hòa quyện vào nhau. Cảm giác đó sưởiấm trái tim tôi hơn bất kỳ thứgì khác. Giống nhưkhi bạn đang ngồi trên chuyến tàu đêm băng qua bình nguyên mênh mông chợt bắt gặp một ánh đèn nhỏbên cửa sổnhà một người nông dân. Thoáng chốc nó đã lại chìm sâu vào đêm tối và biến mất. Nhưng nếu bạn khép mắt lại thì điểm sáng đó vẫn còn lưu lại cùng bạn, rất hiếm hoi thôi, chỉtrong vài khoảng khắc.
Tôi thức giấc lúc nửa đêm và ra khỏi giường (đằng nào thì tôi cũng không ngủlại được), nằm xuống trường kỷvà tìm lại trong trí nhớhìnhảnh hòn đảo nhỏHy Lạp trong khi lắng nghe Schwarzkopf. Tôi nhớlại từng sựkiện một, lặng lẽlật giởtừng trang kýức của mình. Bãi biển vắng vẻdễchịu, quán cà phê ngoài trời tại bến cảng. Chiếc áo đẫm mồhôi của người hầu bàn.
Khuôn mặt nhìn nghiêng duyên dáng của Miu, mặt biển Địa Trung Hải lấp lánh nhìn từhàng hiên ra.
Bức tượng người anh hùng bất hạnh bịcọc đâm xuyên tại quảng trường thịtrấn. Và bản nhạc Hy Lạp tôi nghe thấy vọng từđỉnh đồi đêmấy. Tôi nhưsống lại với ánh trăng ma quái, tiếng vọng kỳ quái của thứnhạc đó. Với cảm giác tách lìa khỏi mình mà tôi đã trải qua khi được tiếng nhạc đánh thức. Với nỗi đau vô hình thù, phi thực, nhưcon dao nhọn dai dẳng chậm rãi đâm xuyên qua cơthểtôi.
Tôi cứnằm đó, nhắm mắt lại một lúc rồi mởra. Tôi lặng lẽhít vào rồi thởra. Một ý nghĩ đang dần hình thành trong đầu tôi, nhưng cuối cùng tôi lại chẳng nghĩ vềđiều gì cả. Không phải vì có sựkhác nhau lớn giữa hai việc đó, nghĩ và không nghĩ. Tôi thấy mình không còn phân biệt nổi cái này và cái kia, cái tồn tại và cái không tồn tại. Tôi nhìn ra cửa sổ. Trời đang dần sáng, mây trôi lững lờ, chim hót líu lo, một ngày mới đang đến, gom lại mọi ý nghĩ, tình cảm của những con người sống trên hành tinh này. Có một lần tại trung tâm Tokyo tôi thoáng thấy Miu. Đó là vào một ngày Chủnhậtấm áp giữa tháng Ba, khoảng sáu tháng sau khi Sumire biến mất. Những đám mây sà xuống che phủbầu trời, trông nhưthểtrời sẽmưa bất cứlúc nào. Mọi người đi đường đều cầm ô. Tôi đang trên đường đến thăm một người bà con sốngởtrung tâm và khi dừng lại chỗtrạm đèn giao thôngởHiroo, tại khoảng giữa các khu nhà cạnh cửa hàng Meidi-ya, tôi bắt gặp một chiếc Jaguar màu xanh nước biển đang lăn bánh giữa dòng xe cộđông đúc. Tôi đang ngồi trong taxi và chiếc Jaguarởlàn đường bên trái tôi.
Tôi đểý chiếc xe vì người lái là một phụnữcó bờm tóc trắng đầy kinh ngạc Nhìn từxa, mái tóc trắng của chịta tương phản rõ rệt với màu xanh sẫm của chiếc xe. Tôi chỉmới nhìn thấy Miu với tóc đen nên phải một lúc sau tôi mới nhập được Miu này với Miu tôi biết thành một người. Nhưng đấy đích thịlà chịấy. Chịvẫn đẹp nhưtôi vẫn nhớ, một vẻđẹp hiếm có và kỳ lạ. Mái tóc trắng đến nghẹt thởkhiến người ta phải tránh xa chịvà có một làn không khí dường nhưlà thần thoại bao quanh.
Nhưng Miu trước mặt tôi không phải người phụnữtôi đã vẫy tay tạm biệt tại bến cảng trên hòn đảo Hy Lạp. Chỉmới nửa năm trôi qua mà chịtrông đã ra một người khác. Tất nhiên tóc chịđã đổi màu. Nhưng khôngchỉlà thế.
Một cái vỏrỗng! Đấy là những từđầu tiên hiện ra trong óc tôi. Chịgiống nhưmột ngôi nhà rỗng không sau khi mọi người đã bỏđi cả. Một điều gì đó quan trọng - chính cái điều đã cuốn Sumire nhưmột cơnlốc, đã làm run rẩy trái tim tôi khi tôi đứng trên phà - đã biến khỏi Miu vĩnh viễn. Cái còn lại phía sau không phải là cuộc sống, mà là sựthiếu vắng cuộc sống. Không còn hơiấm của sựsống, mà là sựim lặng của kýức. Mái tóc bạc trắng của chịkhiến tôi không khỏi không nghĩ đến màu sắc của những bộxương người bịthời gian làm cho trắng hếu. Tôi lặng người một lúc.
Chiếc Jaguar Miu lái khi thì vượt lên chiếc taxi tôi đi, khi thì lùi lại phía sau, nhưng Miu không nhận thấy tôi đang quan sát chịởgần bên. Tôi không thểgọi chịđược. Tôi không biết phải nói gì, mà nếu có nói được, thì cửa xe Jaguar cũng đóng kín. Miu ngồi thẳng người, hai tay đặt lên vôlăng, chăm chú nhìn phía trước xe. Có thểchịđang cốtập trung suy nghĩ điều gì đó. Cũng có thểchịđang nghe bản "Art of the Fugue" trên máy nghe nhạc trong xe. Suốt quãng thời gian đó vẻmặt lạnh lùng, nghiêm khắc của chịkhông hềthay đổi, chịcũng hiếm khi chớp mắt. Cuối cùng đèn xanh cũng bật, chiếc Jaguar lao vềhướng Aoyama, đểlại phía sau chiếc taxi chởtôi chờrẽphải.
Vậy đó chính là cách sống của chúng ta. Bất kểsựmất mát tàn khốc và sâu sắc đến thếnào, bất kểnhững thứbịcướp khỏi chúng ta - những thứbịgiật khỏi tay chúng ta - quan trọng đến thếnào, ngay cảkhi chúng ta đã hoàn toàn thay đổi tới mức chỉcòn là một lớp da của chính mình trước đây, chúng ta vẫn tiếp tục sống cuộc sống của mình theo cách này, trong im lặng. Chúng ta kéo lại gần hết mức khoảng thời gian được dành cho chúng ta, rồi rời xa nó khi nó lùi lại phía sau. Cứlặp đi lặp lại hàng ngày tới mức điêu luyện cái động tác liên tục đó. Đểlại đằng sau một cảm giác trống rỗng vô biên.
Vì lý do gì đấy mà tuy đã quay vềNhật Bản nhưng Miu không thểliên lạc với tôi. Thay vào đó chịgiữim lặng, chôn chặt các kýức của mình, tìm một chốn xa xôi, hẻo lánhẩn thân. Đấy là tôi hình dung thế. Tôi không cho nhưvậy là trách cứchị. Mà tôi cũng không thù ghét chị.
Lúc này chợt hiện ra trước mắt tôi hìnhảnh bức tượng đồng của bốMiu tại một làng miền núi nhỏbéởTriều Tiên. Tôi hình dung ra một quảng trường nhỏ, một dãy nhà thấp và bức tượng đồng phủbụi. Nơi đâygió luôn thổi mạnh, vặn cong cây cối thành những hình thù kỳ dị. Chẳng hiểu sao trong tâm trí tôi bức tượng đồng đó và Miu với đôi tay đặt trên vôlăng chiếc Jaguar nhập vào thành một.
Có lẽởmột nơi xa xôi, tất cảmọi thứđã lặng lẽmất đi từlúc nào rồi. Hay ít ra là có một nơi yên tĩnh,ởđó mọi vật có thểbiến mất khi hòa lẫn vào nhau thành một hình thù đơn lẻ, chồng chéo. Và khi chúng ta sống cuộc sống của chúng ta là chúng ta khám phá - bằng cách kéo vềphía mình những sợi chỉmảnh gắn với mỗi người - những gì đã mất đi. Tôi nhắm mắt cốnhớlại xem trong rất nhiều những cái mất mát đẹp đẽkia, cái nào là của mình. Kéo chúng lại gần hơn, giữlấy chúng. Trong khi biết rằng cuộc sống của chúng đã trôi qua.
Tôi mơ. Đôi khi tôi nghĩ đó là điều đúng duy nhất cần làm. Mơtức là sống trong thếgiới của những giấc mơ, Sumire đã nói vậy. Nhưng việc đó không kéo dài được lâu. Sựtỉnh táo luôn luôn đến đưa tôi về.
Tôi thức giấc lúc ba giờsáng, bật đèn, ngồi dậy và nhìn chiếc điện thoại đểcạnh giường. Tôi hình dung cảnh Sumire đứng trong bốt điện thoại, châm thuốc và bấm sốmáy phòng tôi. Tóc cô rối tung, chiếc áo vét đàn ông to quá cỡ, tất thì lệch đôi. Cô tưlự, hơi bịsặc khói thuốc.
Phải mất một lúc lâu cô mới quay được đúng sốmáy. Đầu óc cô chất chứa nhiều chuyện muốn nói với tôi. Cô có thểnói chuyện đến tận sáng, ai biết được? Vềsựkhác nhau giữa biểu tượng và dấu hiệu chẳng hạn. Chiếc điện thoại của tôi có vẻnhưsắp rung lên. Nhưng nó khôngrung. Tôi nằm xuống nhìn chăm chăm vào chiếc điện thoại câm lặng.
Nhưng có một lần nó đã đổchuông. Nó thực sựđổchuông ngay trước mặt tôi. Làm cho bầu không khí của thếgiới thực sựrun rẩy, lung lay. Tôi cầm ngayống nghe.
"Alô?"
"Này, tớđã về" - Sumire nói. Rất bất chợt. Rất thực. "Không dễdàng, nhưng chẳng hiểu sao tớvẫn vềđược. Giống nhưbản tóm tắt trong năm mươi từtruyện Odyssey của Homer."
"Tốt lắm," tôi nói. Nhưng tôi vẫn bán tín bán nghi. Tôi đã nghe thấy giọng nói của cô. Chuyện đang xảy ra là thực.
"Tốt lắm?" Sumire nhắc lại lời tôi, và tôi gần nhưthấy được vẻmặt cô đang nhăn nhó. "Cậu nói thếlà ý chết tiệt gì vậy? Tớđã vượt qua cảmột địa ngục đáng nguyền rủa, cậu phải biết thế. Những trởngại tớphải vượt qua có đến hàng triệu, nếu đem tất cảra kểthì chẳng bao giờhết, tớđã vềđược đây, vậy mà cậu có thểnói với tớnhưthếsao? Tớnghĩ mình sắp khóc rồi. Nếu việc tớtrởvềlà không tốt, thì tớsẽbịbỏlạiởđâu đây? Tốt lắm. Tớkhông tin vào tai mình nữa. Hãy giữlấy câu cảm thán chân tình, dí dỏmấy cho các học sinh của cậu - khi cuối cùng chúng cũng biết làm phép toán sốhọc!"
"Bây giờcậu đangởđâu?"
"Tớởđâu á? Cậu nghĩ là tớởđâu?Ởtrong cái bốt điện thoại cũ kỹ, trung thành của chúng ta. Một cái bốt điện thoại hình vuông bẩn thỉu bên trong dán đầy quảng cáo của các hãng cho vay rởm và các dịch vụquay sốtrảtiền. Trên trời treo mảnh trăng bán nguyệt mờmờ, dưới sàn đầy mẩu thuốc lá. Nhìn xung quanh thì chán ngắt, chẳng có gì sưởiấm lòng. Một cái bốt điện thoại có thểhoán đổi được, hoàn toàn mang tính ký hiệu. Nhưng nó nằmởđâu? Tớkhông biết đích xác. Mọi vật xung quanh đều quá mang tính ký hiệu, và cậu biết tớrồi còn gì. Đến quá nửa thời gian tớkhông biết mình đangởđâu. Tớkhông chỉhướng được. Các tài xếtaxi luôn luôn hét vào mặt tớ: "Này quý cô, cô đang cốđi đến cái nơi quái quỷnào vậy?" Có lẽtớkhôngởxa cậu quá đâu. Tớnghĩ là rất gần thôi."
"Tớsẽđến đón cậu."
"Tớthích thế. Tớsẽcoi mình đangởđâu rồi gọi lại cho cậu. Dù sao, tớcũng gọi sắp hết tiền lẻrồi. Đợi chút nhé."
"Tớmuốn gặp cậu kinh khủng." tôi nói.
"Tớcũng vậy, rất muốn gặp cậu. Khi không thểgặp cậu được nữa tớmới hiểu ra điều đó. Nó rõ ràng nhưlà các hành tinh bỗng nhiên xếp hàng diễu hành trước mặt tớ. Tớthực sựcần cậu. Cậu là một phần của tớ; tớlà một phần của cậu. Cậu còn nhớởđâu đó -ởđâu tớkhông chắc nữa - tớđã định cắt họng một cái gì đấy. Mài sắc dao, tim sắt đá. Một cách biểu tượng, giống nhưlàm cổng thànhởTrung Hoa. Cậu hiểu tớnói gì chứ?"
"Tớnghĩ là hiểu."
"Vậy thì đến đây đón tớđi."
Đột nhiên điện thoại cắt. Vẫn cầmống nghe trong tay, tôi nhìn chằm chằm nó hồi lâu. Dường nhưbản thân chiếc điện thoại là một thông điệp quan trọng, dường nhưhình thù và màu sắc của nó có chứa đựng một ý nghĩaẩn giấu bên trong. Hồi tĩnh lại, tôi đểống nghe vềchỗ. Tôi ngồi dậy trên giường chờchuông reo lần nữa. Tựa lưng vào tường, tôi chú tâm vào cái điểm duy nhất trong không gian nằm trước mặt tôi, và hít thởchậm rãi, nhẹnhàng. Tôi canh chừng các điểm nối giữa các khoảng thời gian. Điện thoại không reo. Một bầu im lặng tuyệt đối treo lơlửng trong không trung. Nhưng tôi không vội vàng. Không cần phải hấp tấp. Tôi đã sẵn sang. Tôi có thểđi đến bất kỳ đâu.
Đúng vậy không?
Đúng thế!
Tôi ra khỏi giường. Tôi kéo tấm màn cũ kỹ, phai màu sang một bên và mởcửa sổ. Tôi thò đầu ra ngoài nhìn lên trời. Trên trời đúng là có mảnh trăng bán nguyệt mờmờ. Tốt! Nhưvậy là cảhai chúng tôi cùng nhìn mảnh trăng này, cùngởtrong thếgiới này. Chúng tôi nối với thực tại bằng cùng một sợi chỉ. Bây giờtôi chỉviệc lặng lẽkéo sợi chỉđó vềphía mình.
Tôi xòe các ngón tay ra và chăm chú nhìn vào hai lòng bàn tay, tìm kiếm vết máu. Không có vết nào. Không có mùi máu, không có máu đông. Chắc hẳn máu theo cách lặng lẽriêng của nó đã thấm vào trong.


HẾT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét